Chủ đề Sự phát triển của cá xương - Hoàng Thị Nghiệp
3.5. pH
- Giá tri pH của môi trường cũng là giới hạn của thời kỳ phát triển phôi.
- Thí nghiệm trên cá mè trắng và cá trắm cỏ cho thấy pH thích hợp cho phôi phát triển là từ 6.5-7.0. Giá trị pH bằng 5 là giới hạn axit gây sốc.
- Mỗi loài cá có một giới hạn thích hợp nhất định đối với giá trị pH của môi trườngGiá trị pH = 7 là trung tính; < 7 mang tính acid và > 7 mang tính kiềm.
- pH có thể kiểm tra được bằng giấy quỳ, Test so màu, pH kế.
- Sự biến động của pH trong bể ương chủ yếu là do tảo và thay nước, pH biến động mạnh còn thể hiện chất lượng nước kém.
- Anh hưởng gián tiếp thông qua thay đổi hàm lượng NH3, H2S, ngoài ra còn ảnh hưởng đến sự điều hoà áp xuất thẩm thấu.
- Thường xuyên kiểm tra vào buổi sáng, chiều, kiểm soát sự biến động pH < 0,5 đơn vị/ ngày.
o động, phần lớn bất độngNăng lực thụ tinh: - Tinh trùng cá xương có thể duy trì khả năng thụ tinh khá lâu nếu giữ ở nhiệt độ thấp từ 0-40C. Ví dụ: nếu giữ tinh trùng cá chép ở nhiệt độ từ 22-230C thì nó có khả năng thụ tinh trong vòng 14 giờ Ở nhiệt độ từ 0-60C: duy trì khoảng 15 ngày. Ngoài ra người ta có thể bảo quản tinh cá trong Nitơ loãng ở nhiệt độ -180C, nhưng cách bảo quản này cho tỷ lệ thụ tinh thấp. Tuổi thọ: -Tuổi thọ của tinh trùng phụ thuộc vào một số yếu tố môi trường như: ánh sáng và độ muối; Nếu chiếu trực tiếp ánh sáng mặt trời sẽ có tác động xấu đến tuổi thọ của tinh trùng. Hay khi giữ tinh cá trong dung dịch đẳng trương, tuổi thọ tinh trùng được duy trì lâu nhất. -Ngoài ra tuổi thọ tinh trùng còn phụ thuộc vào tình trạng cá đực: Nếu cá đực được nuôi dưỡng tốt trong quá trình thành thục thì tinh trùng của nó khoẻ mạnh và tuổi thọ của nó dài hơn những cá ở điều kiện nuôi dưỡng kém. 1.3 CÁ CÁI: BUỒNG TRỨNG VÀ TẾ BÀO TRỨNG 1.3.1 buồng trứng:- Buồng trứng cá xương hình trụ, bên trong có xoang, phía dưới thu hẹp lại tạo thành một ống dẫn trứng ngắn trước khi đỗ ra ngoài qua lỗ sinh dục. - Vị trí và hình thái của buồng trứng gần giống với tinh hoàn. Khi thành thục, buồng trứng có kích thước rất lớn.Giai đoạn 1 Buồng trứng có kích thước bé, gồm 2 dãi mảnh,màutrắng trong. Bên trong buồng trứng có các tế bào trứng non,đangở giai đoạn sinh trưởng sinh chất và biến đổi nhân. - Trong thực tiển sản xuất, người ta chia quá trình phát triển buồng trứng cá xương thành 6 giai đoạn chính: Giai đoạn 2 - Kích thước buồng trứng lớn hơn, có màu trắng đục.