Đề cương ôn tập Sinh học 7 - Học kì II - Năm học 2010-2011

 Câu 1 . Đặc điểm đặc trưng của hệ hô hấp lưỡng cư là:

A. Chỉ hô hấp bằng phổi; B. Chỉ hô hấp qua da;

C. Hô hấp chủ yếu qua da và một phần bằng phổi; D. Hô hấp chủ yếu bằng phổi và một phần qua da.

 Câu 2 . Động vật có phôi phát triển qua biến thái là:

 A. Cá chép B. Ếch đồng C. Thằn lằn bóng đuôi dài D. Chim bồ câu.

 Câu 3 . Đầu ếch gắn với mình thành một khối thuôn nhọn về phía trước có tác dụng:

A. Giúp ếch rẻ nước khi bơi B. Giúp ếch dễ thở khi bơi

C. Giúp ếch thuận lợi trong động tác nhảy D. Giảm sức cản của nước khi bơi

 Câu 4. Ếch sinh sản theo lối:

A. Thụ tinh ngoài C. Thụ tinh ngoài kết hợp thụ tinh trong

B. Thụ tinh trong D. Không thụ tinh

Câu 5. Ếch đồng thường sống quanh vực nước vì:

A. Dễ tránh được kẻ thù tấn công C. Dễ tìm thức ăn

B. Thuận tiện cho việc hô hấp qua da D. Do đời sống bẩm sinh

Câu 6. Máu nuôi cơ thể của Ếch là:

A. Máu đỏ tươi B. Máu pha C. Máu đỏ thẩm D. Máu ít pha

Câu 7: Tim ếch có mấy ngăn:

A. Hai ngăn B. Ba ngăn C. Ba ngăn có vách hụt D. Bốn ngăn

Câu 8: Đặc điểm nào sau đây không liên quan đến hô hấpcủa ếch đồng?

A. Xuất hiện phổi B. Cử động hô hấp nhờ sự nâng hạ thềm miệng

C. Xuất hiện lồng ngực D. Da trần ẩm ướt, có hệ mao mạch dày đặc

Câu 9: Cóc nhà kiếm ăn chủ yếu vào thời gian nào trong ngày?

A. Ban ngày B. Ban đêm

C. Cả ngày và đêm D. Chiều và đêm

Câu 10: Ếch có đời sống:

 A. Hoàn toàn trên cạn ; B. Hoàn toàn ở nước ; C. Nửa nước nửa cạn ; D. Sống ở nơi khô ráo.

Câu 11: Ếch sinh sản:

 A. Thụ tinh trong và đẻ con B. Đẻ trứng và thụ tinh ngoài

 C. Thụ tinh trong và đẻ trứng D. Thụ tinh ngoài và đẻ trứng

Câu 12. Mí mắt của Ếch có tác dụng gì?

 A. Để quan sát rõ và xa hơn B. Ngăn cản bụi

 C. Để có thể nhìn được ở dưới nước. D. Để giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra.

Câu 13. Mí mắt của Ếch có tác dụng gì?

 A. Để quan sát rõ và xa hơn ; B. Ngăn cản bụi

 C. Để có thể nhìn được ở dưới nước. ; D. Để giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra.

Câu 14. Nêu đặc điểm chung của lớp lưỡng cư?

 Trả lời:

 

