Bài giảng Tiếtt 1: Văn bản: Con rồng cháu tiên

Kết quả cần đạt.

- Bước đầu nắm được định nghĩa truyền thuyết. hiểu nội dung, ý nghĩa và những chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện Con Rồng cháu Tiên và Bánh chưng, bánh Giầy trong bài học. Kể được hai truyện này.

- Nắm được định nghĩa về từ và ôn lại các kiểu cấu tạo từ tiếng Việt đã học ở bậc tiểu học.

-Nắm được mục đích giao tiếp và các dạng thức của văn bản.

 

doc155 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1581 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiếtt 1: Văn bản: Con rồng cháu tiên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhận xét gì về sự việc trong văn tự sự?
- Trình bày.
- Khái quát và chốt nội dung bài học.
- Đọc Ghi nhớ 1: (SGK, T.28).
 Trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh gồm có những nhân vật nào?
- Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh gồm những nhân vật sau:
 + Hùng Vương.
 + Mị Nương.
 + Sơn Tinh.
 + Thuỷ Tinh. 
 Những nhân vật trong truyện được kể như thế nào?
Š Những nhân vật đó được kể kể như sau:
 - Được gọi tên, đặt tên: Hùng Vương, Mị Nương, Sơn Tinh,Thuỷ Tinh. 
 - Được giới thiệu lai lịch, tính cách, tài năng:
 Ví dụ: 
 + Trong truyện, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh được kể thông qua các việc làm, hành động, ý nghĩ, lời nói,...(Sơn Tinh: Vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bài, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi,....Bốc từng quả đồi, rời từng dãy núi ngăn chặn dòng nước lũ,...)
 + Được miêu tả chân dung, trang phục, trang bị, dáng điệu,...
 Những nhân vật trên giữ vai trò gì trong câu chuyện?
- Là kẻ thực hiện các sự việc vừa là kẻ được nói tới, được biểu dương hay bị lên án.
 Trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh nhân vật chính là ai? Nhân vật nào được nói tới nhiều nhất? Nhân vật phụ là những ai? giữ vai trò gì?
- Trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, nhân vật chính, có vai trò quan trọng nhất là nhân vật Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
- Nhân vật được nói tới nhiều nhất là Thuỷ Tinh.
- Nhân vật phụ: Hùng Vương, Mị Nương. Tuy là nhân vật phụ nưng họ lại rất cần thiết không thể bỏ được, vì nếu bỏ thì câu chuyện có nguy cơ lệch hướng hoặc bị đổ vỡ.
 Như vậy nhân vật trong văn tự sự giữ vai trò gì?
- Trình bày.
- Khái quát và chốt nội dung.
- Đọc Ghi nhớ: (SGK, T.38).
- Như vậy chúng ta vừa tìm hiểu những đặc điểm cơ bản về sự việc và nhân vật trong văn tự sự. Để hiểu rõ hơn những đặc điểm đó, tiết sau chúng ta sẽ luyện tập, tiết học này kết thúc ở đây.
I. Đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự. 
( 37’)
 1. Sự việc trong văn tự sự:
 * Ví dụ:
 Sự việc trong văn tự sự được trình bày một cách cụ thể, do nhân vật cụ thể thực hiện, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả,... Sự việc trong văn tự sự được sắp xếp theo một trật tự, diễn biến sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt.
 * Ghi nhớ: 
(SGK, T.38).
 2. Nhân vật trong văn tự sự.
 * Ví dụ:
 Nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện trong văn bản. Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng của văn bản. Nhân vật phụ chỉ giúp cho nhân vật chình hoạt động. Nhân vật được thể hiện qua các mặt: tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm,...
 * Ghi nhớ:
 (SGK, T.38).
Hết tiết 1
 c- Củng cố( 1’)
 Khi trình bày sự việc trong văn tự sự cần chú ý điều gì? nhân vật trong văn tự sự hiện ra như thế nào, có vai trò gì?
 HS: - Đọc ghi nhớ (SGK, T.38).
 d- Hướng dẫn học bài ở nhà( 1’)
 - Xem lại bài học.
	- Tập phân tích sự việc và nhân vật trong một văn bản tự sự tự chọn.
	- Đọc và nghiên cứu phần Luyện tập -> Giờ sau học tiếp.
Ngày soạn: 3 / 9 /2011 Ngày giảng: 7 / 9 / 2011 Lớp 6C
 Tiết 12. Tập làm văn:
SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ (tiếp)