- Hệ số thành thục ở một số loài khác nhau thì khác nhau (cá mè Vinh có hệ số thành thục: 0,08 - 0,55 %). Xung quanh mỗi tế bào trứng xuất hiện một lớp tế bàonang (tế bào follicul). Tuy nhiên, xét về mặt phát triển noãn bàothì các tế bào sinh dụcnày vẫn còn ở thời kỳ sinh trưởng sinh chất và biến đổi nhângiống nhưở giai đoạn 1. Giai đoạn 3 Kích thước buồng trứng bắt đầu tăng nhanh và có màu vàng nhạt. Hệ số thành thục tăng nhanh (cá mè vinh có hệ số thành thục: 0,55 - 3,10 %). Mắt thường có thể nhìn thấy các hạt trứng. Đây là giai đoạn có nhiều biến đổi phức tạp, do vậy để tiện theo dõi người ta chia làm nhiều phase (giai đoạn phụ) khác nhau: - Phase 3.1: Ở ngoại vi tế bào trứng xuất hiện một hàng không bào ngay sát màng của nó. - Phase 3.2: Xuất hiện thêm một hàng không bào phía dưới hàng không bào cũ. Lúc này số hàng không bào là 2. - Phase 3.3: Số lượng không bào tăng lên thêm nhiều, chiếm khoảng một nửa không gian từ màng nhân đến màng tế bào. - Phase 3.4: Tế bào trứng bắt đầu tích luỹ noãn hoàng và bắt đầu xuất hiện các hạt noãn hoàng từ nhân và lan dần ra ngoại vi. - Phase 3.5: Tích lũy đủ noãn hoàng và noãn hoàng dồn không bào ra ngoại vi. Không bào bị vỡ chỉ còn lại một lớp và gọi là lớp hạt vỏ, có tác dụng hình thành màng thụ tinh sau này. CƠ CHẾ ĐIỀU KHIỂN QUÁ TRÌNH TÍCH LŨY NOÃN HOÀNG GANCHẤT NOÃN HOÀNG TỔ CHỨC BUỒNG TRỨNG GIAI ĐOẠN 3Giai đoạn 4 Kích thước buồng trứng tối đa và chuyển sang màu vàng đậm hoặc xanh vàng (cá ăn thực vật). Nhân chuyển dần về cực động vật. Hệ số thành thục tăng (cá mè vinh có hệ số thành thục: 19,7 - 50 %). SỰ DI CHUYỂN CỦA NHÂN VỀ CỰC ĐỘNG VẬTNHÂN ĐANG DI CHUYỂNNHÂN DI CHUYỂN RA NGOẠI VIGiai đoạn 5 Buồng trứng mềm và nếu ấn nhẹ trứng có thể chảy ra ngoài qua lỗ sinh dục. Ở giai đoạn này, trứng đã rụng và rơi vào xoang buồng trứng. Nhân đã chuyển hoàn toàn về cực động vật. Giai đoạn 6 Giai đoạn sau khi cá đẻ. Sản phẩm sinh dục đã thải ra ngoài, còn gọi là giai đoạn tiêu hủy. Thể tích buồng trứng thu hẹp lại. Trong buồng trứng còn lại các vết của tế bào nang, các tế bào trứng chín muồi còn sót lại và các noãn bào non thuộc thời kỳ sinh trưởng sinh chất và biến đổi nhân. Chú ý: Khi cá đẻ xong, sau khi phục hồi sức khỏe, người ta bỏ đói cá để các tế bào trứng sót lại và tế bào nang bị hấp thu hết đi để tế bào non phát triển. Trong thực tế, sau khi cá đẻ ở giai đọan 6, thì buồng trứng quay về giai đoạn 2, bỏ qua giai đọan 1, vì ở giai đoạn 1 đã hình thành sẳn (trứng non) và nó chỉ có ở lúc cá mới lớn. 1.3.2 tế bào trứng cá cáiTrứng cá xương thuộc loại trứng đoạn hoàng. Noãn hoàng chiếm một tỷ lệ lớn khối lượng của trứng, tập trungchủ yếu ở cực thực vật.Trứng của các loài cá xương đều chứahàm lượng chất dinhdưỡng khá cao. - Phân tích trứng cá chépta thấy: nước chiếm 66.3% , protein chiếm 25.7% lipid 6.2%, và tro 2%. Trứng cáđa số đều có màu sắc, có thể là màu xanh nhạt vàng nhạt, da cam hoặc đỏ gạch. Trứng nổi: Loại này nổi trên mặt nước nhờ trứng có một giọt mỡ lớn như trứng nhiều loài cá biển: cá mòi, cá trích cá đối, Trứng bán nổi: Loại này