Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tuần 11

 A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

 - Nắm được định nghĩa của danh từ

 B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.

 1. Kiến thức:

 - Các tiểu loại danh từ chỉ sự vật : Danh từ chug và danh từ riêng.

 - Quy tắc viết hoa danh từ riêng.

 2. Kĩ năng :

 - Nhận biết danh từ chung và danh từ riêng

 - Viết hoa danh từ riêng đúng quy tắc.

 3. Thái độ:

 - Nghiêm túc trong giờ học.

C. PHƯƠNG PHÁP.

 - Vấn đáp, thảo luận.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

 1. ổn định :

 2. Kiểm tra bài cũ: ? kiểm tra 15 phút :

Câu hỏi

 Câu 1. Danh từ có những đặc điểm gì ? ( 3đ)

 Câu 2. Gạch dưới chân các danh từ trong đọan văn sau : ( 7đ)

 “Mã Lương lấy bút ra vẽ một con chim. Chim tung cánh bay lên trời, cất tiếng hót líu lo. Em vẽ tiếp một con cá. Cá vẫy đuôi trườn xuống sông, bơi lội trước mắt em” (Cây bút thần)

 

doc7 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 1082 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tuần 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn HS luyện tập
 Bài 1:
 HS : Đọc và làm bài tập 1:
 GV :Nhận xét . 
 - Danh từ riêng 
 HS: Lên bảng viết .
 Bài 2 : GV gợi ý HS giải thích lý do . 
 Bài 3 : HS về nhà làm . 
I. TÌM HIỂU CHUNG :
 1.Danh từ chung và danh từ riêng.
 * Ví dụ 
 - Danh từ chung: Vua, công ơn, tráng sĩ, đền thờ, làng, xã, huyện
=> Là tên gọi một loại sự vật.
 - Danh từ riêng: Phù Đổng Thiên Vương, Gióng, Phù Đổng Gia Lâm, Hà nội 
=> Là tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương.
 * Nhận xét: - Danh từ chung không viết hoa.
 - Danh từ riêng viết hoa.
2. Quy tắc viết các danh từ riêng 
 + Tên người, tên địa lý Việt Nam:Viết hoa chữ cái đầu mỗi tiếng: ví dụ: Mai ,Lan, Hà Nội.
 + Tên người, tên địa lý nước ngoài :viết hoa chữ cái đầu mỗi tiếng có gạch nối:ví dụ: Ai-ma-Tốp, Mat-Xcơ-Va
 + Tên các cơ quan , tổ chức, giải thưởng:chữ cái đầu tiên mỗi chữ: ví dụ: Đảng Cộng Sản Việt Nam , Bằng Khen,..
* Ghi nhớ ( SGK ) 
II. LUYỆN TẬP : 
BT1. Tìm danh từ chung, danh từ riêng . 
 - Danh từ chung : Ngày, miền, đất, nước, thần, nòi, rồng, con trai, tên . 
 - Danh từ riêng : Lạc Việt, Bắc Bộ , Long Nữ, Lạc Long Quân 
BT2. Các từ in đậm: Chim, Mây, Hoa => danh từ riêng gọi tên riêng của sự vật cá biệt . 
BT3. Làm ở nhà
E. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
 * Bài học :
 - Đặt câu có sử dụng danh từ chung và danh từ riêng.
 * Bài soạn:
 - Soạn bài “ Luyện nói kể chuyện ”
F. RÚT KINH NGHIỆM :
Ngày soạn: 26/10/2012
Ngày dạy: ..................
Tiết 42: TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1/. Về kiến thức: Giúp HS:
 Khắc sâu hơn kiến thức dã học về thể loại truyện cổ tích, kiểu nhận vật của truyện cổ tích.
2/. Về kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng làm bài kiểm tra trắc nghiệm.
3/. Về giáo dục: Cận thận hơn khi làm bài
II/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Kể lại truyện Thầy bói xem voi? Cho biết bài học và ý nghĩa của truyện?
3. Bài mới: Gv giới thiệu bài: Tiết 28 các em đã làm bài kiểm tra văn 1 tiết. Hôm nay thầy sẽ trả bài để các em thấy được mức độ hiểu bài của mình so với chuẩn kiến thức. Qua đó các em chủ động tích cực trong học tập để nâng cao kết quả học tập.
1. Nhận xét chung
a) Ưu điểm
* Phần trắc nghiệm: Đa số các em làm bài trắc nghiệm rất tốt, nhiều em đạt được điểm tối đa.
* Phần tự luận:
- Đa số các em xác định được dễ dành về truyện và cách tóm tắt truyện .
- Biết kể theo cách riêng của mình.
- Bài viết rõ ràng các phần.
- Nhiều em viết bài tốt, diễn đạt hay.
- Các em đạt điểm cao cụ thể như em: Chuyền, Lệ, Thu, Như Quỳnh ....
b) Khuyết điểm
- Một số em làm phần trắc nghiệm không đầy đủ, khoanh không đúng yêu cầu.
