Giáo án môn Sinh học Lớp 7 - Tuần 1

THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT ĐA DẠNG , PHONG PHÚ

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Nêu được thế giới động vật đa dạng, phong phú về loài và môi trường sống.

- Xác định được Việt Nam là nứơc có đa dạng động vật cao.

- Rèn luyện kỹ năng quan sát thu nhận kiến thức từ hình vẽ

- Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm và làm việc với SGK

- Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của thế giới.

II- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

 Tranh phóng to hình 1.1-1.4 SGK

III- TỔ CHỨC DẠY HỌC

1. Ổn định lớp

2. KTBC

3. Bài Mới

* Hoạt động 1: Tìm hiểu sự đa dạng và phong phú về số lượng cá thể

GV HS

Cho HS đọc thông tin SGK trước I . Hỏi :

 

? Động vật sống ở đâu ?

Yêu cầu các em đọc tiếp tục thông tin SGK

Trả lời câu hỏi trong SGK

? Hãy kể tên các loài động vật được thu thập khi :

+ Kéo một mẻ lưới trên biển

+ tát một ao cá

+ Đom đó qua một đêm ở đầm hồ

? Hãy kể tên các động vật tham gia vào bản giao hưởng thường cất lên suốt đêm hè trên cánh đồng quê nước ta .

Yêu cầu các em lại tiếp tục đọc thông tin và trả lời câu hỏi của GV : Các em hãy chứng minh động vật phong phú về số lượng ? và giống vật nuôi ?

 

 

 

 

 

Các em sẽ kết luận được kết luận gì về loài và số lượng cá thể ? Đọc thông tin và thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:

 sống ở khắp nơi trên hành tinh

 

 

 

 tuỳ từng nơi

 

 

 các động vật có cơ quan phát ra âm thanh như ếch nhái, ễnh ương và các sâu bọ có cơ quan phát ra âm thanh như các loài dế, cào cào, sẻ sành

 VD những đàn châu chấu bay di cư như những đám mây, những đàn bướm trắng hàng ngàn con ở rừng Cúc Phương, hàng triệu con Hồng hạc bên bờ hồ ở vùng xích đạo Châu Phi

 gà rừng nhỏ , loài người thuần hóa và nuôi dưỡng được những con gà nhà to khoẻ, khác với tổ tiên về màu lông, kích thước , chiều cao

 