lơ lửng trong tầng nước như cá mè, cá trắm cỏ, Trứng chìm: Loại này chìm xuống đáy hoặc bám vào các giá thể, và thực vật dưới đáy các thủy vực ngư trứng cá chép ở nước ngọt, cá chuồn ở nước biển, 1.2.4 sự phân chia trứng cá theo điều kiện sinh thái2.1 Sự thụ tinh - Đại đa số ở cá xương, quá trình thụ tinh xảy ra trong môi trường nước. Trứng và tinh trùng đồng thời được thải ra từ cá cái và cá đực. - Tinh trùng xâm nhập vào trứng thông qua noãn khổng ở cực động vật. Kích thước noãn khổng vừa đủ để cho một tinh trùng chui qua. Đây là một cơ chế nhằm ngăn cản không cho nhiều tinh trùng xâm nhập vào tế bào trứng. - Sau khi tinh trùng xâm nhập vào tế bào trứng, màng thụ tinh và xoang thụ tinđược hình thành, đồng thời tế bào chất ở các phần khác của trứng cũng dồn về cực động vật. - Như vậy ở cực động vật lúc này gồm có nhân tinh trùng, nhân tế bào trứng và khối tế bào chất. Chính các thành phần này tạo nên đĩa phôi nằm trên khối noãn hoàng. - Tiếp theo màng của nhân tinh trùng và màng của nhân trứng vỡ ra, các nhiễm sắc thể của chúng hoà nhập vào nhau tạo thành một thể thống nhất. Thoi phân cắt xuất hiện ở hai cực của bộ nhiễm sắc thể mới, quá trình phân cắt trứng bắt đầu. II.PHÁT TRIỂN PHÔI Trứng cá xương thuộc loại trứng đoạn hoàng. Phân cắt thuộc dạng không hoàn (dạng đĩa). Quá trình phân cắt trứng chỉ diễn ra ở khu vực đĩa phôi nằm ở phía cực động vật. Khối noãn hoàng giữ nguyên, không tham gia quá trình phân cắt. 2.2 phân cắt trứngCÁC GIAI ĐOẠN PHÂN CẮT TRỨNG Giai đoạn 2 phôi bào Giai đoạn 4 tế bào Giai đoạn phôi nang Giai đoạn 8 tế bào 2.3 HÌNH THÀNH PHÔI NANG - PHÔI VỊ - Sau quá trình phân cắt, đĩa phôi gồm nhiều phôi bào nhỏ và nằm trên khối noãn hoàng, gọi là phôi nang. Lần lượt theo các bước phát triển, phôi nang được chiathành ba giai đoạn phụ: + Phôi nang cao: Đĩa phôi nhô lên cao trên túi noãn hoàng, eo thắt giữa phôi và khối noãn hoàng nhìn thấy rõ rệt. + Phôi nang thấp: Đĩa phôi có xu hướng phủ xuống khối noãn hoàng, do vậy eo thắt giữa chúng ít rõ rệt dần. + Phôi nang muộn: Đĩa phôi phủ xuống dần noãn hoàng, giữa chúng tạo thành một khối hình cầu, eo thắt hoàn toàn biến mất.- Phía trong trứng, giữa đĩa phôi và túi noãn hoàng xuất hiện một khe hẹp, đó là xoang phôi nang. Phôi nang của cá xương thuộc loại phôi nang dạng đĩa. - Khi đĩa phôi phủ được từ 1/3 đến 1/2 túi noãn hoàng thì quá trình tạo phôi vị bắt đầu. 2.4 SỰ HÌNH THÀNH CƠ QUAN - Đầu tiên là sự hình thành của hệ thần kinh từ các tế bào của lá phôi ngoài biệt hoá tạo thành. - Hệ thần kinh sơ khởi bao gồm não bộ và tủy sống. Khi não bộ đang là não bộ sơ khỏi với ba phần thì bọc mắt được hình thành từ hai túi lồi mọc ra ở hai bên não trước. - Tiếp theo xuất hiện hai túi tai phía sau do sự lõm vào của ngoại