Đề kiểm tra 45 phút học kỳ I môn Sinh học 7 - Năm học 2010- 2011

PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM (2 điểm)

Khoanh tròn đầu câu trả lời đúng nhất.

1- Trong các dại diện sau của ngành ruột khoang , đại diện nào có lối sống di chuyển?

A- San hô B- Sứa C- Hải quỳ D- San hô và hải quỳ

2- Động vật nguyên sinh có điểm nào giống với ruột khoang?

A- Sống tự do hay tập đoàn

B- Đều sống trong môi trường nước

C- Sinh sản vô tính hay hữu tính

D- Cả A, B và C

3- Hệ thần kinh của giun đốt thuộc kiểu ?

A- Thần kinh hình ống B- Thần kinh chuỗi hạch

C- Thần kinh mạng lưới D- Thần kinh hình sao

4- Đặc điểm nào sau đây không phải của ngành giun tròn?

A- Cơ thể phân tính

B- Di chuyển nhờ chi bên

C- Có khoang cơ thể chưa chính thức

D- Kí sinh chỉ ở một vật chủ

PHẦN 2: TỰ LUẬN (8 điểm)

Câu 1: (4 điểm)

Trình bày các hình thức sinh sản của thủy tức?

Câu 2 (1 điểm)

Loại san hô nào là nguyên liệu để làm đồ trang trí , trang sức? Cành san hô thường để dùng trang trí là bộ phận nào của cơ thể san hô?

Câu 3 : (3 điểm)

- Vì sao nói giun đất là bạn của nhà nông?

- Vì sao khi trời mưa gin đất thường phải chui lên mặt đất?

 

 

