Giáo án Địa lý 12

I- Mục tiêu :

1.Kiến thức :

- Biết được công cuộc đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế- xã hội.

- Biết được bối cảnh và công cuộc hội nhập quốc tế và khu vực của nước ta

- Biết một số định hướng để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới

 2. Kỹ năng:

- Phân tích biểu đồ và các bảng số liệu về tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng ,tốc độ tăng GDP của cả nước và phân theo thành phần kinh tế ,tỷ lệ hộ nghèo của cả nước .

- Biết liên hệ kiến thức địa lý với lịch sử, GDCD và thực tiễn cuộc sống khi tìm hiểu về các thành tựu của công cuộc Đổi mới.

3.Thái độ :

Xác định tinh thần trách nhiệm của bản thân đối với sự nghiệp phát triển của đất nước .

II- Phương pháp và phương tiện dạy học :

1.Phương pháp:

-Đàm thoại,Thảo luận nhóm,Khai thác kiến thức qua hệ thống biểu đồ,bản đồ

2.Phương tiện dạy học:

 - Hình ảnh, tư liệu về thành tựu của công cuộc Đổi mới (tranh ảnh về CN,

 nông thôn mới, dịch vụ công .), tư liệu về VN trong mối quan hệ với các

 nước.

-Số liệu thống kê biểu đồ về thành tựu của công cuộc đổi mới.

 

 

