Bài kiểm tra viết bài tập làm văn số 3 môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Đồng Lạc (Có đáp án)

Đề bài: Kể về thầy giáo (cô giáo) của em (người quan tâm lo lắng và động viên em học tập)

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 3

(Văn tự sự)

a. Mức tối đa:

Học sinh đạt các yêu cầu:

* Hình thức: (2,0 điểm)

- Xây dựng được tình huống truyện hợp lí, đặc sắc để giới thiệu nhân vật, kể về nhân vật.

- Chọn ngôi kể phù hợp.

- Thứ tự kể (Xuôi theo trình tự thời gian)

 Ngược: nhân vật xuất hiện trong nhiều tình huống khác nhau

- Đảm bảo bố cục ba phần, biết trình bày theo chủ đề, ngắt đoạn theo hệ thống sự việc.

- Bài viết không sai lỗi diễn đạt, lỗi chính tả, dùng từ. . .

- Văn viết trôi chảy, diễn đạt lưu loát.

- Trình bày sạch sẽ, không tẩy xóa.

 * Nội dung: (8,0 điểm)

 

doc4 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 155 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài kiểm tra viết bài tập làm văn số 3 môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Đồng Lạc (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS ĐỒNG LẠC
TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI
BÀI KIỂM TRA NĂM HỌC 2017 - 2018
MÔN NGỮ VĂN 6
Tuần 12 - Tiết 46+ 47: Tập làm văn
 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 
(Văn tự sự)
Đề bài: Kể về thầy giáo (cô giáo) của em (người quan tâm lo lắng và động viên em học tập)
TRƯỜNG THCS ĐỒNG LẠC
TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 3
(Văn tự sự)
a. Mức tối đa:
Học sinh đạt các yêu cầu:
* Hình thức: (2,0 điểm)
- Xây dựng được tình huống truyện hợp lí, đặc sắc để giới thiệu nhân vật, kể về nhân vật.
- Chọn ngôi kể phù hợp.
- Thứ tự kể (Xuôi theo trình tự thời gian) 
 Ngược: nhân vật xuất hiện trong nhiều tình huống khác nhau 
- Đảm bảo bố cục ba phần, biết trình bày theo chủ đề, ngắt đoạn theo hệ thống sự việc.
- Bài viết không sai lỗi diễn đạt, lỗi chính tả, dùng từ. . .
- Văn viết trôi chảy, diễn đạt lưu loát.
- Trình bày sạch sẽ, không tẩy xóa.
	* Nội dung: (8,0 điểm)
- Viết đúng kiểu bài Tự sự.
- Nội dung: Kể về thầy (cô giáo ).
+ Chọn được những sự việc tiêu biểu để kể, làm nổi rõ hình ảnh người thầy (cô giáo) của em (người quan tâm lo lắng và động viên em học tập)
+ Đặc điểm về hình dáng, tính cách.
+ Tình cảm của thầy, cô với học sinh, với bản thân em
- Xác định đúng ngôi kể thứ nhất và biết kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm. 
- HS có thể có nhiều cách kể khác nhau nhưng cần đảm bảo được các yêu cầu sau: 
	1. Mở bài: 
- Giới thiệu chung về thầy (cô)
- Ấn tượng của mình về thầy (cô)
	2-Thân bài: 
+ Kể vài nét về hình dáng, tính cách, thói quen của thầy (cô) trong cuộc sống đời thường.
+ Kể về thầy cô trong giảng dạy: 
- Lời giảng: nhẹ nhàng, truyền cảm, rõ ràng, khúc chiết, dễ hiểu ...
- Thái độ:ân cần, nhiệt tình mà nghiêm khắc ...
- Phong cách giảng dạy : khoa học, cuốn hút .
- Kể về thầy cô trong tình cảm với học sinh: Gần gũi, quan tâm, lo lắng như người mẹ hiền 
+ Kể một kỉ niệm nhỏ với riêng em:
- Năm lớp mấy?
- Mình là học sinh như thế nào (cá biệt, nghịch ngợm hay chăm ngoan )
- Thầy (cô) với mình như thế nào ?
- Kết quả ra sao? 
3-Kết bài: Tình cảm, cảm xúc với thầy (cô): yêu quí, kính trọng, biết ơn , 
Mức chưa tối đa: Chưa đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về nội dung và hình thức nêu trên (Giáo viên linh hoạt trong cách cho điểm)
Mức không đạt: Không làm bài hoặc làm lạc đề. 
TRƯỜNG THCS ĐỒNG LẠC
TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI

File đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_viet_bai_tap_lam_van_so_3_mon_ngu_van_lop_6_nam.doc
Giáo án liên quan