- Một số em không nhớ về truyện cho nên viết lộn xộn hoặc lạc đề đặc biệt là các em dân tộc Mường.
- Lỗi chính tả, lỗi dùng từ đặt câu còn nhiều.
- Khi làm một bài văn các em thường không tách ra các đoạn văn, các phần của một văn bản.
2. Giải bài kiểm tra (đáp án tiết 27)
3. Trả bài kiểm tra và giải đáp thắc mắc của học sinh.
4. GV chọn một số bài tốt đọc trước lớp để các HS khác tham khảo.
Hướng dẫn tự học
- Hoàn thành bài viết vào vở.
- Chuẩn bị bài: Luyện nói kể chuyện. Gv chia nhóm cho HS chọn đề, Yêu cầu về lập dàn ý. Gv cho tài liệu để Hs tham khảo chuẩn bị bài nói.
4. Dặn dò: Về nhà xem lại bài; chuẩn bị bài: Luyện nói kể chuyện (đề số 4)
Rút kinh nghiệm: ....................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 26/10/2012
Ngày dạy: ..................
Tiết 43: Taäp laøm vaên: LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN
 A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
 - Nắm chắc kiến thức đã học về văn tự sự: chủ đề, dàn bài , đoạn văn, lời kể và ngôi kể trong văn tự sự
 - Biết trình bày diễn đạt để kể một câu chuyện của bản thân
 B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
 1. Kiến thức:
 - Chủ đề, dàn bài, đoạn văn, lời kể và ngôi kể trong văn tự sự
 - Yêu cầu của việc kể một câu chuyện của bản thân.
 2.Kĩ năng: 
 a. Kĩ năng chuyên môn
 - Lập ý và trình bày rõ ràng, mạch lạc một câu chuyện của bản thân trước lớp.
 b. Kĩ năng sống 
- Suy nghĩ sáng tạo, nêu vấn đề, tìm kiến và xử lí thông tin, để kể chuyện .
- Giao tiếp ứng xử trình bày trình bày suy nghĩ,ý tưởng để kể các câu chuyện phù hợp với mục đích giao tiếp
 3.Thái độ: Giáo dục HS ý thức cố gắng, nghiêm túc bình tĩnh, tự tin khi trình bày trước lớp.
C. PHƯƠNG PHÁP.
 - Vấn đáp, thảo luận.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
 1. ổn định : 
 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra việc chuẩn bị bài viết ở nhà theo nhóm của học sinh .
3. Bài mới: 
 * Giới thiệu bài: Để giúp chúng ta làm bài viết hoàn chỉnh hay chúng ta có kỹ năng lập dàn bài .Lập dàn bài là những kỹ năng vô cùng quan trọng .Từ dàn bài phát triển thành văn nói cũng cực kỳ quan trọng . Để tập thói quen diễn đạt, tự tin, bình tĩnh khi đứng trước tập thể, chúng ta có thể luyện nói 
Hoạt động của GV - HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động I: Củng cố kiến thức: GV yêu cầu HS nhắc lại những kiến thức đã học về thể loại tự sự : chủ đề, dàn bài, đoạn văn, lời kể và ngôi kể trong văn tự sự.
 Chuẩn bị :GV hướng dẫn HS chuẩn bị dàn bài cho một trong các đề .
GV ghi lại đề bài lên bảng
HS tập nói trước tổ nhóm 10 phút. 
Học sinh trình bày dàn bài đã chuẩn bị trước tổ.
-> Gọi HS nhận xét bổ sung .
Ú GV lưu ý: HS có thể chọn ngội thứ ba hoặc ngôi 1 hoặc chọn cách kể theo thời gian hoặc không gian hoặc theo mạch hồi tưởng của người kể 
Hoạt động II: Luyện nói trước lớp.
* HS :
-Lớp phó học tập điều khiển các bạn trong lớp luyện nói.
-HS khác lắng nghe và nhận xét phần trình bày của các bạn .
-Nhận xét về những ưu nhược điểm và những điểm cần khắc phục trong phần trình bày.
Ú GV: GV theo dõi và nhận xét sửa chữa lối dùng từ , đặt câu, cách diễn đạt. Tuyên dương những bài nói hay ,sáng tạo.
Lưu ý :
+Nghi thức lời nói kết hợp với thái độ, cử chỉ thích hợp khi kể miệng.
+ Nói to, rõ ràng, nhìn thẳng vào người nghe, chú ý kể diễn cảm: không nói như đọc thuộc lòng .
GV gọi mỗi tổ một đại diện lên trình bày trước lớp? HS cả lớp nhận xét, bổ sung .
GV nhận xét, uốn nắn, sửa chữa, cho điểm.
I. Củng cố kiến thức : thể loại tự sự: chủ đề, dàn bài.đoạn văn, lời kể và ngôi kể trong văn tự sự.
1.Chuẩn bị: 
Đề bài : Kể lại một cuộc thăm hỏi gia đình liệt sĩ thương binh , neo đơn.
* Dàn ý: 