doc109 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3277 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý 12, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là các tỉnh duyên hải NTB và Nam Bộ
Nuôi trồng thủy sản:
- Hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh do:
+ Tiềm năng nuôi trồng thủy sản còn nhiều
+ Các sản phẩm nuôi trồng có giá trị khá cao và nhu cầu lớn trên thị trường
- Ý nghĩa: 
+ Đảm bảo tốt hơn nguyên liệu cho các cơ sở công nghiệp chế biến, nhất là xuất khẩu
+ Điều chỉnh đáng kể đối với khai thác thủy sản
- Hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh nhất là nuôi tôm ở ĐBSCL và đang phát triển ở hầu hết các tỉnh duyên hải
- Nghề nuôi cá nước ngọt cũng phát triển, đặc biệt ở đòng bằng sông Cửu Long và ĐBSH.
Ngành lâm nghiệp
a) Ngành lâm nghiệp ở nước ta có vai trò quan trọng về mặt kinh tế và sinh thái.
Kinh tế: 
+ Tạo nguồn sống cho đông bào dân tộc ít người
+ Bảo vệ các hồ thủy điện, thủy lợi
+ Tạo nguồn nguyên liệu cho một số ngành CN
+ Bảo vệ an toàn cho nhân dân cả ở trong vùng núi, trung du và vùng hạ du.
Sinh thái:
+ Chống xói mòn đất
+ Bảo vệ các loài động vật, thực vật quí hiếm
+ Điều hòa dòng chảy sông ngòi, chống lũ lụt và khô hạn
+ Đảm bảo cân bằng sinh thái và cân bằng nước.
b) Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp (SGK)
Bao gồm : Lâm sinh, khai thác, chế biến
+Trồng : Mỗi năm trồng mới :200 nghìn ha, hàng nghìn ha bị chặt phá. DT rừng trồng : 2,5 tr ha
+ Khai thác: 2,5 tr m3 gỗ/ năm, 220 tr cây tre nứa
+Chế biến gỗ, lâm sản : 400 nhà máy
 I.ĐÁNH GIÁ:
Rừng nước ta hiện nay tập trung nhiều nhất ở đâu, vì sao phải bảo vệ rừng?
Những khó khăn để phát triển thủy sản của nước ta.
II.HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
HS làm bài tập 2 SGK
PHỤ LỤC:
PHIẾU HỌC TẬP
Điều kiện tự nhiên
Điều kiện xã hội
Thuận lợi
Khó khăn
Thuận lợi
Khó khăn
Thông tin phản hồi
Điều kiện tự nhiên
Điều kiện xã hội
Thuận lợi
Khó khăn
Thuận lợi
Khó khăn
- Có bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng
- Nguồn lợi hải sản khá phong phú
- Thiên tai, bão lụt thường xuyên
- Một số vùng ven biển môi trường bị suy thoái
- Nhân dân có nhiều kinh nghiệm và truyền thống đánh bắt nuôi trồng thủy sản
- Phương tiện tàu thuyền, các ngư cụ trang bị ngày càng tốt
- Dich vụ và chế biến thủy sản được mở rộng
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn
- Chính sách khuyến ngư của nhà nước 
- Phương tiện đánh bắt còn chậm đổi mới.
- Hệ thống các cảng cá còn chứa đáp ứng yêu cầu
- Công nghiệp chế biến còn hạn chế… 
 VII / Rút kinh nghiệm :
Ngày soạn 15 tháng 2 năm 2012
Ngày dạy:Tuần 25(20-25/2/2012)
Bài 25:Tiết 27:TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP
I/ Mục tiêu :
1.Kiến thức :
	+ Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta
	+ Hiểu được các đặc trưng chủ yếu của 7 vùng nông nghiệp nước ta
	+ Trfinh bày được xu hướng thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp 
	2. Kỹ năng:
- Trình bày về phân bố một số ngành SXNN, vùng chuyên canh lớn
Phân tích bảng thống kê và biểu đồ để thấy rõ đặc điểm của 7 vùng NN, xu hướng thay đổi trong tổ chức lãnh thổ NN.
3.Thái độ:
	HS phải biết việc đa dạng hoá kinh tế nông thôn là cần thiết nhưng phải biết cách giảm thiểu những mặt trái của vấn đề (môi trường, trật tự xã hội …).
II.	Các phương tiện dạy học:
Atlat Địa lý Việt Nam
Bản đồ nông nghiệp VN
Biểu đồ hình 25 (phóng to).
III. Hoạt động dạy và học:
	1.	Kiểm tra bài cũ: Nêu tóm tắt những điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển, hoạt động khai thác thuỷ sản ở nước ta.
