Giáo án Lịch sử lớp 8 - Tiết: 35, 36 - Bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến

A/ MỤC TIÊU:

 1/ Kiến thức: Giúp học sinh nắm được:

- Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam (sâu xa và trực tiếp)

- Quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam (Chiến sự ở Đà Nẵng và Gia Định)

- Phong trào kháng chiến của nhân dân trong những năm đầu khi Pháp tiến hành xâm lược, triều đình nhu nhược, chống trả yếu ớt, đã ký điều ước cắt 3 tỉnh Đông Nam Kỳ cho Pháp, nhưng nhân dân quyết tâm kháng chiến.

- Nhân dân ta đứng lên chống Pháp ngay từ những ngày đầu chống xâm lược Đà Nẵng, 3 tỉnh miền Đông, 3 tỉnh miềnTây quần chúng nhân dân là thế lực hiệu quả nhất ngăn chặn sự xâm lược của thực dân Pháp

 2/ Tư tưởng: Bản chất tham lam tàn bạo của thực dân; Tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta, ý chí thống nhất đất nước.

 3/ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ, nhận xét nội dung từ tranh hình lịch sử

 

doc4 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1326 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 8 - Tiết: 35, 36 - Bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần hai: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1858 ĐẾN NĂM 1918
Chương I CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP TỪ NĂM 1858 ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XIX
Tiết: 35 & 36 	Bài 24 CUỘC KHÁNG CHIẾN TỪ NĂM 1858 ĐẾN 1873
A/ MỤC TIÊU:
 1/ Kiến thức: Giúp học sinh nắm được: 
- Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam (sâu xa và trực tiếp)
- Quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam (Chiến sự ở Đà Nẵng và Gia Định)
- Phong trào kháng chiến của nhân dân trong những năm đầu khi Pháp tiến hành xâm lược, triều đình nhu nhược, chống trả yếu ớt, đã ký điều ước cắt 3 tỉnh Đông Nam Kỳ cho Pháp, nhưng nhân dân quyết tâm kháng chiến. 
- Nhân dân ta đứng lên chống Pháp ngay từ những ngày đầu chống xâm lược Đà Nẵng, 3 tỉnh miền Đông, 3 tỉnh miềnTây quần chúng nhân dân là thế lực hiệu quả nhất ngăn chặn sự xâm lược của thực dân Pháp 
 2/ Tư tưởng: Bản chất tham lam tàn bạo của thực dân; Tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta, ý chí thống nhất đất nước.
 3/ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ, nhận xét nội dung từ tranh hình lịch sử
B/ THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC: Bản đồ hành chính Việt Nam, các trung tâm kháng chiến ở Nam Kì
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 1/ Ổn định, kiểm tra:
 2/ Giới thiệu bài mới:
 3/ Dạy bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI
* Hoạt động 1: Cá nhân 
GV: Dùng bản đồ Việt Nam để giới thiệu địa danh Đà Nẵng. Tại sao thực dân Pháp xâm lược Việt Nam?
HS: Trả lời nội dung sgk 
GV: Tại sao thực dân Pháp phải lấy Đà Nẵng làm điểm khởi điểm cho việc xâm lược
HS: Suy nghĩ trả lời
GV: Dùng bản đồ để minh hoạ vấn đề này và giải thích
- Tình hình chiến sự ở Đà Nẵng diễn ra ntn?
HS: Trả lời nội dung sgk 
GV: Nhân dân ta kháng chiến chống Pháp ntn?
GV: Hướng dẫn HS trả lời trên bản đồ
HS: Trả lời nội dung sgk 
* Hoạt động 2: Cả lớp
GV- Vì sao Pháp kéo quân vào Gia Định?
 HS suy nghĩ trả lời
GV: * Nam Kì là kho gạo của triều đình → chiếm Nam Kì: Cắt đứt kho gạo; Đánh sang Campuchia
 * Pháp phải hành động ngay vì Anh đang ngấp nghé ở Sài Gòn
- Chiến sự ở Gia Định diễn ra ntn?
HS: Dựa vào sgk trình bày
GV: Sau khi mất thành: Nhân dân chống Pháp ntn?
Triều đình chống Pháp ra sao
HS: Nhân dân quyết tâm kháng chiến chống Pháp. Triều đình chỉ thủ hiểm ở Chí Hoà
GV: Nhấn mạnh, phân tích giảng giải ý HS
- Thực dân Pháp tấn công Đại đồn Chí Hoà ntn?
GV: Hướng dẫn HS xem hình 84. Quân Pháp tấn công đại Đồn Chí Hoà → Trả lời sgk 
- Pháp chiếm Định Tường (12-4-1861) Biên Hoà (16-12-1861) Vĩnh Long (23-3-1862)
GV: Trước tình hình đó triều đình Huế đã làm gì?
HS: Kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất ngày 5-6-1862
GV: Tại sao triều đình Huế lại kí điều ước này
HS: Nhân nhượng Pháp để giữ lấy quyền lợi giai cấp và dòng họ
GV: Cho biết nội dung của Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862)
HS: Dựa vào sgk trình bày nội dung 
GV: Sơ kết ý: Đây là văn kiện bán nước đầu tiên của nhà Nguyễn cho Pháp → độc lập, chủ quyền dân tộc bị xâm phạm
