Đề cương ôn tập thi Tốt nghiệp Địa lý

Câu 1: Nêu vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và ý nghĩa của Trung du và miền núi Bắc bộ?

Giải

 * Vị trí địa lí:

 _ Phía Bắc: giáp với Trung Quốc.

 _ Phía Tây: giáp với Thượng Lào.

 _ Phía Đông: giáp với Vịnh Bắc bộ.

 _ Phía Nam: giáp với Bắc Trung Bộ và Đồng bằng sông Hồng

 

doc33 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1072 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề cương ôn tập thi Tốt nghiệp Địa lý, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 quả:
	_ Các cây trồng, vật nuôi phân bố phù hợp với từng vùng.
	_ Cơ cấu mùa vụ, giống có nhiều thay đổi.
	_ Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn.
	_ Đẩy mạnh xuất khẩu các nông sản nhiệt đới.
Câu 2: Trình bày quá trình phát triển nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hóa góp phần nâng cao hiệu quả của nông nghiệp nhiệt đới?
Giải
	Nền nông nghiệp nước ta phát triển song song với nền nông nghiệp cổ truyền và nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa hiện đại.
	* Đặc điểm:
	* Nền nông nghiệp cổ truyền:
	_ Đặc trưng bởi sản xuất nhỏ, công cụ thủ công, sử dụng nhiều sức người, năng suất lao động thấp.
	_ Sản xuất ra nhiều loại sản phẩm, phần lớn là tiêu dùng tại chỗ, đó là nền nông nghiệp tiểu nông mang tính tự cấp, tự túc.
	_ Phân bố trên nhiều vùng lãnh thổ ở nước ta.
	* Nền nông nghiệp hàng hòa:
	_ Đặc trưng ở chỗ người nông dân quan tâm đến thị trường tiêu thụ.
	_ Mục đích tạo ra nhiều sản phẩm và lợi nhuận.
	_ Quy mô lớn, thâm canh, chuyên môn hóa công nghệ mới, nông nghiệp gắn liền với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp.
	_ Phân bố ở các vùng hiện đại hóa nông nghiệp, có nhiều điều kiện thận lợi phát triển nền nông nghiệp hiện đại.
Câu 3: Trình bày quá trình chuyển dịch kinh tế nông thôn?
Giải
	* Hoạt động nông nghiệp là bộ phận chủ yếu của kinh tế nông thôn:
	_ Bao gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
	_ Dựa vào nông – lâm – ngư nghiệp nhưng chủ yếu là các hoạt động phi nông nghiệp: ngày càng chiếm tỉ trọng lớn hơn.
	* Kinh tế nông thôn bao gồm nhiều thành phần kinh tế:
	_ Các doanh nghiệp nông – lâm nghiệp và thủy sản.
	_ Các hợp tác xã nông – lâm nghiệp và thủy sản.
	_ Kinh tế hộ gia đình.
	_ Kinh tế trang trại.
	* Cơ cấu nông thôn đang từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa và đa dạng hóa:
	_ Hình thành các vùng nông nghiệp chuyên môn hóa.
	_ Kết hợp nông nghiệp với công nghiệp chế biến.
	_ Hướng mạnh ra xuất khẩu.
Chủ đề 15: Vấn đề phát triển nông nghiệp:
Câu 1: Khái quát tình hình phát triển của ngành trồng trọt ở nước ta?
Giải
	* Trồng cây lương thực:
	_ Đảm bảo lương thực cho dân.
	_ Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu chế biến.
	_ Dùng để xuất khẩu.
	_ Đa dạng hóa sản xuất.
	* Thuận lợi:
	+ Nước ta có đất đai, khí hậu tương đối thuận lợi, nguồn giống đa dạng.
	+ Xây dựng hệ thống thủy lợi, nguồn lao động dồi dào, áp dụng KH – KT, áp dụng thâm canh, xen canh.
	* Khó khăn:
	+ Nhiều thiên tai, bão lũ,
	+ Nhiều sâu bệnh
	à Làm cho năng suất và chất lượng nông sản không ổn định.
	* Xu hướng phát triển nông nghiệp:
	_ Diện tích: tăng lên (từ 5,6 triệu ha à 7,5 triệu ha), sau đó giảm nhẹ còn hơn 7,3 triệu ha.
	_ Mùa vụ: thay đổi, năng suất và sản lượng tăng nhờ áp dụng tiến bộ KH – KT.
	_ Bình quân lương thực: 470 kg/năm.
	_ Xuất khẩu: Việt Nam xuất khẩu lương thực hàng đầu thế giới.
	_ Các vùng trọng điểm: Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng.
	* Sản xuất cây thực phẩm:
	_ Rau đậu được trồng khắp các địa phương, tập trung ở các thành phố lớn.