 a. Mở bài : 
- Nhân dịp nào đi thăm 
- Ai tổ chức ? Đoàn gồm những ai ? 
- Dự định đến thăm gia đình nào ? Ở đâu 
 b. Thân bài : 
- Chuẩn bị gì cho cuộc đi thăm 
- Tâm trạng của em trước cuộc đi ?
- Trên đường đi ? Đến nhà liệt sĩ ? Quang cảnh gia đình 
- Cuộc gặp gỡ thăm hỏi diễn ra như thế nào? - Lời nói? Việc làm? Quà tặng?
- Thái độ lời nói của các thành viên trong gia đình liệt sĩ?
c. Kết bài: Ra về? Ấn tượng về cuộc đi?
II.Luyện nói trước lớp 
 E. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
 - Nhận xét giờ tập nói :về sự chuẩn bị .về kết quả và quá trình tập nói của HS .
 - Về cách nhận xét bạn nói của HS.
 - Dựa vào các bài tham khảo để điều chỉnh bài nói của mình.
 - Chuẩn bị bài “Cụm danh từ” .
F. RÚT KINH NGHIỆM :
..........................................................................................................
Ngày soạn: 26/10/2012
Ngày dạy: ..................
Tiết 44: Tiếng Việt: CỤM DANH TỪ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
 - Nắm được đặc điểm của cum danh từ.
 B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
 1. Kiến thức:
 - Nghĩa của cụm danh từ.
	- Chức năng ngữ pháp của cụm danh từ.
	- Cấu tạo đầy đủ của cụm danh từ.
	- Ý nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau trong cụm danh từ.
 2.Kĩ năng: 
	- Đặt câu có sử dụng cụm danh từ.
 3.Thái độ: Giáo dục HS ý thức tôn trọng và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt .
C. PHƯƠNG PHÁP.
 - Vấn đáp, thảo luận.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
 1. ổn định : 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
Câu 1 : Thế nào là danh từ chung, danh từ riêng ? Cho ví dụ cụ thể ? 3(đ)
Câu 2 : Nêu cách viết danh từ riêng ? Cho ví dụ ? 
 Đáp án và biểu điểm
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
- Là tên gọi một loại sự vật.
 Vua, công ơn, tráng sĩ, đền thờ, làng, xã, huyện
- Là tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương.
Phù Đổng Thiên Vương, Gióng, Phù Đổng Gia Lâm, Hà nội 
5 đ
Câu 2
+ Tên người, tên địa lý Việt Nam:Viết hoa chữ cái đầu mỗi tiếng: ví dụ: Mai ,Lan, Hà Nội.
 + Tên người, tên địa lý nước ngoài :viết hoa chữ cái đầu mỗi tiếng có gạch nối:ví dụ: Ai-Ma-Tốp, Mat-Xcơ-Va
 + Tên các cơ quan , tổ chức, giải thưởng:chữ cái đầu tiên mỗi chữ: ví dụ: Đảng Cộng Sản Việt Nam , Bằng Khen,..
5đ
3. Bài mới: 
 * Giới thiệu bài: Các em vừa tìm hiểu khái niệm và phân loại danh từ . Cụm danh từ có đặc điểm gì ? Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu .
Hoạt động của GV - HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động I: Cụm danh từ 
+ GV gọi HS đọc ví dụ 1 SGK . GV ghi ví dụ lên bảng . 
+ Hãy chỉ ra các danh từ trong ví dụ trên ? 
+ Những từ ngữ in đậm trong câu bổ sung ý nghĩa cho những từ nào ? 
+ Các từ ngữ ấy gọi là phụ ngữ . Các phụ ngữ cùng với các danh từ mà nó bổ nghĩa cho cụm danh từ 
+ Ví dụ gồm mấy cụm danh từ ?
+HS so sánh các cách nói rồi rút ra nhận xét về nghĩa của cụm danh từ so với nghĩa của danh từ?
Tìm một cụm danh từ . Đặt câu với cụm danh từ ấy rồi rút ra nhận xét về hoạt động trong câu của cụm danh từ so với một danh từ.
=>Vậy cụm danh từ là gì ? 
Hoạt động II: Cấu tạo của cụm danh từ.
+ HS đọc ví dụ SGK
+ Hãy xác định các cụm danh từ trong ví dụ trên ?
+ Liệt kê các từ ngữ phụ thuộc đứng trước và đứng sau danh từ trong các cụm danh từ trên ? 
- Hãy sắp xếp chúng lại thành loại ?
+ Cho biết phụ ngữ đứng trước bổ nghĩa cho phần trung tâm về mặt nào ? (ý nghĩa về số và lượng )
+ Các phụ ngữ đứng sau bổ nghĩa cho danh từ trung tâm về mặt nào ? (nêu lên đặc điểm của sự vật mà danh từ biểu thị hoặc xác định vị trí của sự vật ấy trong không gian hay thời gian ).
- Hãy d

File đính kèm:

  • docTuan 11.doc
Giáo án liên quan