Đề cương ôn tập Địa lý Lớp 12: Địa lý các vùng kinh tế

Bài 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ

Câu 1: Dựa vào bản đồ các nước Đông Nam Á và kiến thức đã học:

 a. Hãy xác định vị trí địa lí của nước ta, trên đất liền và trên biển nước ta giáp với những quốc gia nào?

 b. Cho biết tọa độ địa lí của nước ta?

Bài 6 & 7: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI

Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam hãy đọc tên các dãy núi, hướng núi, hướng nghiêng sơn nguyên, cao nguyên đá vôi ở các vùng núi Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trườpng Sơn Nam.

Bài 8: THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN:

Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy trình bày và nhận xét sự phân bố các mỏ dầu, khí ở vùng thềm lục địa nước ta. Ngoài dầu, khí tài nguyên khoáng sản biển của Việt Nam có những loại gì, được phân bố ở đâu?

Bài 11 & 12: THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG

Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam hãy trình bày đặc điểm của 3 miền địa lí tự nhiên nước ta (địa chất, khí hậu, địa hình, khoáng sản, tài nguyên khác , khó khăn)

Bài 16: ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ:

Câu 1: Sử dụng bản đồ dân cư, dân tộc và Atlat Địa lí Việt Nam để nhận biết và trình bày đặc điểm phân bố dân cư?

 