doc5 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 563 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học Lớp 7 - Tuần 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
TIẾT 1
BÀI 1: 
THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT ĐA DẠNG , PHONG PHÚ
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC 
- Nêu được thế giới động vật đa dạng, phong phú về loài và môi trường sống.
- Xác định được Việt Nam là nứơc có đa dạng động vật cao.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát thu nhận kiến thức từ hình vẽ 
- Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm và làm việc với SGK
- Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của thế giới.
II- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
	Tranh phóng to hình 1.1-1.4 SGK 
III- TỔ CHỨC DẠY HỌC 
1. Ổn định lớp 
2. KTBC 
3. Bài Mới 
* Hoạt động 1: Tìm hiểu sự đa dạng và phong phú về số lượng cá thể 
GV
HS
Cho HS đọc thông tin £ SGK trước I . Hỏi :
? Động vật sống ở đâu ? 
Yêu cầu các em đọc tiếp tục thông tin SGK 
Trả lời câu hỏi trong s SGK
? Hãy kể tên các loài động vật được thu thập khi :
+ Kéo một mẻ lưới trên biển 
+ tát một ao cá
+ Đom đó qua một đêm ở đầm hồ
? Hãy kể tên các động vật tham gia vào bản giao hưởng thường cất lên suốt đêm hè trên cánh đồng quê nước ta .
Yêu cầu các em lại tiếp tục đọc thông tin và trả lời câu hỏi của GV : Các em hãy chứng minh động vật phong phú về số lượng ? và giống vật nuôi ? 
Các em sẽ kết luận được kết luận gì về loài và số lượng cá thể ?
Đọc thông tin và thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:
ª sống ở khắp nơi trên hành tinh 
ª tuỳ từng nơi 
ª các động vật có cơ quan phát ra âm thanh như ếch nhái, ễnh ương và các sâu bọ có cơ quan phát ra âm thanh như các loài dế, cào cào, sẻ sành
ª VD những đàn châu chấu bay di cư như những đám mây, những đàn bướm trắng hàng ngàn con ở rừng Cúc Phương, hàng triệu con Hồng hạc bên bờ hồ ở vùng xích đạo Châu Phi
ª gà rừng nhỏ , loài người thuần hóa và nuôi dưỡng được những con gà nhà to khoẻ, khác với tổ tiên về màu lông, kích thước , chiều cao 
KẾT LUẬN :
Giới động vật vô cùng đa dạng , phong phú với khoảng 1.5 triệu loài; từ nhiều loài có số lượng lớn đến nhiều loài có số lượng ít ; chúng có kích thứơc khác nhau : bé nhỏ như động vật đơn bào ( kích thước hiển vi) nhưng cũng có loài rất lớn như cá voi xanh 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu đa dạng về môi trường sống 
GV 
HS 
Yêu cầu HS quan sát tranh phóng to hình 1.3-1.4 SGK và nghiên cứu £ SGK để thực hiện lệnh sSGK
Gợi ý : quan sát kỹ hình 1.4 SGK để xác định các động vật ở nước và cạn .
?Đặc điểm nào giúp chim cánh cụt thích nghi được với khí hậu giá lạnh ở vùng cực?
? nguyên nhân nào khiến động vật vùng nhiệt đới đa dạng và phong phú hơn động vật vùng ôn đới và Nam cực?
?Động vật nước ta có đa dạng, phong phú không ? Vì sao?
? Chúng ta phải làm gì để thế giới động vật mãi mãi phong phú và đa dạng?
Quan sát kỹ tranh , nghiên cứu thông tin, thảo luận nhóm và cử đại diện trả lời câu hỏi :
ª ở nước : cá nhà táng , cá chình, bạch tuộc , sứa, mực , cá bụng to, cá răng nhọn 
Ơû cạn : báo gấm, nai , thỏ, chồn 
Ơû trên không : ngỗng trời, quạ , kền kền, bướm ong
ª có lông rậm, mỡ dày, có tập tính chăm sóc trứng và con rất chu đáo, nên thích nghi , tồn tại và phát triển tốt ở vùng cực giá lạnh .
ª ở vùng nhiệt đới khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều thực vật phát triển đa dạng phong phú. Làm cho thức ăn phong phú, môi trường sống đa dạng cho sự phát triển đa dạng và phong phú của động vật.
ª phong phú, vì nước Việt Nam nằm ở vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, có nhiều rừng và biển rộng 
ª chúng ta phải luôn có ý thức bảo vệ động vật, chăm sóc và nuôi dưỡng những động vật có ích. Trong quá trình học tập, lao động , chúng ta cần phải chú ý bảo vệ môi trường, trước hết là giữ môi trường xanh sạch đẹp ( không gây ô nhiễm, không có hành động làm tổn hại môi trường), tạo điều kiện cho động vật sống và phát triển.
KẾT LUẬN :
Nhờ sự thích nghi cao với điều kiện sống , động vật phân bố ở khắp các môi trường như : nước măn, nước ngọt, trên cạn, trên không và cả ở những vùng có khí hậu khắc nghiệt 
4- củng cố :
- Gợi ý các em trả lời câu hỏi và bài tập SGK :
	1. Có thể kể ở những môi trường khác nhau 
VD : - ở nước : trùng roi, thuỷ tức, tôm, cua, ốc, trai, cá chép, cá rô, rùa, rắn .
ở trên cạn : cào cào, châu chấu, cánh cam, ve sầu, ốc sên, cóc nhái, thằn lằn , thạch sùng , ngan, vịt , ngỗng , trâu bò