doc6 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 552 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 45 phút học kỳ I môn Sinh học 7 - Năm học 2010- 2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT KÌ I
MÔN SINH HỌC 7 ( NĂM HỌC 2010- 2011 )
PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
Khoanh tròn đầu câu trả lời đúng nhất.
1- Trong các dại diện sau của ngành ruột khoang , đại diện nào có lối sống di chuyển?
A- San hô	B- Sứa	C- Hải quỳ	D- San hô và hải quỳ
2- Động vật nguyên sinh có điểm nào giống với ruột khoang?
A- Sống tự do hay tập đoàn
B- Đều sống trong môi trường nước
C- Sinh sản vô tính hay hữu tính 
D- Cả A, B và C
3- Hệ thần kinh của giun đốt thuộc kiểu ? 
A- Thần kinh hình ống	B- Thần kinh chuỗi hạch
C- Thần kinh mạng lưới 	D- Thần kinh hình sao 
4- Đặc điểm nào sau đây không phải của ngành giun tròn?
A- Cơ thể phân tính
B- Di chuyển nhờ chi bên
C- Có khoang cơ thể chưa chính thức 
D- Kí sinh chỉ ở một vật chủ 
PHẦN 2: TỰ LUẬN (8 điểm)
Câu 1: (4 điểm)
Trình bày các hình thức sinh sản của thủy tức?
Câu 2 (1 điểm)
Loại san hô nào là nguyên liệu để làm đồ trang trí , trang sức? Cành san hô thường để dùng trang trí là bộ phận nào của cơ thể san hô?
Câu 3 : (3 điểm)
- Vì sao nói giun đất là bạn của nhà nông?
- Vì sao khi trời mưa gin đất thường phải chui lên mặt đất?
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA 45 PHÚT KÌ I
MÔN SINH HỌC 7 ( NĂM HỌC 2010- 2011 )
PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
Mỗi ý đúng 0,5 điểm
 1- B 	2-A	3- B	4-B
PHẦN 2: TỰ LUẬN (8 điểm)
Câu 1: (4 điểm)
* Sinh sản vô tính :
+ Mọc chồi : Thủy tức mẹ mọc chồi , chồi con có đầy đủ tua miệng và tự kiếm được thức ăn , tách khỏi cơ thể mẹ có thể độc lập.
+ Tái sinh : Có khả năng tái sinh lại toàn vẹn cơ thể từ một phần cơ thể cắt ra.
* Sinh sản hữu tính:
-Tế bào trứng được tinh trùng của thủy tức khác đến thụ tinh tạo thành hợp tử, rồi thành thủy tức con. 
Câu 2 (1 điểm)
- Loại san hô làm nguyên liệu để làm đồ trang trí , trang sức là san hô đá.
- Đó là bộ xương san hô bàng đá vôi.
Câu 3 : (3 điểm)
- Giun đất trong quá trình đào hang làm đất tơi xốp , tăng độ phì nhiêu cho đất , tiết chất nhầy làm mềm đất , phân giun có cấu trúc hạt tròn làm đất tăng độ tơi xốp và thoáng khí.
- Giun đất hô hấp qua da , do vậy khi bị ngập nước phải chui lên mặt đất để hô hấp.
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT KÌ I
MÔN SINH HỌC 7 ( NĂM HỌC 2010- 2011 )
PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
Khoanh tròn đầu câu trả lời đúng nhất.
1- Động vật nguyên sinh là những động vật:
A- Có cơ thể chỉ là một tế bào.
B- Cơ thể chỉ là một tế bào nhưng thực hiện đầy đủ chức năng của một cơ thể sống.
C- Gây hại cho con người.
D- Có ích cho con người.
2- Thực vật và trùng roi giống nhau ở đặc điểm nào?
A- Tự dưỡng, dị dưỡng , có diệp lục , có nhân.
B- Tự dưỡng, có diệp lục, có nhân.
C- Tự dưỡng, có lục lạp, có ti thể, có nhân.
D- Dị dưỡng, có diệp lục, có nhân.
3- Trùng kiết lị khác với trùng biến hình ở điểm nào?
A- Chỉ ăn hồng cầu	B- Có chân giả
C- Tiêu hóa nội bào	D- Có nhân
4- Đặc điểm nào sau đây là của ngành giun dẹp?
A- Cơ thể xoang giả, đối xứng hai bên
B- Cơ thể xoang, đối xứng tỏa tròn.
C- Chưa có thể xoang, đối xứng tỏa tròn .
D- Chưa có thể xoang, đối xứng hai bên.
PHẦN 2: TỰ LUẬN (8 điểm)
Câu 1: (3 điểm)
Nêu những đặc điểm chung của ngành ruột khoang?
Câu 2 (5 điểm)
Trình bày vòng đời của sán lá gan ?
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT KÌ I
MÔN SINH HỌC 7 ( NĂM HỌC 2010- 2011 )
PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
Mỗi ý đúng 0,5 điểm
 1- B 	2-B	3- A	4-D
PHẦN 2: TỰ LUẬN (8 điểm)
Câu 1: (3 điểm)
Đặc điểm chung của ngành ruột khang: Đối xứng tỏa tròn, ruột dạng túi , thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào.
-Cơ thể đều có tế bào gai để tự vệ và tấn công.
Câu 2 (5 điểm)
- Sán lá gan đẻ trứng theo phân ra ngoài gặp nước nở thành ấu trùng có lông bơi kí sinh trong ốc ruộng sinh sản thành ấu trùng có đuôi bám vào cây cỏ thủy sinh trở thành kén sán . Trâu bò ăn phải nhiễm sán lá gan.
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT KÌ I
MÔN SINH HỌC 7 ( NĂM HỌC 2010- 2011 )
PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
Khoanh tròn đầu câu trả lời đúng nhất.
1- Động vật nào hô hấp bằng hệ thống ống khí phân nhánh thông với các lỗ thở ở hai bên thành bụng?
A- Ốc sên	B- Tôm	C- Nhện	D- Châu chấu
2- Đặc điểm cơ bản để phân biệt giun tròn với giun đốt là :
A- Cơ thể phân đốt
B- Cơ thể có ống tiêu hóa phân hóa.
C- Chưa có hệ tuần hoàn.
D- Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch 
3- Đặc điểm nào sau đây không đúng với trùng sốt rét?
A- Kích thước nhỏ hơn hồng cầu.
B- Dinh dưỡng bằng cách nuốt hồng cầu.
C- Kí sinh trong máu người.
D- Gây bệnh sốt rét cách nhật.
4- Những đặc điểm chung của ngành chân khớp là:
A- Vỏ kitin che chở bên ngoài và là chỗ bám cho cơ.
B- Phần phụ phân đốt, các đốt khớp động với nhau.
C- Phát triển và tăng trưởng gắn liền với sự lột xác.
D- Cả A, B và C 
PHẦN 2: TỰ LUẬN (8 điểm)
Câu 1: (3 điểm)
Nêu những đặc điểm chung của ngành thân mềm ?
Câu 2 (5 điểm)
Nêu đặc điểm di chuyển , sinh sản của châu chấu? Đặc điểm nào của châu chấu khác với giáp xác và hình nhện?
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT KÌ I
MÔN SINH HỌC 7 ( NĂM HỌC 2010- 2011 )
PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
Mỗi ý đúng 0,5 điểm
 1- D 	2-A	3- B	4-D
PHẦN 2: TỰ LUẬN (8 điểm)
Câu 1: (3 điểm)
-Thân mềm không phân đốt.
-Có vỏ đá vôi (trừ mực , bạch tuộc)
- Có khoang áo phát triển.
-Hệ tiêu hóa phân hóa.
Cơ quan di chuyển đơn giản.
Câu 2 (5 điểm)
Di chuyển: Bò bằng 3 đôi chân hoặc nhảy bằng đôi chân sau.
- Để di chuyển nhanh và xa hơn châu chấu bay bằng cánh.
* Đẻ trứng thành ổ dưới đất, trứng nở châu chấu non chưa đủ cánh lột xác nhiều lần thành châu chấu trưởng thành đó là biến thái không hoàn toàn.
* Châu chấu có cơ thể gồm 3 phần (đầu , ngực, bụng) , giáp xác và hình nhện cơ thể chia 2 phần ( đầu ngực và bụng )

File đính kèm:

  • docĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT KÌ I sinh 7.doc