doc9 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 483 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Sinh học 7 - Học kì II - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng thụ tinh cao. D. Vì chim có tập tính nuôi con.
Câu 7. Đặc điểm cấu tạo của phổi chim bồ câu: 
 A. Có nhiều vách ngăn, có hệ thống ống khí thông với các túi khí. C. Không có vách ngăn.
 B. Phổi không có mao mạch phát triển. D. Có vách ngăn, mao mạch không phát triển.
Câu 8: Hiện tượng hô hấp kép ở chim là:
 A. Hiện tượng hô hấp ở phổi và đường dẫn khí 
 B. Số lần thở ra hít vào nhiều lần trong một phút. 
 C. Không khí trao đổi tại phổi 2 lần.
 D. Hô hấp bằng hệ thống ống khí nhờ sự hút và đẩy của hệ thống túi khí
Câu 9. Tim của chim bồ câu khác so với tim thằn lằn là :
	A. Tim 3 ngăn, máu đỏ tươi	 B. Tim 2 ngăn, máu pha 
	C. Tim 4 ngăn, máu không bị pha trộn	 D. Tim 3 ngăn có vách hụt
Câu 10. Kiểu bay của chim bồ câu:	
	A. Bay vỗ cánh 	 B. Bay lượn C. Bay vỗ cánh và bay lượn D. Bay tự do
Câu 11. Chim diều hâu thuộc:
A. Bộ ngỗng	B. Bộ gà C. Bộ chim ưng	 D. Bộ cú
Câu 12. Cấu tạo ngoài của chim thích nghi đời sống bay lượn
- Thân hình thoi
- Chi trước biến thành cánh
- Chi sau: 3 ngón trước, 1 ngón sau
- Mình có lông vũ bao phủ
- Mỏ sừng bao lấy hàm không răng
- Cổ dài, khớp đầu với thân 
Câu 13: Đặc điểm chung của lớp chim:
* Chim là ĐVCXS thích nghi đời sống bay lượn.
- Mình có lông vũ bao phủ
- Chi trước biến thành cánh
- Có mỏ sừng
- Phổi có mạng ống khí, có túi khí tham gia hô hấp kép
- Tim 4 ngăn (2TN + 2TT) 2 vòng tuần hoàn. Máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
- Trứng lớn, có vỏ đá vôi, được ấp nhờ thân nhiệt của bố mẹ
- Là động vật hằng nhiệt.
Câu 14: Vai trò của chim:
* Ích lợi:
- Chim ăn sậu bọ và đông vật gặm nhấm
- Cung cấp thực phẩm 
- Làm chăn, đệm, đò trang trí, làm cảnh
- Huấn luyện để săn mồi, phục vụ du lịch
- Giúp phát tán cây rừng và thụ phấn cho hoa
* Tác hại:
- Chim ăn quả, hạt, cá
- Là vật trung gian truyền bệnh cho người ( H5N1)
Câu 15 . Trình bày đặc điểm hô hấp ở chim bồ câu thể hiện sự thích nghi với đời sống bay ? 
	Hô hấp nhờ hệ thống túi khí hoạt động theo cơ chế hút đẩy một dòng khí liên tục đi qua các ống khí trong phổi theo một chiều nhất định khiến cơ thể sử dụng được nguồn ôxi trong không khí với hiệu suất cao, đặc biệt trong khi bay, càng bay nhanh sự chuyển động dòng khí qua các ống khí càng nhanh đáp ứng nhu cầu năng lượng trong hoạt động khi bay.
Câu 16: Trình bày đặc điểm sinh sản của chim bồ câu. So sánh kiểu bay vỗ cánh và kiểu bay lượn.
 Đặc điểm sinh sản của chim bồ câu:
 -Chim bồ câu trống có cơ quan giao phối tạm thời.
 -Thụ tinh trong, đẻ trứng có vỏ đá vôi ( 2 trứng/lứa).
 -Trứng được ấp nhờ vào thân nhiệt của bố mẹ.
 -Chim non yếu,được bố mẹ nuôi dưỡng bằng sữa ở diều.
Bay vỗ cánh.
Bay lượn.
-Đập cánh liên tục.
-Bay chủ yếu dựa vào động tác vỗ cánh.
-Cánh đập chậm rãi,không liên tục,cánh dang rộng mà không đập.
-Bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của không khí và hướng thay đổi của các luồng gió.
Câu 17. So sánh hệ hô hấp của chim với thằn lằn?
 Trả lời:
*Giống nhau:
- Hô hấp hoàn toàn bằng phổi
- Phổi đã hình thành nhiều vách ngăn làm tăng diện tích trao đổi khí
- Đường hô hấp dẫn không hkis gồm: mũi, khí quản, phế quản.
- Động tác hô hấp được thực hiện có liên quan đến sự thay đổi thể tích của lồng ngực do các cơ liên sườn co duỗi.
* Khác nhau:
Thằn lằn
Chim
- Hai phế quản ngắn hơn
