Giáo án môn Sinh học Lớp 7 - Tiết 43: Lớp chim - Chim bồ câu

I/Mục tiêu: Sau bài này,HS phải:

1/ Kiến thức: Trình bày được đặc điểm đời sống , cấu tạo ngoài của chim bồ câu.

Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn.

Phân biệt được kiểu bay lượn và bay vỗ cánh.

2/Kĩ năng : Rèn kĩ năng quan sát tranh; kĩ năng hoạt động nhóm.

II/Đồ dùng dạy học:

 +GV: Tranh phóng to H. 41.1;41.2 SGK.

 +HS: Kẻ sẵn bảng 1 và 2 vào vở bài tập.

III/Tiến trình dạy học:

-Kiểm tra bài cũ: Nêu các đặc điểm chung của lớp bò sát.

+Hoạt động 1: Tìm hiểu về đời sống của chim bồ câu.

• Mục tiêu: Hiểu được đặc điểm đời sống của chim bồ câu; Trình bày được đặc điểm sinh sản của chim bồ câu

• Cách tiến hành:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

 - GV yêu cầu HS thảo luận:

+ Cho biết tổ tiên của chim bồ câu nhà?

+Đặc điểm đời sống của chim bồ câu?

+Đặc điếm sinh sản của chim chim bồ câu?

+So sánh sự sinh sản của thằn lằn và chim bồ câu?

-GV chốt lại kiến thức, tiểu kết.

+Hiện tượng ấp trứng và nuôi con có ý nghĩa gì ? HS đọc thông tin SGK tr.135 ; → thảo luận tìm đáp án.

+Bay giỏi.

+Thân nhiệt ổn định.

- Vài HS khái quát kiến thức

-Các HS khác nhận xét, bổ sung.

*Tiểu kết: Đời sống: Sống trên cây; bay giỏi.

 Tập tính làm tổ. Là động vật hằng nhiệt

 *Sinh sản: Thụ tinh trong; trứng có nhiều noãn hoàng; có vỏ đá vôi.

 Có hiện tượng ấp trứng, nuôi con bằng sữa diều.

 +Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo ngoài và di chuyển.

• Mục tiêu : giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của chim thích nghi sự bay.

• Cách tiến hành:

a/Cấu tạo ngoài:

 

