Đề kiểm tra định kỳ cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Tân Tiến (Có đáp án)

Học sinh chọn một trong hai đề sau:

Đề 1. Kể lại một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về người có tấm lòng nhân hậu.

Đề 2. Hãy tả một đồ chơi hoặc một đồ dùng học tập mà em thích nhất.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Thúy Anh | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 215 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra định kỳ cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Tân Tiến (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN GIA LỘC
TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN TIẾN
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I 
MÔN TIẾNG VỆT - LỚP 4
NĂM HỌC 2020 - 2021
 Thời gian: 80 phút (không kể thời gian đọc thành tiếng và giao đề) 
(Học sinh làm ra giấy kiểm tra, không làm vào đề)
A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
1. Đọc thành tiếng: (3 điểm) 
2. Đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt (7 điểm) (35 phút) 
Học sinh đọc thầm bài đọc sau:
CÂU CHUYỆN VỀ CHỊ VÕ THỊ SÁU
Vào năm mười hai tuổi, Sáu đã theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng. Mỗi lần được các anh giao nhiệm vụ gì Sáu đều hoàn thành tốt. Một hôm, Sáu mang lựu đạn phục kích giết tên cai Tòng - một tên Việt gian bán nước ngay tại xã nhà. Lần đó, Sáu bị giặc bắt. Sau gần ba năm tra tấn, giam cầm, giặc Pháp đưa chị ra giam ở Côn Đảo.
Trong ngục giam, chị vẫn hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng vào ngày chiến thắng của đất nước. Bọn giặc Pháp đã lén lút đem chị đi thủ tiêu, vì sợ các chiến sĩ cách mạng trong tù sẽ nổi giận phản đối. Trên đường ra pháp trường, chị đã ngắt một bông hoa còn ướt đẫm sương đêm cài lên tóc. Bọn chúng kinh ngạc vì thấy một người trước lúc hi sinh lại bình tĩnh đến thế. Tới bãi đất, chị gỡ bông hoa từ mái tóc của mình tặng cho người lính Âu Phi. Chị đi tới cột trói: mỉm cười, chị nhìn trời xanh bao la và chị cất cao giọng hát.
Lúc một tên lính bảo chị quỳ xuống, chị đã quát vào mặt lũ đao phủ: “Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ”.
Một tiếng hô: “Bắn”.
Một tràng súng nổ, chị Sáu ngã xuống. Máu chị thấm ướt bãi cát.
	(Trích trong quyển Cẩm nang đội viên)
Ghi lại chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất và hoàn thành các bài tập sau theo yêu cầu!
Câu 1 (0,5 điểm). Chị Sáu tham gia hoạt động cách mạng năm bao nhiêu tuổi? 
 A. Mười lăm tuổi	 B. Mười sáu tuổi C. Mười hai tuổi	
Câu 2 (0,5 điểm). Chị Sáu bị giặc bắt và giam cầm ở đâu? 
 A. Ở đảo Phú Quý	 B. Ở Côn Đảo	 C. Ở Pháp
Câu 3 (0,5 điểm). Vì sao chị Sáu bị giặc Pháp bắt giữ?
A. Vì chị mang lựu đạn phục kích giết tên cai Tòng.
B. Vì chị rất căm ghét giặc Pháp.
C. Vì chị luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Câu 4 (0,5 điểm). Đối diện trước cái chết, chị Sáu thể hiện thái độ thế nào? 
A. Lo lắng, sợ sệt. B. Nổi giận phản đối. 	
 C. Bình tĩnh, vui vẻ, kiên cường. 
Câu 5 (1 điểm). Qua bài đọc, em thấy chị Võ Thị sáu là người như thế nào? 
Câu 6 (0,5 điểm). Trong câu “Trên đường ra pháp trường, chị đã ngắt một bông hoa còn ướt đẫm sương đêm cài lên tóc.” có các động từ là:
 A. ra, đã, ngắt, cài 
 B. ra, đã, ngắt, ướt đẫm 
 C. trên, đã, ngắt, cài
Câu 7 (0,5 điểm). Ghi lại các tính từ đó trong câu: “Trong ngục giam, chị vẫn hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng vào ngày chiến thắng của đất nước”.
Câu 8 (1 điểm). Vị ngữ trong câu sau: “Vào năm mười hai tuổi, Sáu đã theo anh trai hoạt động cách mạng.” là:
hoạt động cách mạng B. đã theo anh trai 
 C. đã theo anh trai hoạt động cách mạng
Câu 9 (1 điểm). Chữ viết của bạn em gần đây đã tiến bộ hơn trước. Hãy đặt câu hỏi để khen bạn.