- Phế quản không phân chia thành những ống nhỏ.
- Không có những túi khí riêng
- Không khí từ ngoài vào được trao đổi một lần.
- Hai phế quản dài hơn
- Phế quản phân chia thành nhiều ống khí nhỏ nối với nhau thành một mạng ống khí
- Có các túi khí riêng giúp không khí qua phổi dễ dàng khi chim bay
- Không khí từ ngoài vào được trao dổi 2 lần gọi là hiện tượng trao đổi khí kép.
LỚP THÚ :
Câu 1: Đặc điểm chung của thú:
* Thú là ĐVCXS có tổ chức cao nhất
- Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ
- Có lông mao bao phủ cơ thể
- Bộ răng phân hóa thành 3 loại: Răng cửa, răng nanh, răng hàm
- Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn. Máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
- Bộ não phát triển thể hiện ở bán cầu não và tiểu não
- Thú là động vật hằng nhiệt.
Câu 2: Vai trò của thú:
- Cung cấp thực phẩm: Trâu, bò, lợn
- Cung cấp dược liệu: Hổ, báo, hươu, nai
- Nguyên liệu làm đồ mỹ nghệ: Da, lông (hổ, báo), ngà voi
- Cung cấp sức kéo: Trâu, bò, ngựa
- Xạ hương của cầy hương là nguyên liệu chế nước hoa
- Tiêu diệt loài gặm nhấm có hại: Chồn, cầy, mèo
* Bảo vệ động vật
- Bảo vệ động vật hoang dã
- Xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên
- Chăn nuôi những loài thú có giá trị kinh tế
- Bảo vệ môi trường sống của thú
Câu 3. Nhóm động vật nào sau đây thụ tinh trong?
A. Cú, cá voi, ếch.	C. Trai sông, thằn lằn, rắn.
B. Chim, gà, bò.	D. Cả a), b), c) đều đúng.
Câu 4. Đặc điểm nào sau đây không phải là thú ăn sâu bọ?
A. Thú nhỏ có mõm kéo dài thành vòi ngắn	
B. Bộ răng gồm những răng nhọn, răng hàm cũng có từ 3, 4 mấu nhọn
C. Thiếu răng nanh, răng cửa rất lớn và sắc có khoảng trống hàm
D. Thị giác kém phát triển nhưng khứu giác rất phát triển
Câu 5. Chân của bộ thú ăn thịt có đặc điểm gì thích nghi với đời sống ăn thịt?
A. Chân không có đệm thịt, móng không có vuốt	B. Chân không có đệm thịt, móng có vuốt
C. Chân có đệm thịt, móng có vuốt	D. Chân có đệm thịt, móng không có vuốt
Câu 6. Loài thú móng guốcnào được xếp vào bộ guốc chẵn?
 A. Lợn, bò B. Bò, ngựa C. Hươu, tê giác D. Voi, hươu
Câu 7. Đặc điểm cấu tạo hệ cơ của lớp Thú khác với động vật có xương sống khác là :
	A. Tim 4 ngăn B. Xuất hiện cơ hoành C. Sống trên cạn 	D. HH bằng phổi
Câu 8. Ở tho, nơi tiêu hoá xenlulôzơ là :
	A. Ống tiêu hóa B. Ruột non C. Manh tràng D. Dạ dày 
Câu 9. Thú mỏ vịt xếp vào lớp thú vì :
	A. Sống chủ yếu ở môi trường nước B. Nuôi con bằng sữa mẹ
	C. Bộ lông dày, không thấm nước.	 D. Chân có màng bơi 
Câu 10. Vượn khác khỉ ở điểm nào ?
	A. Vượn có chai mông nhỏ, không có túi má và đuôi C. Chai mông lớn có túi má và đuôi
	B. Không có chai mông , có túi má và đuôi D. Không có chai mông, có túi má , đuôi dài Câu 11. Nhóm động vật nào có bộ phận di chuyển phân hoá thành chi 5 ngón để cầm nắm?
 A. Gấu, chó, mèo. B. Khỉ, sóc, dơi. C. Vượn, khỉ, tinh tinh.	D. Voi, vượn, gà.
Câu 12. Các lớp động vật có hệ tuần hoàn hoàn thiện nhất là:
 A. Lớp Bò sát và lớp Thú	 B. Lớp Lưỡng cư và lớp Thú;
 C. Lớp Lưỡng cư và lớp Chim 	 D. Lớp Chim và lớp Thú.
Câu 13. Phân biệt Thú guốc chẵn và guốc lẻ?
* Phân biệt thú guốc chẵn và thú guốc lẻ:
Thú guốc chẵn
Thú guốc lẻ
Tầm vóc thường to lớn, chân cao, có số ngón chân chẵn, có 2 ngón chân giữa phát triển bằng nhau. Đầu mỗi ngón có hộp sừng bảo vệ gọi là guốc. Sống đơn độc hoặc theo đàn. Đa số ăn thực vật, một số ăn tạp và nhiều loài nhai lại.