	2.	Bài mới:
Thời
gian
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
20 phút
15 phút
Hoạt động 1 : Nhóm 
Bước 1:
Chia lớp thành 6 nhóm 
GV treo bản đồ nông nghiệp Việt Nam
giao nhiệm vụ 
Căn cứ vào nội dung bảng 33.1
Kết hợp bản đồ nông nghiệp và Atlat 
Địa lý Việt Nam.
Trình bày nội dung ngắn gọn và đặc điểm của vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
(Thời gian hoạt động : 5phút)
Bước 2 :
Đại diện một nhóm trình bày vùng Tây Nguyên, một nhóm trình bày vùng Đông nam bộ.
Các nhóm bổ sung, GV nhận xét, nêu 
vấn đề để khắc sâu kiến thức.
 - Vùng ĐNB và Tây Nguyên có những sản phẩm chuyên môn hoá nào khác nhau? Vì sao có sự khác nhau đó ?
- Các nhóm tranh luận, GV kết luận.
GV gọi một vài hôc sinh lên bảng xác định một số vùng chuyên canh hoá trên bản đồ (lúa, cà phê, cao su).
GV nhắc thêm: trên cơ sở cách làm tại lớp, về nhà các em tự viết báo cáo cho các vùng còn lại; nắm chắc các sản phẩm chuyên môn hoá của mỗi vùng, sự phân bố.
Hoạt động 3: Cá nhân 
Bước 1: 
GV cho HS làm việc với bảng 33.2 và cho biết đặc điểm phân bố sản xuất lúa gạo và thuỷ sản nước ngọt ?
(Mức độ tập trung và hướng phát triển? Tại sao tập trung ở đó?) Chú ý theo hàng ngang.
GV chuẩn nội dung kiến thức và ghi bảng.
Bước 2: 
Cũng tại bảng 33.2, HS làm việc theo hàng dọc để cho thấy xu hướng biến đổi trong sản xuất các sản phẩm ở vùng ĐBSH ?
(Những loại sản phẩm nào, xu hướng biến đổi ra sao?)
GV chuẩn kiến thức và ghi bảng 
Bước 3: GV treo bảng phụ (cơ cấu ngành nghề, thu nhập của hộ nông thôn cả nước). 
 (Xem phụ lục) 
Giảng giải để nét ra nội dung ghi bảng tiếp ý 2. 
Bước 4: GV nêu câu hỏi khắc sâu và giáo dục cho HS.
 - Việc đa dạng hoá nông nghiệp và đa dạng hoá kinh tế nông thôn có ý nghĩa gì?
 HS trả lời, GV chuẩn kiến thức.
GV trình bày thêm: về mặt trái của vấn đề ở nhiều môi trường nước, không khí, các vấn đề xã hội à cần quan tâm. 
GV cho HS làm việc với bảng 33.3 để cho thấy sự phát triển về số lượng và cơ cấu trang trại theo loại hình sản xuất. 
GV treo biểu đồ 33 (vẽ to) và nêu yêu cầu. 
Căn cứ vào biểu đồ cho biết:
 - Trang trại phát triển sớm và tập trung nhiều nhất ở đâu?
 - Kết hợp với kiến thức đã học ở phần trước cho biết những loại hình trang trại đó là gì ?
 - Địa phương em đã có những trang trại gì? Nêu cụ thể. 
1. Các vùng nông nghiệp ở nước ta: 
(SGK) 
3. Những thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta:
a. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp của nước ta trong những năm qua thay đổi theo hai xu hướng chính:
- Tăng cường chuyên môn hoá sản xuất, phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn.
Đẩy mạnh đa dạng hoá nông nghiệp. 
Đa dạng hoá kinh tế nông thôn .
à - Khai thác hợp lý nguồn tài nguyên.
 - Sử dụng kết hợp nguồn lao động, tạo việc làm.
 - Giảm thiểu rủi ro trong thị trường nông sản.
b. Kinh tế trang trại có bước phát triển mới, thúc đẩy sản xuất nông lâm nghiệp và thuỷ sản theo hướng sàn xuất hàng hoá.
Trang trại phát triển về số lượng và loại hình à sản xuất nông nghiệp hàng hoá. 
IV. Đánh giá 
	Trên bản đồ nông nghiệp VN, em hãy xác định vị trí của 2 vùng Tây Nguyên và Trung du miền núi phía Bắc, các sản phẩm chuyên môn hoá của mỗi vùng. Giải thích sự khác nhau về quy mô cây chè. 
V. Hoạt động nối tiếp:
	-	So sánh 2 vùng ĐBSH và ĐBSCL.
VI. Phụ lục: Cơ cấu ngành nghề, thu nhập của hộ nông thôn cả nước 
Cơ cấu ngành nghề chính
Cơ cấu thu nhập chính
Năm
1994
2001
1994
2001
1. Hộ nông lâm thuỷ sản
