Giáo án môn Sinh học Lớp 7 - Tiết 15, Bài 15: Giun đất

1. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, HS phải:

 a. Kiến thức:

- Trình bày được khái niệm về ngành Giun đốt. Nêu được những đặc điểm chính của ngành

- Mô tả được hình thái, cấu tạo và các đặc điểm sinh lí của Giun đất

- Phân biệt được các đặc điểm cấu tạo, hình thái và sinh lí của ngành Giun đốt so với ngành Giun tròn

- Trình bày được vai trò của giun đất trong việc cải tạo đất nông nghiệp

 b. Kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh

 - Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm

 c. Thái độ:

 - Giáo dục ý thức vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường

 

doc3 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 501 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học Lớp 7 - Tiết 15, Bài 15: Giun đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
07/10/2011
Ngày giảng:
Sinh
7
A
:
10/10/2011
Sinh
7
D
:
13/10/2011
NGÀNH GIUN ĐỐT
Tiết 15 bài 15: GIUN ĐẤT
1. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, HS phải:
 a. Kiến thức:
- Trình bày được khái niệm về ngành Giun đốt. Nêu được những đặc điểm chính của ngành
- Mô tả được hình thái, cấu tạo và các đặc điểm sinh lí của Giun đất
- Phân biệt được các đặc điểm cấu tạo, hình thái và sinh lí của ngành Giun đốt so với ngành Giun tròn
- Trình bày được vai trò của giun đất trong việc cải tạo đất nông nghiệp
 b. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh
 - Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm
 c. Thái độ: 
 - Giáo dục ý thức vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường
2. Chuẩn bị của GV & HS
 a. Chuẩn bị của GV
 - Tranh vẽ H15.1 – 15.6 SGK
 b. Chuẩn bị của HS
 - Kẻ trước bảng vào vở, Nghiên cứu kỹ bài trước khi lên lớp.
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi.
 - Nêu đặc điểm chung của ngành giun tròn?
Đáp án.
 b. Dạy bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo của giun đất
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS đọc SGK quan sát H15.1- 4 SGK và trả lời câu hỏi:
+ Giun đất có cấu tạo ngoài phù hợp với lối sống chui rúc trong đất như thế nào?
+ So sánh với giun tròn, tìm ra cơ quan và hệ cơ quan mới xuất hiện ở giun đất?
+ Hệ cơ quan mới ở giun đất có cấu tạo như thế nào?
- GV giảng giải:
+ Khoang cơ thể chính thức có chứa dịch à cơ thể căng
+ Thành cơ thể có lớp mô bì tiết chất nhầy à da trơn
+ Dạ dày có thành cơ dày có khả năng co bóp nghiền thức ăn
+ HTK: Tập trung, chuỗi hạch
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận về cấu tạo ngoài và trong của giun đất
- Cá nhân đọc thông tin và quan sát hình và trả lời câu hỏi:
+ Hình dạng cơ thể
+ Vòng tơ ở mỗi đốt
+ Hệ cơ quan mới xuất hiện: Hệ tuần hoàn (có mạch lưng, mạch bụng, mao quản da, tim đơn giản)
+ Hệ tiêu hóa : Phân hóa rõ, có enzim tiêu hóa thức ăn
+ Hệ thần kinh: Tiến hóa hơn, tập trung thành chuỗi, có hạch
I. Cấu tạo của giun đất
* Cấu tạo ngoài:
- Cơ thể dài, thuôn 2 đầu
- Phân đốt, mỗi đốt có vòng tơ (chi bên)
- Chất nhày ? da trơn
- Có đai sinh dục và lỗ sinh dục.
* Cấu tạo trong:
- Có khoang cơ thể chính thức, chứa dịch
- Hệ tiêu hóa: phân hóa rõ: lỗ miệng ? hầu ? thực quản ? diều ? dạ dày cơ ? ruột tịt ? hậu môn.
- Hệ tuần hoàn: Mạch lưng, mạch bụng, vòng hầu (tim đơn giản), tuần hoàn kín.
- Hệ thần kinh: Chuỗi hạch thần kinh, dây thần kinh.
Hoạt động 2: Di chuyển của giun đất
+ Mục tiêu: Chỉ rõ cách cấu tạo của giun đất liên quan đến cấu tạo cơ thể
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV cho HS quan sát H15.3 hoàn thành bài tập mục ? tr54: Đánh số vào ô trống cho đúng thứ tự các động tác di chuyển của giun đất.
- GV ghi phần trả lời các nhóm lên bảng 
+ Tại sao giun đất chun giãn được cơ thể?( do sự điều chỉnh sức ép của dịch khoang trong các phần khác nhau của cơ thể)
- HS q/sát tranh, trao đổi nhóm hoàn thành bài tập:
2, 1, 4, 3 à giun đất di chuyển từ trái qua phải
- Đại diện các nhóm trình bày đáp án, nhóm khác nhận xét bổ sung.
II. Di chuyển của giun đất.
- Giun đất di chuyển bằng cách:
+ Cơ thể phình duỗi xen kẽ.
+ Vòng tơ làm chỗ dựa
? Kéo cơ thể về 1 phía
Hoạt động 3: Tìm hiểu dinh dưỡng của giun đất
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV y/cầu HS nghiên cứu SGK trao đổi nhóm trả lời câu hỏi
+ Quá trình tiêu hóa của giun đất diễn ra như thế nào?
+ Vì sao khi mưa nhiều, nước ngập úng, giun đất chui lên mặt đất?
+ Cuốc phải giun đất thấy có chất lỏng màu đỏ chảy ra đó là chất gì, tại sao có màu đỏ?
- GV bổ sung hoàn chỉnh kiến thức
- HS đọc SGK trả lời câu hỏi:
+ Quá trình tiêu hóa: Sự hoạt động của dạ dày và vai trò của enzim
+ Nước ngập, giun đất không hô hấp được
+ Chất lỏng màu đỏ là máu do có O2
-HS: Lắng nghe và ghi nhớ
3. Dinh dưỡng.
- Hô hấp qua da .
- Thức ăn giun đất ? lỗ miệng ? hầu ? diều (chứa thức ăn) ? dạ dày (nghiền nhỏ) ? Enzim biến đổi ? ruột tịt? bã đưa ra ngoài.
- Dinh dưỡng qua thành ruột vào máu
Hoạt động 4: Sinh sản
+ Mục tiêu: Nêu được đặc điểm sinh sản ghép đôi tạo kén chứa trứng của giun đất
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK q /sát H15.6 trả lời câu hỏi 
+ Giun đất sinh sản như thế nào?
- GV yêu cầu HS tự rút ra kết luận
- GV hỏi thêm: Tại sao giun đát lưỡng tính, khi sinh sản lại ghép đôi?
- HS q/sát tranh và trả lời câu hỏi: 
+ Miêu tả hiện tượng ghép đôi
+ Tạo kén
4. Sinh sản
- Giun đất lưỡng tính .
- Ghép đôi trao đổi tinh dịch tại đai sinh dục
- Đai sinh dục tuột khỏi cơ thể tạo kén chứa trứng.
c. Củng cố - Luyện tập
- HS đọc ghi nhớ SGK
- Trình bày cấu tạo giun đất phù hợp với lối sống chui rúc trong đất?
d. Hướng dẫn HS học ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi cuối bài
 - Đọc mục “ Em có biết”
 - Chuẩn bị bài 16: Thực hành: Mổ và quan sát giun đất
 - Mỗi nhóm chuẩn bị 1 con giun đất to

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_sinh_hoc_lop_7_tiet_15_bai_15_giun_dat.doc