Tầm vóc to lớn, số ngón chân lẻ, có mộ ngón giữa phát triển hơn. Ăn thực vật, không nhai lại. Sống từng đàn hoặc đơn độc, có sừng (tê giác có 3 ngón) hoặc không sừng (ngựa)
Câu 14. Nêu ưu điểm của hiện tượng thai sinh so với noãn thai sinh và đẻ trứng?
* Ưu điểm của hiện tượng thai sinh so với đẻ trứng và noãn thai sainh:
- Đẻ trứng: thụ tinh ngoài, tỉ lệ thụ tinh thấp, phôi không được bảo vệ, tỉ lệ phôi bị hao hụt cao nhất.
- Noãn thai sinh: thụ tinh trong, phôi được bảo vệ tốt hơn so với sự đẻ trứng, thụ tinh ngoài.
- Thai sinh: Phôi được nuôi dưỡng tốt qua nhau thai và được bảo vệ tốt hơn trong cơ thể mẹ, tỉ lệ phôi bị hao hụt thấp so với 2 trường hợp trên, con non được nuôi bằng sữa mẹ.
CHƯƠNG 7 : SỰ TIẾN HÓA CỦA TỔ CHỨC CƠ THỂ 
Câu 1. Trong các nhóm động vật sau, nhóm nào chỉ sinh sản vô tính?
A. Giun đất, sứa, san hô;	B. Thuỷ tức, đỉa, trai sông;
C. Trùng roi, trùng amíp, trùng giày;	D. Hải quỳ, trùng sốt rét, giun đũa.
Câu 2. Trình bày sự tiến hóa các hình thức sinh sản hữu tính ở động vật ? 
	Sự hoàn chỉnh dần các hình thức sinh sản:
	-Từ thụ tinh ngoài → thụ tinh trong.
	-Đẻ nhiều trứng → ít trứng →đẻ con.
-Phôi phát triển có biến thái → phát triển trực tiếp không có nhau thai → phát triển trực tiếp có nhau thai.
-Con non không được nuôi dưỡng → được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ → được học tập thích nghi với đời sống.
Câu 3. Nêu lợi ích của sự tiến hóa về các hình thức sinh sản của giới động vật ? 
Gợi ý
-Sự đẻ trứng kèm theo sự thụ tinh ngoài kém hoàn chỉnh hơn so với sự đẻ trứng với sự thụ tinh trong, bởi lẻ trong sự thụ tinh ngoài tỉ lệ tinh trùng gặp được trứng thấp, sự phát triển của mầm phôi trong trứng thụ tinh được thực hiện trong môi trường nước (ngoài cơ thể mẹ) không được an toàn (điều kiện môi trường nước, thức ăn, kẻ thù). Còn ở sự thụ tinh trong, sự phát triển của trứng được an toàn hơn và tỉ lệ trứng được tinh trùng thụ cao hơn.
-Sự đẻ con là hình thức sinh sản hoàn chỉnh hơn so với sự đẻ trứng vì phôi được phát triển trong cơ thể mẹ nên an toàn hơn.
-Sự phát triển trực tiếp (không có nhau thai) là tiến bộ hơn so với sự phát triển gián tiếp (sự biến thái) là rất rõ ràng vì trong quá trình biến thái, nòng nọc phát triển ở môi trường bên ngoài trứng, nên kém an toàn hơn. Nòng nọc phải tự kiếm thức ăn, do đó sự phát triển phụ thuộc vào nguồn dinh dưỡng trong môi trường. Trong khi đó ở sự phát triển trực tiếp nguồn chất dinh dưỡng nằm ngay trong khối noãn hoàng của trứng. Vì thế ở những động vật có xương sống có sự phát triển trực tiếp bao giờ lượng noãn hoàng trong trứng cũng lớn.
-Sự đẻ con ở thú (thai sinh). Đó là sự dinh dưỡng của phôi nhờ nhau thai nên không phụ thuộc vào môi trường bên ngoài như ở sự đẻ trứng, dù rằng ở chim có sự ấp trứng, song ngay cả sự ấp trứng cũng vẫn phụ thuộc vào môi trường bên ngoài và sự ổn định của các điều kiện cần thiết cho sự phát triển của phôi của môi trường ngoài không thể bằng được môi trường trong của cơ thể mẹ.
Câu 4: Cây phát sinh giới động vật là gì? Ý nghĩa của cây phát sinh giới động vật?
 Trả lời:
- Cây phát sinh giới động vật là một sơ đồ cây phát ra những nhánh từ một gốc chung tức tổ tiên chung. Các nhánh đó tiếp tục phát ra các nhánh nhỏ nhỏ hơn từ những gốc khác nhau và tận cùng biểu thị một nhóm động vật. Kích thước các nhánh khác nhau: Khi nhánh có kích thước càng lớn thì số loài của nhánh càng lớn và ngược lại. Các nhóm có cùng nguồn gốc có vị trí gần nhau thì có quan hệ 

File đính kèm:

  • docDe cuong Sinh hoc 7 20102011.doc