doc131 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 656 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề cương ôn tập Địa lý Lớp 12: Địa lý các vùng kinh tế, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, tính trung bình cả nước, tỉ lệ thất nghiệp là 2,1%, tỉ lệ thiếu việc làm ở thành thị là 4,5%, ở nông thôn là 9,3%.
- Ở khu vực thành thị tỉ lệ thất nghiệp là 5,3%, ở nông thôn là 1,1%; tỉ lệ thiếu việc làm ở thành thị là 4,5%, ở nông thôn là 9,3%.
b) Những biện pháp giải quyết:
- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.
- Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản.
- Thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất.
- Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu.
- Mở rộng, đa dạng các loại hình đào tạo các cấp, các ngành nghề, nâng cao chất lượng lao động.
- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
Câu 4: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích.
a) Vẽ biểu đồ:
Yêu cầu:
- Biểu đồ thanh ngang.
- Vẽ đủ các vùng, chính xác, đẹp. Ghi tên biểu đồ, số liệu, đơn vị; có chú giải.
b) Nhận xét và giải thích:
- Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị nước ta vẫn còn cao (5,3%) và không đồng đều giữa các vùng.
+ Những vùng có tỉ lệ thất nghiệp cao hơn mức trung bình là vùng Đông Nam Bộ và vùng Đồng bằng sông Hồng, vì ở đây có các đô thị đông dân, sức ép của lao động từ các vùng khác tới.
+ Những vùng có tỉ lệ thất nghiệp thấp hơn mức trung bình của cả nước là Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long; ít nhất là vùng Tây Nguyên (4,2%). Bởi vì tỉ lệ dân sống ở đô thị chưa cao, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa chưa nhanh, vẫn còn liên quan tới hoạt động của nông nghiệp và lâm nghiệp.
- Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cả nước chiếm 19,3% và không đồng đều giữa các vùng là do đặc điểm mùa vụ và sự phát triển các ngành nghề ở nông thôn còn nhiều hạn chế nên thời gian nông nhàn khu vực nông thôn khá cao.
+ Những vùng có tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cao là Đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long; cao nhất là Bắc Trung Bộ (23,5%), vì đây là vùng còn nhiều gia đình thuần nông, cơ cấu kinh tế nông thôn chậm chuyển biến.
+ Vùng có tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn thấp hơn mức trung bình cả nước chỉ có Đông Nam Bộ, vì vùng này đô thị hóa ở nông thôn phát triển hơn.
NỘI DUNG 3: ĐÔ THỊ HÓA Ở VIỆT NAM
Câu hỏi và bài tập
Câu 1: Phân tích đặc điểm đô thị hóa của nước ta.
Câu 2: Cho bảng số liệu sau:
SỐ DÂN THÀNH THỊ VÀ TỈ LỆ DÂN THÀNH THỊ TRONG TỔNG SỐ DÂN NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1990 - 2009
Năm
1990
1995
2000
2009
Số dân thành thị (triệu người)
12,9
14,9
18,8
24,2
Tỉ lệ dân thành thị (%)
19,5
20,8
24,2
28,0
Hãy nhận xét về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong tổng số dân nước ta giai đoạn 1990 - 2009.
Câu 3: Phân tích tác động của quá trình đô thị hóa với sự phát triển kinh tế - xã hội.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Câu 1: Đặc điểm của quá trình đô thị hóa ở nước ta
a) Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hóa thấp.
Thời gian
Đặc điểm
Thời phong kiến
- Đô thị đầu tiên là thành Cổ Loa, kinh đô của nhà nước Âu Lạc.
- Thế kỉ XI xuất hiện thành Thăng Long.
- Từ thế kỉ XVIII xuất hiện các đô thị Phú Xuân, Hội An, Đà Nẵng, Phố Hiến,...
Thời Pháp thuộc
- Các đô thị quy mô nhỏ, chức năng hành chính và quân sự.
- Những năm 30 của thế kỉ XX một số đô thị lớn được hình thành như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Sài Gòn,...
8/1945-1954
Không thay đổi nhiều
Miền Nam thời Mĩ - Ngụy
Đô thị hóa phát triển nhằm phục vụ Chính quyền Sài Gòn.
Hòa bình ở miền Bắc
- Đô thị gắn với công nghiệp hóa.
- Từ năm 1972, các đô thị bị chiến tranh phá hoại, quá trình đô thị hóa chững lại.
Từ 1975 đến nay
- Có sự chuyển biến khá tích cực. Tuy nhiên cơ sở hạ tầng của các đô thị vẫn còn ở mức độ thấp.
b) Tỉ lệ dân thành thị tăng
- Năm 1990 số dân thành thị khoảng 12,9 triệu người chiếm 19,5% dân số cả nước.
- Năm 2009 dân số thành thị khoảng 22,3 triệu người (chiếm 26,9% số dân cả nước).
c) Phân bố đô thị giữa các vùng không đồng đều
- Về số lượng đô thị:
+ Năm 2006 cả nước có 689 đô thị.
+ Số lượng các đô thị tập trung nhiều nhất ở trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.
+ Ít nhất là Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Về tỉ lệ dân số thành thị trong các vùng:
+ Đông Nam Bộ có tỉ lệ dân số sống ở thành thị cao nhất, chiếm khoảng trên 30% trong tổng số dân sống ở thành thị trong cả nước.
+ Tây Nguyên có tỉ lệ dân số sống ở thành thị ít nhất, chiếm khoảng trên 6% trong tổng số dân sống ở thành thị trong cả nước.
Câu 2: Nhận xét về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong tổng số dân nước ta giai đoạn 1990 - 2009.
- Số dân và tỉ lệ dân thành thị nước ta giai đoạn 1990 - 2009 đều tăng, số dân thành thị tăng gấp 1,8 lần, tỉ lệ dân thành thị trong tổng số dân tăng 1,43 lân.
- Tỉ lệ dân thành thị tăng chậm phản ánh quá trình đô thị hóa nước ta diễn ra còn chậm.
Câu 3: Phân tích tác động của quá trình đô thị hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Đô thị hóa có tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta. Năm 2009, khu vực đô thị đóng góp 70,4%GDP cả nước, 84% GDP công nghiệp - xây dựng, 87% GDP dịch vụ và 80% ngân sách Nhà nước.