81,6
80,0
79,3
75,6
2. Hộ công nghiệp – xây dựng
1,5
6,4
7,0
10,6
3. Hộ dịch vụ, thương mại
4,4
10,6
13,7
13,6
Ghi chú: còn lại là các hộ khác 
 VI/ Rút kinh nghiệm :
Ngày soạn 15 tháng 2 năm 2012
Ngày dạy:Tuần 25(20-25/2/2012)
Bài 26 :Tiết 28: CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP
I/ Mục tiêu :
1.Kiến thức :
+ Trình bày và nhận xét được cơ cấu CN theo ngành, theo thành phần kinh tế và theo lãnh thổ. Nêu một số nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi cơ cấu ngành CN.
	2. Kỹ năng:
	- Vẽ và phân tích biểu đồ, số liệu thống kê, sơ đồ về cơ cấu ngành CN
	- Phân tích bản đồ CN chung để trình bày về sự phân hóa lãnh thổ CN 
 II/ Phương tiện dạy học :
Bản đồ công nghiệp VN
Bảng biểu số liệu
Một số tranh ảnh về SX công nghiệp .
III/ Tiến trình dạy học :
	1) Kiểm tra bài cũ :
	Câu hỏi : Tại sao việc phát triển các vùng chuyên canh nông nghiệp kết hợp CN chế biến lại có ý nghĩa rất quan trọng đối với tổ chức lãnh thổ nông nghiệp và phát triển kinh tế – xã hội nông thôn ?
Nội dung bài mới :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1 : Cá nhân 
Bước 1 : GV lần lượt đưa ra các câu hỏi, yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và trả lời, sau đó GV lần lượt chuẩn kiến thức :
Thế nào là cơ cấu CN theo ngành ?
Hãy chứng minh cơ cấu ngành CN của nước ta tương đối đa dạng ?
Em hiểu thế nào là ngành CN trọng điểm ? Hãy trình bày các ngành CN trọng điểm của nước ta.
Bước 2 : GV yêu cầu HS quan sát biểu đồ hình 34.1 để nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu ngành CN của nước ta.
Bước 3 : HS trình bày, GV chuẩn kiến thức, sau đó yêu cầu HS trình bày tiếp hướng hoàn thiện của ngành CN:
Nhận xét biểu đồ :
Ngành CN chế biến luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất > 75%, CN SX, phân phối điện, khí đốt luôn chiếm tỉ trọng thấp nhất < 7%.
GĐ 1996-2005: tỉ trọng của ngành CN chế biến tăng 4,3%, CN khai thác giảm 2,7%, CN SX, phân phối điện, khí đốt, nước giảm 0,6%.
Cơ cấu giá trị sản xuất CN có xu hướng giảm tỉ trọng của ngành CN khai thác và CN sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước; tăng tỉ trọng của ngành CN chế biến.
Kết luận : chuyển dịch hợp lý thích nghi TG và hội nhập.
Hoạt động 2 : Thảo luận theo nhóm 
	Tìm hiểu cơ cấu theo lãnh thổ.
Bước 1 : GV chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm lại chia thành các nhóm nhỏ từ 2-4 HS, sau đó phân công nhiệm vụ cho các nhóm.
Nhóm 1 : Dựa vào hình 34.2 hoặc Atlat Địa lý VN, kết hợp với nội dung trong SGK, hãy trình bày sự phân hóa lãnh thổ CN của nước ta.
Nhóm 2 : Tìm hiểu nguyên nhân của sự phân hóa CN theo lãnh thổ và sự chuyển dịch cơ cấu CN theo vùng lãnh thổ.
Bước 2 : Đại diện HS các nhóm trình bày, yêu cầu các HS góp ý, sau đó GV chuẩn kiến thức và đánh giá kết quả làm việc của các nhóm.
Hoạt động 3 : Cá thể 
Bước 1 : Yêu cầu HS dựa vào hình 34.2 để trình bày cơ cấu CN theo thành phần kinh tế.
Bước 2: Gọi HS trả lời, GV chuẩn kiến thức, sau đó yêu cầu HS nhận xét xu hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế.
Bước 3 : GV đặt câu hỏi :
 	+ Tăng tỉ trọng CN khu vực ngoài Nhà nước có hợp lý không ? Tại sao ?
I. CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP THEO NGÀNH : 
* Khái niệm : SGK
1) Cơ cấu ngành công nghiệp :
Tương đối đa dạng : chia thành 3 nhóm với 29 ngành CN.
Nhóm CN khai thác(4 ngành)
Nhóm CN chế biến(23 ngành)
Nhóm CN sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước(2 ng

File đính kèm:

  • docGiao an 12 cb moi nhat.doc