doc2 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 300 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học Lớp 7 - Tiết 43: Lớp chim - Chim bồ câu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần .
Tiết 43
 Ngày soạn: .
 Ngày dạy: ..
LỚP CHIM
CHIM BỒ CÂU
I/Mục tiêu: Sau bài này,HS phải: 
1/ Kiến thức: Trình bày được đặc điểm đời sống , cấu tạo ngoài của chim bồ câu.
Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn.
Phân biệt được kiểu bay lượn và bay vỗ cánh.
2/Kĩ năng : Rèn kĩ năng quan sát tranh; kĩ năng hoạt động nhóm.
II/Đồ dùng dạy học:
	+GV: Tranh phóng to H. 41.1;41.2 SGK. 
	+HS: Kẻ sẵn bảng 1 và 2 vào vở bài tập. 
III/Tiến trình dạy học:
-Kiểm tra bài cũ: Nêu các đặc điểm chung của lớp bò sát.
+Hoạt động 1: Tìm hiểu về đời sống của chim bồ câu.
Mục tiêu: Hiểu được đặc điểm đời sống của chim bồ câu; Trình bày được đặc điểm sinh sản của chim bồ câu
Cách tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
 - GV yêu cầu HS thảo luận:
+ Cho biết tổ tiên của chim bồ câu nhà?
+Đặc điểm đời sống của chim bồ câu?
+Đặc điếm sinh sản của chim chim bồ câu?
+So sánh sự sinh sản của thằn lằn và chim bồ câu?
-GV chốt lại kiến thức, tiểu kết.
+Hiện tượng ấp trứng và nuôi con có ý nghĩa gì ?
HS đọc thông tin SGK tr.135 ; → thảo luận tìm đáp án.
+Bay giỏi.
+Thân nhiệt ổn định.
- Vài HS khái quát kiến thức
-Các HS khác nhận xét, bổ sung. 
*Tiểu kết: Đời sống: Sống trên cây; bay giỏi.
	 Tập tính làm tổ. Là động vật hằng nhiệt 
	 *Sinh sản: Thụ tinh trong; trứng có nhiều noãn hoàng; có vỏ đá vôi.
	 Có hiện tượng ấp trứng, nuôi con bằng sữa diều.
 +Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo ngoài và di chuyển.
Mục tiêu : giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của chim thích nghi sự bay.
Cách tiến hành:
a/Cấu tạo ngoài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
HS quan sát H41.1 SGK, nghiên cứu thông tin → nêu đặc điểm cấu tại ngoài của chim bồ câu.
-GV gọi một số HS lên Trình bày đặc điểm câu tạo ngoài trên tranh.
- GV yêu cầu HS hoàn thành bảng 1 tr. 135 SGK
gọi vài HS lên điền vào bảng phụ
-GV sửa sai cho HS.
HS quan sát kĩ hình; nêu được các đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu về tân, cổ, mỏ; chi; lông
- Vài HS khái quát kiến thức
-Các HS khác nhận xét, bổ sung. 
Các nhóm thảo luận → tìm các đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi với sự bay → điền vào bảng
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
*Tiểu kết Đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với sự bay:
Đặc điểm của cấu tạo
Đặc điểm cấu tạo thích nghi với sự bay
Thân :Hình thoi
Chi trước: Cánh
Chi sau: 3 ngón trước; 1 ngón sau
Lông ống: Có các sợi lông làm thành phiến mỏng 
Long bông: có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp.
Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng.
Cổ: Dài khớp đầu với thân 
Giảm sức cản không khí khi bay
Quạt gió( Động lực của sự bay) , cản không khhí khi hạ cánh.
Giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh 
Làm cho cánh chim khi dang ra tạo nên một diện tích rộng.
Giữ nhiệt, làm cho cơ thể nhẹ
Làm đầu chim nhẹ
Phát huy tác dụng giác quan , bắt mồi, rỉa lông.
 b/Di chuyển:
Cách tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
-GV yêu cầu HS quan sát kĩ hình 41.3, 41.4 SGK
+Nhận biết kiểu bay lượn và kiểu bay vỗ cánh 
- GV yêu cầu HS hoàn thành bảng 1.
GV gọi vài HS nhắc lại các kiểu bay
GV chốt lại kiến thức, tiểu kết.
HS thu nhận thông tin qua hình; nắm được các động tác:
Bay lượn và bay vỗ cánh
Thảo luận nhóm hoàn thành bảng 2
Đáp án: Bay vỗ cánh: 1,5
 Bay lượn: 2,3,4 
*Tiểu kết Chim có 2 kiểu bay: Bay lượn; bay vỗ cánh 
IV/Kiểm tra, đánh giá :
 *Vài HS đọc phần kết luận ở SGK
	Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn?
 	Nối cột A với cột B sao cho phù hợp các đặc điểm :
Cột A
Cột B
Đáp án
A.Kiểu bay vỗ cánh
B.Kiểu bay lượn
1-cánh đập liên tục
2-cánh đập chậm rãi, không liên tục
3-bay chủ yếu dựa vào động tác vỗ cánh
4-bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của không khí và hướng thay đổi của các luồng gió.
A-1;3
B-2;4
V/Dặn dò: 
Học bài theo nội dung bài ghi và SGK.
Trả lời các câu hỏi và làm bài tập 1, 2, 3, tr.137 ở SGK.
Đọc mục :Em có biết?
Chuẩn bị trước bài Thực hành ; kẻ sẵn bảng tr.139 vào vở bài tập .
VI/Rút kinh nghiệm sau khi dạy:

File đính kèm:

  • docT43.doc