- Các thành phố, thị xã là:
+ Các thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng.
+ Nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật.
+ Có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong nước và ngoài nước, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
+ Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.
- Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa cũng nảy sinh những hậu quả cần phải có kế hoạch khắc phục như: vấn đề ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự xã hội.
CHỦ ĐỀ 3: ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ
NỘI DUNG 1: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
Câu hỏi và bài tập
Câu 1: Chứng minh rằng sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta đang theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phù hợp với nền kinh tế thị trường.
Câu 2: Cho bảng số liệu sau:
CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
(Đơn vị: %)
Ngành
1990
2009
Trồng trọt
79,3
71,5
Chăn nuôi
17,9
27
Dịch vụ nông nghiệp
2,8
1,5
a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu sản xuất nông nghiệp các năm 1990 và 2009.
b) Nhận xét và nêu nguyên nhân sự chuyển dịch cơ cấu giữa trồng trọt và chăn nuôi.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Câu 1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta đang theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
a) Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế:
- Chuyển dịch cơ cấu trong các ngành kinh tế
+ Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP ở nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng:
* Tăng tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp - xây dựng) từ 22,7% năm 1990 lên 41% năm 2009.
* Giảm tỉ trọng của khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp) từ 38,7% năm 1990 còn 21% năm 2009.
* Tỉ trọng của khu vực III (dịch vụ) tuy chưa ổn định nhưng so với trước thời kì Đổi mới là chuyển biến tích cực.
+ Xu hướng trên là phù hợp với yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện nước ta hiện nay.
- Chuyển dịch trong nội bộ của từng ngành:
+ Khu vực I:
* Giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thủy sản.
* Tỉ trọng ngành trồng trọt giảm từ 79,3% năm 1990 còn 73,5% năm 2009, tỉ trọng ngành chăn nuôi tăng từ 17,9% năm 1990 lên 24,7% năm 2009.
* Trong trồng trọt giảm tỉ trọng ngành trồng cây lương thực, tăng tỉ trọng ngành trồng cây công nghiệp, đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm.
+ Khu vực II:
* Công nghiệp có xu hướng thay đổi cơ cấu ngành sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm.
* Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến, giảm tỉ trọng công nghiệp khai khoáng.
* Cơ cấu sản phẩm công nghiệp trong từng ngành cũng có sự thay đổi: tăng tỉ trọng của các sản phẩm có chất lượng cao, khả năng cạnh tranh về giá cả, giảm tỉ trọng các sản phẩm chất lượng thấp và trung bình không phù hợp với nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
b) Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế:
- Khu vực kinh tế Nhà nước, tuy tỉ trọng có xu hướng giảm nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo.
- Khu vực kinh tế tư nhân tỉ trọng có xu hướng giảm.
- Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng nhanh. Điều đó cho thấy vai trò của khu vực này trong giai đoạn mới của đất nước.
- Sự chuyển biến trên là hoàn toàn tích cực, phù hợp với đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần trong thời kì Đổi mới.
c) Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế:
- Trong phạm vi cả nước hình thành các vùng động lực, vùng chuyên canh và các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn.
- Việc phát huy thế mạnh của từng vùng nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế và tăng cường hội nhập quốc tế đã dẫn tới những chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân hóa sản xuất giữa các vùng trong cả nước:
+ Đông Nam Bộ là vùng công nghiệp phát triển mạnh nhất, giá trị sản xuất công nghiệp chiếm 55,6% cả nước (năm 2009).
+ Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản chiếm 40,7% cả nước.
- Trong phạm vi cả nước hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm: vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Câu 2: Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu sản xuất nông nghiệp các năm 1990 và 2009. Nhận xét và nêu nguyên nhân sự chuyển dịch trên.
a) Vẽ biểu đồ:
- Yêu cầu:
+ Biểu đồ hình tròn, bán kính hình tròn năm 1990 nhỏ hơn bán kính hình tròn năm 2009.
+ Vẽ đủ các ngành, chính xác, đẹp. Ghi đủ: tên biểu đồ, số liệu, chú giải.
b) Nhận xét:
- Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp có sự thay đổi theo chiều hướng giảm dần tỉ trọng của trồng trọt, tăng tỉ trọng chăn nuôi, tuy còn chậm.
- Tỉ trọng trồng trọt giảm từ 79,3% năm 1990 xuống 71,5% năm 2009, tỉ trọng chăn nuôi tương ứng (17,9% lên 27%).
c) Nguyên nhân:
- Do những thành tựu của ngành trồng trọt đã tạo thức ăn để phát triển ngành chăn nuôi.
- Do chất lượng cuộc sống tăng, nhu cầu thực phẩm tăng.
- Do các chính sách mới của Nhà nước nhằm góp phần phát triển nông nghiệp toàn diện, giải quyết vấn đề thực phẩm trong nước và xuất khẩu.
NỘI DUNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆ

File đính kèm:

  • docĐịa lý các vùng kinh tếdoc.doc
Giáo án liên quan