* Hoạt động 1: Cá nhân (Tiết 2)
GV: Dùng bản đồ Việt Nam. Yêu cầu HS xác định những địa danh nổ ra phong trào khởi nghĩa của nhân dân ta ở Đà Nẵng và 3 Tỉnh Đông Nam Kỳ. Hãy cho biết thái độ của nhân dân ta khi Pháp xâm lược Đà Nẵng?
HS: Nhân dân ta rất căm phẫn nhiều toán nghĩa binh đã nổi dậy kết hợp với quân triều đình chống Pháp
GV: Dẫn chứng tư liệu sgk + sgv để minh hoạ
GV: Pháp đánh Gia Định, phong trào khởi nghĩa ở đây ra sao?
HS: Phong trào khởi nghĩa sôi nổi hơn: 
GV: Em biết gì về cuộc khởi nghĩa của Trương Định?
HS: HS kể lại theo hiểu biết của mình + sgk
GV: Giải thích thêm và khẳng định cuộc khởi nghĩa đã làm cho thực dân Pháp “thất điên, bát đảo”. Hình 85 sgk 
GV: Sau khi cuộc khởi nghĩa Trương Định thất bại phong trào khởi nghĩa ở Nam Bộ phát triển ra sao?
HS: Phong trào tiếp tục dưới sự lãnh đạo của Trương Quyền
GV: Tổng kết ý ở Nam kỳ hình thành cách đánh giặc có hiệu quả của Nguyễn Trung Trực “Đánh pháo thuyền” → làm cho Pháp ăn không ngon, ngủ không yên
* Hoạt động 2: Nhóm
GV: Hãy cho biết tình hình nước ta sau Hiệp ước 1862?
HS: Triều đình ra sức đàn áp phong trào chống Pháp; Cử phái đoàn sang Pháp điều đình chuộc lại 3 tỉnh miền Đông 
GV: Cử Phan Thanh Giản và Lâm duy Hiệp 
- Thực dân Pháp chiếm 3 Tỉnh miền Tây ntn?
HS: Dựa vào sgk trả lời
GV: Xác định 3 tỉnh miền Tây trên bản đồ và giải thích thêm nhà Nguyễn đã vô tình “Vạch áo cho người xem lưng → Pháp lợi dụng sự nhu nhược đó mà chiếm 3 Tỉnh miền Tây không cần nở một phát súng
GV: Sau khi 3 tỉnh miền Tây rơi vào tay giặc phong trào kháng chiến của nhân dân tỉnh Nam Kỳ phát triển ntn?
HS: Dựa vào nội dung sgk trả lời
GV: Phong trào kháng chiến ở 3 Tỉnh Miền đông và miền Tây Nam Kỳ khác nhau ntn? Thảo luận
GV: Chốt ý: - Giống: Phát triển sôi nổi, điều khắp ở những nơi thực dân Pháp xâm lược 
- Khác nhau: + Phong trào 3 Tỉnh miền Đông sôi nổi và quyết liệt hơn; Hình thành trung tâm kháng chiến lớn: Trương Định, Võ Duy Dương;
+ 3 Tỉnh miền Tây: không có những trung tâm kháng chiến lớn 
GV: Vì sao có sự khác nhau đó?
HS: Trả lời theo hiểu biết của mình
GV: Pháp rút kinh nghiệm từ 3 Tỉnh miền Đông chúng thành lập hệ thống chính quyền ở miền Đông sang áp đặt ở miền Tây nên phong trào kháng chiến ở miền Tây khó khăn hơn
I/ Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam:
1/ Chiến sự ở Đà Nẵng những năm 1858-1859:
a/ Nguyên nhân
 + Giữa thế kỷ XIX các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước phương Đông
 + Pháp lấy kế bảo vệ đạo Gia Tô 
 + Triều đình Nguyễn bạc nhược
b/ Chiến sự ở Đà Nẵng 
- Sáng 1-9-1858 Pháp nổ súng xâm lược nước ta
- Dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Tri Phương bước đầu ta đã thu được thắng lợi 
2/ Chiến sự ở Gia Định năm 1859:
- Ngày 17-2-1859 Pháp tấn công Gia Định. Quân triều đình chống trả yếu ớt, ngày 24-2-1861 Pháp tấn công Đại Đồn Chí Hòa thất thủ → Pháp đánh rộng ra các tỉnh Nam Kỳ
- Triều đình Huế ký với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862)
- Nội dung: (SGK)
II/ Cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1858 đến năm 1873:
1/ Kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ:
a/ Tại Đà Nẵng: Nhiều toán nghĩa binh nổi dậy kết hợp với quân đội triều đình chống Pháp
b/ Tại Gia Định và ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ: - Phong trào diễn ra sôi nổi: điển hình là khởi nghĩa Nguyên Trung Trực; Trương Định
- Khởi nghĩa của Trương Quyền ở Tây Ninh, kết hợp với người Cam-pu-chia chống Pháp
2/ Kháng chiến lan rộng ra 3 Tỉnh miền Tây Nam Kỳ
- Triều đình tìm mọi cách đàn áp phong trào chống Pháp
- Cử một phái đoàn sang Pháp chuộc lại 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ nhưng không thành
- Tháng 6-1867, không cần nổ một phát súng, Pháp chiếm gọn 3 tỉnh Miền Tây
- Nhân dân Nam kì nổi dậy khởi nghĩa khắp nơi
 4/ Củng cố:
- Nguyên nhân thựuc dân Pháp xâm lược nước ta. Thực dân Pháp xâm lược nước ta ntn?
- Tại sao triều đình Huế ky Hiệp ước Nhâm Tuất 5-6-1862?
 - Em tự tìm hiểu, đọc một đoạn thơ kháng chiến của Nguyễn Đình Chiểu mà em biết?
 5/ Hướng dẫn tự học:
 a/ Bài vừa học: Như đã củng cố
 b/ Bài sắp học:
 Dặn dò HS đọc trước và soạn bài 25

File đính kèm:

  • doclich_su_lop_8_bai_24_7325.doc
Giáo án liên quan