Câu 10 (1 điểm). Viết một từ thuộc chủ điểm “Có chí thì nên” và đặt câu với từ đó.
B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
1. Chính tả (2 điểm) (15 phút)
Nghe - viết: Cây bút máy (Tiếng Việt 4 - Tập 1 - Trang 170)
 (Đoạn: Mở nắp ra  cất vào cặp.)
2. Tập làm văn (8 điểm) (35 phút)
Học sinh chọn một trong hai đề sau:
Đề 1. Kể lại một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về người có tấm lòng nhân hậu.
Đề 2. Hãy tả một đồ chơi hoặc một đồ dùng học tập mà em thích nhất.
------------------- Hết ------------------
UBND HUYỆN GIA LỘC
TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN TIẾN
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I 
MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 4
 NĂM HỌC 2020 - 2021
A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm
1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói: 3 điểm 
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1,0 điểm
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1,0 điểm 
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn (bài) đọc: 1 điểm
2. Đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt: 7 điểm
Câu
Đáp án
Điểm
1
C
0,5
2
B
0,5
3
A
0,5
4
C
0,5
5
Chị Sáu là người rất yêu đất nước, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù 
1
6
A
0,5
7
- Các tính từ là: hồn nhiên, vui tươi 
0,25/từ
8
C
1
9
- Đặt câu đúng YC, nghĩa trong sáng, viết hoa chữ cái đầu câu, cuối câu có dấu chấm hỏi, chữ viết đúng chính tả. (VD: Sao chữ cậu dạo này tiến bộ (đẹp) thế ?)
- Nếu đầu câu không viết hoa, cuối câu không có dấu câu, không có từ nghi vấn trừ 0,25 điểm/lỗi.
1
10
* Tìm từ đúng chủ đề (Ví dụ: quyết tâm, nghị lực, quyết chí,)
* Đặt câu đúng YC, nghĩa trong sáng, viết hoa chữ cái đầu câu, cuối câu có dấu câu, chữ viết đúng chính tả. 
Nếu đầu câu không viết hoa, cuối câu không có dấu câu, trừ 0,25 điểm/lỗi.
0,5
0,5
B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
1. Chính tả (2 điểm).
- Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp: 1 điểm. Tùy theo chữ viết, cách trình bày của HS, GV cho điểm theo các mức: 1; 0,5; 0
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi) được: 1 điểm
HS sai 6 - 8 lỗi được: 0,75 điểm
	HS sai 9 - 10 lỗi được: 0,5 điểm
	HS sai trên 10 lỗi được: 0 điểm
2. Tập làm văn: 8 điểm.
- HS viết được bài văn theo đúng yêu cầu của đề bài, bố cục chặt chẽ, đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài; độ dài bài viết khoảng 12 câu trở lên.
1. Mở bài: 1 điểm. Giới thiệu trực tiếp hoặc gián tiếp.
2. Thân bài: 4 điểm.
* Nội dung: 1,5 điểm.
 ND thể hiện rõ đặc trưng của mỗi kiểu bài. Căn cứ vào nội dung bài viết của HS, GV cho điểm theo các mức: 1,5; 1,0; 0,5; 0.
* Kĩ năng: 1,5 điểm.
 Viết đúng câu ngữ pháp, sắp xếp các ý hợp lí, diễn đạt mạch lạc. Tùy theo cách viết câu, diễn đạt của HS, GV cho điểm theo các mức: 1,5; 1,0; 0,5; 0.
* Cảm xúc: 1 điểm. 
 Bài viết có sử dụng những từ ngữ hoặc câu văn thể hiện cảm xúc giữa người tả với đối tượng miêu tả hoặc ngược lại. Tùy theo cách ứng dụng từ ngữ, cách thể hiện cảm xúc của HS. GV cho điểm theo các mức: 1,0; 0,75; 0,5; 0,25 ; 0.
3. Kết bài: 1 điểm. 
 HS nêu được cảm nghĩ hoặc nhận xét của mình về người, vật được nhắc tới trong bài văn.
4. Chữ viết, chính tả: 0,5 điểm. Chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, mắc không quá 5 lỗi.
5. Dùng từ, đặt câu: 0,5 điểm.
 HS biết dùng một số từ gợi tả, gợi cảm, viết câu có hình ảnh, cảm xúc.
6. Sáng tạo: 1 điểm
 Bài viết có sử dụng các biện pháp nghệ thuật (so sánh, nhân hóa, ), lời văn tự nhiên. Tùy theo bài làm của HS, GV cho điểm theo các mức: 1,0; 0,75; 0,5; 0,25 ; 0.
--------- Hết ---------

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ky_cuoi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_4_nam_h.doc
Giáo án liên quan