	_ Diện tích trồng rau cả nước là trên 500 nghìn ha.
	_ Diện tích đậu các loại là trên 200 nghìn ha.
	_ Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến.
	_ Tăng thu nhập trong nền sản xuất nông nghiệp nhiệt đới.
	* Cây công nghiệp và cây ăn quả:
	* Cây công nghiệp:
	_ Điều kiện tự nhiên:
	+ Nguồn sinh vật phong phú.
	+ Đất, nước, khí hậu thuận lợi.
	_ Điều kiện xã hội:
	+ Nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm sản xuất.
	+ Cơ sở hạ tầng: giao thông, thủy lợi,
	+ Chính sách hợp lí của nhà nước: vay vốn, chế biến, xuất khẩu thực phẩm
	_ Cây công nghiệp chủ yếu là cây công nghiệp nhiệt đới.
	_ Cây công nghiệp gồm:
	+ Cây công nghiệp lâu năm: tăng cả diện tích, sản lượng, đóng vai trò quan trọng nhất là: cao su, hồ tiêu, cà phê,
	+ Cây công nghiệp hàng năm: mía, lạc, đậu tương,
_ Đông Nam Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ là nơi trồng nhiều cây công nghiệp lâu năm.
	* Cây ăn quả:
	_ Phát triển mạnh chủ yếu là ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Bắc Giang: chuối, cam, xoài,
Câu 2: Trình bày tình hình phát triển của ngành chăn nuôi?
Giải
	_ Ngành chăn nuôi chiếm tỉ trọng nhỏ trong nông nghiệp (25%).
	_ Xu hướng phát triển:
	+ Chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa.
	+ Hình thức trang trại quy mô lớn.
	+ Tăng sản phẩm không qua giết thịt (trứng, sữa,).
	* Thuận lợi:
	+ Thức ăn đảm bảo tốt.
	+ Các dịch vụ về giống cũng phát triển tốt.
	+ Các kĩ thuật chăn nuôi tiến bộ chủ yếu qua thú y, dịch vụ chăn nuôi.
	* Khó khăn :
	+ Nhiều dịch bệnh.
	+ Năng suất chăn nuôi còn nhiều hạn chế.
	+ Chăn nuôi nhỏ lẻ à hiệu quả kinh tế chưa cao.
	* Chăn nuôi lợn và gia cầm:
	_ Lợn và gia cầm là hai nguồn cung cấp thịt chủ yếu. Đàn lợn hơn 27 triệu con, cung cấp ¾ sản lượng thịt các loại.
	_ Chăn nuôi gia cầm tăng mạnh, tổng đàn trên 250 triệu con.
	* Chăn nuôi gia súc ăn cỏ:
	_ Trâu ở mức 2,9 triệu con, đàn bò bằng 2/3 đàn trâu, đến 2005 là 5,5 triệu con, có xu hướng tăng mạnh, nuôi trâu nhiều nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
	_ Bò được nuôi nhiều ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
	_ Chăn nuôi bò sữa, dê, cừu 1314 nghìn con.
Chủ đề 16: Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp:
Câu 1: Hãy phân tích những thuận lợi, khó khăn và sự phân bố, phát triển của ngành thủy sản?
Giải
	* Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thủy sản:
	* Thuận lợi:
	_ Điều kiện tự nhiên:
	+ Bờ biển dài: 3260 km, vùng đặc quyền kinh tế rộng.
	+ Nguồn lợi thủy hải sản lớn, trữ lượng lớn, khoảng 4 triệu tấn.
	+ Có 4 ngư trường lớn: 
	+ Cà Mau – Kiên Giang.
	+ Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa Vũng Tàu.
	+ Hải Phòng – Quảng Ninh.	
	+ Hoàng Sa – Trường Sa.
	+ Nuôi thủy hải sản thuận lợi, nước ngọt, lợ mặn (diện tích mặt nước nhiều).
	_ Điều kiện xã hội:
	+ Người dân có nhiều kinh nghiệm trong khai thác, nuôi trồng thủy sản.
	+ Phương tiện, ngư cụ ngày càng được cải tiến.
	+ Dịch vụ chế biến thủy hải sản phát triển.
	+ Thị trường tiêu thụ được mở rộng.
	+ Chính sách khuyến ngư của nhà nước được phát huy có hiệu quả.
* Khó khăn: 
	_ Điều kiện tự nhiên:
	+ Thường chịu ảnh hưởng của thiên tai, bão biển.
	+ Môi trường ven biển bị suy thoái, ô nhiễm (dầu lan).
	_ Điều kiện xã hội:
	+ Một số phương tiện đánh bắt còn lạc hậu, cũ kĩ.
	+ Hệ thống các cảng cá chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển hiện nay.
	+ Công nghệ chế biến còn hạn chế.
	* Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản:
	_ Ngành thủy sản có bước phát triển đột phá.
	_ Nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao.
	+ Khai thác thủy sản: sản lượng tăng khoảng 2 triệu tấn/năm, chủ yếu ở các tỉnh ven biển (Nam Trung Bộ).	