Ở trên không : quạ , diều hâu, cò, vạc, bồ câu, chim sẻ
5- dặn dò:
Soạn bài mới với nội dung :
Động vật khác thực vật ở điểm nào ?
Động vật giống thực vật ở điểm nào?
Nêu đặc điểm chung của động vật ?
Động vật có vai trò gì đối với con người ( có ích, có hại)
RÚT KINH NGHIỆM
TUẦN 1
TIẾT 2
BÀI 2:
PHÂN BIỆT ĐỘNG VẬT VỚI THỰC VẬT 
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỘNG VẬT 
I-MỤC TIÊU BÀI HỌC 
- Phân biệt được thực vật với động vật .
- Nêu được đặc điểm chung và vai trò của động vật.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát thu nhận kiến thức từ hình vẽ
- Rèn luyện kỹ năng làm việc với phiếu học tập và SGK
II-PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
	Tranh phóng to hình 2.1 SGK 
	Bảng phụ và phiếu học tập ( ghi nội dung bảng 2.1-2.2SGK)
III- TỔ CHỨC DẠY HỌC 
ổn định lớp 
KTBC : Thế giới động vật đa dạng và phong phú như thế nào ?
Bài mới :
* Hoạt động 1: Phân biệt động vật với thực vật 
GV
HS
Treo tranh phóng to hình 2.1 SGK cho HS quan sát và yêu cầu các em tìm hiểu thông tin £ SGK 
Yêu cầu quan sát bảng 1 đánh dấu x cho phù hợp 
Yêu cầu trả lời câu hỏi s
? Động vật khác thực vật ở điểm nào ?
?Động vật giống thực vật ở điểm nào?
GV nhận xét, chỉnh lí và treo bảng đáp án đúng 
Quan sát tarnh, tìm hiểu thông tin, thảo luận nhóm để thống nhất đáp án 
Đại diện nhóm trả lời bảng và câu hỏi 
Bảng 1: So sánh thực vật với động vật 
Đặc điểm
Cấu tạo từ TB
Màng xen 
ở 
TB 
Lớn lên và SS
CHC nuôi cơ thể 
Khả năng di chuyển
HTK và giác quan 
Tự tổng hợp 
Sử dụng CHC có sẵn 
Không 
Có 
Không 
Có 
TV
+
+
+
+
ĐV
+
+
+
+
+
ª giống nhau : được cấu tạo từ tế bào, có khả năng SS, phát triển 
ª khác nhau: động vật di chuyển, dị dưỡng, có HTK, phản ứng nhanh trước những kích thích của môi trường .
* Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm chung của Động vật 
GV
HS
Yêu cầu HS thực hiện lệnh s SGK Hãy xem xét các đặc điểm dự kiến sau đây để phân biệt động vật với thực vật
Chọn 3 đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt ĐV với TV 
+ Có khả năng di chuyển
+ Tự dưỡng, tổng hợp các CHC từ nước và CO2
+ Có HTK và giác quan
+ Dị dưỡng 
+ Không có khả năng tồn tại nếu thiếu ánh nắng mặt trời.
Đọc thông tin , thảo luận để trả lời phần thông tin 
s SGK 
ª R
ª £
ª R
ª R
ª £
KẾT LUẬN :
Đặc điểm chung của động vật :
-Có khả năng di chuyển 
-Có hệ thần kinh và giác quan 
-Dị dưỡng 
* Hoạt động 3: Sơ lược phân chia giới động vật 
GV
HS
Cho HS đọc thông tin £ SGK , suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Giới Động vật được chia làm bao nhiêu ngành chủ yếu và sắp xếp như thế nào ?
Đọc và trả lời các câu hỏi:
ª 8 ngành : động vật nguyên sinh , ruột khoang, giun dẹp, giun tròn, giun đốt, thân mềm, chân khớp, động vật có xương sống .
KẾT LUẬN :
Các ngành động vật chủ yếu : động vật nguyên sinh , ruột khoang, giun dẹp, giun tròn, giun đốt, thân mềm, chân khớp, động vật có xương sống .
* Hoạt động 4: tìm hiểu vai trò của động vật 
GV
HS
Yêu cầu nghiên cứu thông tin £ SGK và thực hiện lệnh s SGK. 
GV nhận xét, chỉnh lí và treo bảng phụ công bố đáp án đúng : vai trò của động vật đối với đời sống con người 
Nghiên cứu thông tin 
Bảng 2 : Động vật với đời sống con người 
stt
Các mặt lợi , hại 
Tên ĐV 
đại diện 
1
Cung cấp nguyên liệu :
- thực phẩm 
trâu, bò, cừu, vịt, ếch
- lông 
cừu, vịt
- Da
trâu, bò, hổ, sư tử
2
Dùng làm thí nghiệm: 
-học tập, nghiên cứu 
chó,
-thử nghiệm thuốc 
chuột bạch,
3
Hỗ trợ cho người :
- lao động 
trâu, bò,
- giải trí 
 vẹt , sáo, cá heo
- thể thao 
Ngựa
- bảo vệ an ninh 
chó,
4
Truyền bệnh cho người 
Ruồi, muỗi, rận rệp
Tên động vật gợi ý 
Ruồi, muỗi, rận rệp, trâu, bò, cừu, vịt, ếch, chó, chuột bạch, ngựa , voi, cá heo, hổ, sư tử, hà mã, vẹt , sáo
KẾT LUẬN :
- có ích : cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp thực phẩm, lông ,da; Dùng làm thí nghiệm ; phục vụ nhu cầu tinh thần cho con người như vui chơi giải trí, lao động ,TDTT
- tuy nhiên có một số ít động vật gây hại như truyền bệnh nguy hiểm cho người 
4- Củng cố :
- Cho HS đọc chậm phần ghi nhớ để nêu được các ý chính trong bài 
- Gợi ý trả lời câu hỏi và bài tập SGK 
- Đọc phần Em có biết ?
5- dặn dò :
Soạn bài mới với nội dung 
Những động vật như thế nào thì gọi là động vật nguyên sinh ?
Trùng giày có hình dạng , cấu tạo và cách di chuyển như thế nào ?
trùng roi có hình dạng , cấu tạo và cách di chuyển như thế nào ?
RÚT KINH NGHIỆM 

File đính kèm:

  • docTUAN 1.doc