bì. Lúc này thân phôi dài dần ra, mầm đuôi được hình thành phía sau thân phôi. Lúc đầu nó áp sát vào túi noãn hoàng về sau tách ra, dần dần tạo thành phần đuôi. - Hệ thống mạch máu và tim cũng được hình thành sau đó. Máu vận chuyển và tim đập nhẹ. Lúc đầu máu chưa có hồng cầu về sau có hồng cầu. Phôi nang Phôi vị Phôi thần kinh Hình thành bọc mắt Hình thành mầm đuôi Phôi hoàn chỉnhCÁC PHÔI ĐÃ HÌNH THÀNHTrước lúc cá nở, phôi chuyển động mạnh lên,tim cũng đập nhanh và mạnh hơn.Đuôi dài do có sự hình thành thêmcác đốt cơ đuôi. Bọc mắtphát triển thành cốc mắt và túi tai đã có nhỉ thạch. Cá nở được là do sự vậnđộng của phôi và tácdụng của men nở. Trước khi cá nở, quanh mắt và dưới của cá con xuất hiện nhiềutuyến nở, đó là các tuyến đơn bào. Men nở có tác dụng hoà tanmàng của trứng. Hoạt tính của men nở phụ thuộc vào nhiệt độ nước. Khi nhiệt độ cao, hoạt tính của men nở sẽtăng hơn. Ngược lại khi độoxyhoà tan giảm thì hoạt tính men nở cũng tăng lên. 2.5 CÁ NỞ Cá mới nở Cá một ngày tuổi Cá 2-3 ngày tuổi III. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN PHÔI 3.1. Chất lượng trứng: Đây là yếu tố chủ quan, yếu tố bên trong của cá. Độ thành thục của trứng có tác dụng quyết định đến tỷ lệ thụ tinh và sự phát triển phôi sau này. - Có thể chia trứng thành 3 loại: Trứng chín, trứng chưa chín, và trứng quá chín. Trứng quá chín lưu lại trong xoang buồng trứng, do đó màng của tế bào trứng dày và trơ với tinh trùng. 3.2. Nhiệt độ nước: Nhiệt độ là yếu tố gây ảnh hưởng rõ rệt nhất lên tốc độ phát triển của phôi. Mỗi loài cá thích ứng với một giới hạn nhiệt độ nhất định. - Nhìn chung cá ở vùng ôn đới và hàn đới có giới hạn nhiệt độ phát triển phôi trong khoảng 3 -14 0C; ở vùng nhiệt đới khoảng từ 18-320C. Trong giới hạn đó, khi nhiệt độ tăng thì tốc độ phát triển tăng lên. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN PHÔI (tt) 3.3. Oxy hòa tan - Hàm lượng oxy trong nước cũng có ảnh hưởng rất lớn đến thời kỳ phát triển phôi. - Trong thời kỳ này các quá trình sinh hoá - sinh lý xảy ra rất mạnh nên nhu cầu về oxy của phôi cao hơn nhiều so với các thời kỳ khác. Ví dụ: Ngưỡng oxy của các thời kỳ phát triển của cá mè trắng: Thời kỳ phôi thai : 1,6 mg/l Thời kỳ ấu thể : 0,79 mg/l Thời kỳ trưởng thành : 0,3-0,4 mg/l - Sự trao đổi khí của phôi với môi trường bên ngoài phải thông qua màng trứng và xoang nước quanh trứng nên đòi hỏi hàm lượng oxy hoà tan trong nước cao mới đáp ứng được nhu cầu hô hấp của nó. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN PHÔI (tt)3.4. Ánh sáng - Màu sắc và cường độ ánh sáng cúng là tác nhân quan trọng. Ánh sáng vàng nhạt và ánh sáng trắng có tác dụng tốt còn ánh sáng đậm màu (xanh lá cây, lam, đỏ) sẽ gây ảnh
File đính kèm:
- Copy of semina2.ppt