	+ Nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh.
	+ Tiềm năng nuôi thủy sản lớn: tôm, cá,(Đồng bằng sông Cửu Long).
	+ Giá trị các sản phẩm thủy sản cao, nhu cầu thị trường lớn (trong nước và xuất khẩu).
	* Ý nghĩa:
	+ Cung cấp nhu cầu hàng ngày cho người dân.
	+ Cung cấp cho công nghiệp chế biến.
	+ Nguồn nguyên liệu xuất khẩu.
	+ Nuôi trồng thủy sản đem lại hiệu quả kinh tế cao: cá tra, cá basa, cá kèo,(Đồng bằng sông Cửu Long).
Câu 2: Tình hình phát triển và vai trò của lâm nghiệp?	
Giải
	* Lâm nghiệp ở nước ta có vai trò quan trọng về mặt kinh tế và sinh thái:
	_ Về kinh tế:
	+ Tạo nguồn sống cho các dân tộc ít người, vùng núi.
	+ Bảo vệ các hồ thủy điện, thủy lợi.
	+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến (gỗ giấy).
	+ Tạo nguồn lâm sản xuất khẩu.
	+ Bảo vệ an toàn cho nhân dân vùng núi, vùng hạ lưu các sông.
	_ Về sinh thái:
	+ Bảo vệ nguồn đất.
	+ Đảm bảo cân bằng sinh thái tự nhiên.
	+ Bảo vệ và duy trì mạch nước ngầm.
	+ Chống xói mòn, lũ.
	+ Bảo vệ sông ngòi, điều hòa dòng chảy, hạn chế khô hạn.
	* Tài nguyên rừng của nước ta vốn giàu có nhưng đã bị suy thoái nhiều:
	_ Có 3 loại rừng:
	+ Rừng phòng hộ: đầu nguồn, ngăn lũ, vùng ven biển, chắn sóng, gió bão,
	+ Rừng đặc dụng: bảo tồn tự nhiên (vườn quốc gia).
	+ Rừng sản xuất: rừng trồng, khai thác lâm sản.
	* Sự phát triển và phân bố lâm sản:
	_Các hoạt động lâm nghiệp bao gồm trồng rừng, khai thác, chế biến gỗ, lâm sản.
	+ Trồng rừng: cả nước có khoảng 2,5 triệu ha, chủ yếu là rừng làm nguyên liệu giấy, rừng phòng hộ.
	+ Về khai thác: mỗi năm khai thác khoảng 2,5 triệu m3 gỗ, khoảng 120 triệu cây tre luồng và gần 100 triệu cây nứa,
	_ Gỗ là sản phẩm quan trọng nhất.
	_ Rừng còn được khai thác để cung cấp nguồn gỗ, củi và than củi.
Chủ đề 17: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp:
Câu 1: Trình bày các nhân tố tác động đến tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta?
Giải
	* Các nhân tố tác động đến tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta:
	_ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên là cơ sở nền tảng cho sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp:
	+ Đất đai: feralit (miền núi), phù sa (đồng bằng) à thuận lợi cho sự phân hóa lãnh thổ.
	+ Khí hậu: nhiệt đới gió mùa.
	+ Sinh vật: đa dạng về sinh thái, chủng loài kể cả nước mặn, nước lợ, nước ngọt,
	_ Điều kiện xã hội:
	+ Dân cư và nguồn lao động dồi dào.
	+ Cơ sở vật chất kĩ thuật: hệ thống thủy lợi, các biện pháp sản xuất,
	+ Chính sách của nhà nước: vốn, xuất khẩu.
	+ Thị trường: rộng lớn.
	_ Đối với nền sản xuất nhỏ, lẻ, tự túc, tự cấp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên.
	_ Đối với sản xuất hàng hóa quy mô lớn phụ thuộc vào điều kiện xã hội.
	_ Lịch sử: tập quán sản xuất và kinh nghiệm sản xuất.
Câu 2: Trình bày các vùng nông nghiệp chủ yếu ở nước ta?
Giải
	_ Vùng nông nghiệp là một bộ phận lãnh thổ nhất định chuyên canh tác, sản xuất về các sản phẩm nông nghiệp có thể là quy mô lớn, có 7 vùng nông nghiệp:
	+ Trung du và miền núi Bắc Bộ.
	+ Đồng bằng sông Hồng.
	+ Bắc Trung Bộ.
	+ Duyên hải Nam Trung Bộ.
	+ Tây Nguyên.	
	+ Đông Nam Bộ.
	+ Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 3: Hãy phân tích những thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta?
Giải
	* Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp của nước ta trong những năm qua thay đổi theo hai hướng chính:
	_ Tăng cường chuyên môn hóa sản xuất, phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu.
	_ Đẩy mạnh đa dạn

File đính kèm:

  • docDe cuong on thi TN 20092010 mon Dia.doc