 1. Mục tiêu .
 a. Kiến thức:
 - Củng cố, nắm vững vai trò, đặc điểm hai yếu tố then chốt của tự sự: sự việc và nhân vật.
 b. Kĩ năng:
- Vận dụng những kiến thức đã học rèn luyện kĩ năng nhận diện, phân loại nhân vật, tìm hiểu, xâu chuỗi các sự việc, chi tiết trong truyện.
 c. Thái độ:
 - Thấy được vai trò của sự việc và nhân vật trong văn tự sự.
2. Chuẩn bị.
 a. Giáo viên: Nghiên cứu soạn giảng.
 b. Học sinh: Học bài cũ; Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên (làm bài tập SGK,T.38, 39).
3.Tiến trình bài dạy
 a. Kiểm tra bài cũ: (15’)
Câu hỏi kiểm tra miệng
Trình bày những đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự?
 Đáp án - biểu điểm:
 - Sự việc trong văn tự sự được trình bày một cách cụ thể, do nhân vật cụ thể thực hiện, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả,... Sự việc trong văn tự sự được sắp xếp theo một trật tự, diễn biến sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt. (5 điểm) 
 - Nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện trong văn bản. Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng của văn bản. Nhân vật phụ chỉ giúp cho nhân vật chình hoạt động. Nhân vật được thể hiện qua các mặt: tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm,...(5 điểm)
* Giới thiệu bài: (1phút)
 - Trong tiết học trước các em đã nắm được những đặc điểm sự việc và nhân vật trong văn tự sự. Trong tiết học này, chúng ta sẽ củng cố lại nội dung bài học trong phần luyện tập.
Giáo viên ghi tên đầu bài lên bảng
 b. Dạy nội dung bài mới:
HOẠT ĐỌNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
GV
?
HS
GV
GV
HS
? 
HS
 ? 
HS
? 
HS
GV
? 
HS
GV
HS
GV
- Ghi lại những tiêu mục đã thực hiện ở tiết trước →
(1 Phút)
Chỉ ra những việc mà các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đã làm?
- Đứng tại chỗ trả lời (có bổ sung).
- Nhận xét ghi kết quả bài tập lên bảng.
- Chia lớp làm 3 nhóm (thảo luận 5 phút) câu hỏi a, b, c, trong bài tập 1 (SGK,T.39).
- Thảo luận sau đó đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình (có nhận xét, bổ sung).
- Nhận xét, bổ sung và ghi nhanh kết quả lên bảng.
 Nhận xét vai trò, ý nghĩa của các nhân vật?
- Trả lời.
 Tóm tắt truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh theo sự việc của các nhân vật chính?
- Trả lời– Nhận xét.
- Nhận xét - chốt
Tại sao truyện lại gọi là Sơn Tinh, Thuỷ Tinh? Có thể đổi thành các tên khác như: Vua Hùng kén rể, truyện Vua Hùng, Mị Nương, Sơn tinh và Thuỷ Tinh, Bài ca chiến công của Sơn Tinh..., bài ca thắng lũ bão...được không? Vì sao?
- Trả lời – Nhận xét.
- Nhận xét - chốt
 Cho nhan đề truyện một lần không vâng lời. Em hãy tưởng tượng để kể một câu chuyện theo nhan đề ấy. Em dự định sẽ kể sự việc gì, diễn biến ra sao, nhân vật là ai?
- Làm việc cá nhân (7 phút).
- Gợi ý: Ví dụ:
 + Kể việc không vâng lời mẹ (bố, ông bà, thầy, cô,...).
 + Chuyện xảy ra vào chiều chủ nhật (một buổi ngoại khoá, một tiết tự quản,...).
 + Ở nhà, trường,...
 + Nhân vật chính là bản thân em hoặc là một nhân vật (tự đặt tên) (GV lưu ý HS đặt tên nhân vật nên sử dụng đại từ chỉ định chung).
- Trình bày kết quả (có nhận xét, bổ sung).
- Nhận xét, đánh giá.
I. Ý nghĩa và đặc trưng chung của phương thức tự sự. 
 1. Sự việc trong văn tự sự.
 2. Nhân vật trong văn tự sự.
II. Luyện tập.
 (27 phút)
 1. Bài tập 1: 
(SGK, T.38, 39)
 + Vua Hùng: Kén rể, mời các lạc hầu bàn bạc, gả Mị Nương cho Sơn Tinh.
 + Mị Nương: Theo chồng về núi.
 + Sơn Tinh:Đến cầu hôn, đem sính lễ đến trước, rước Mị Nương về núi, dùng phép lạ đánh nhau với Thuỷ Tinh mấy tháng trời, hàng năm: bốc đồi, rời núi, dựng thành luỹ ngăn nước, cáng đánh, càng vững vàng .
 + Thuỷ Tinh: Đến cầu hôn, đem sính lễ đến muộn, đem quân đuổi theo Sơn Tinh định cướp Mị Nương, hô mưa, gọi gió, làm thành giông bão, dâng nước sông cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Sức kiệt, thần đành rút quân, nhưng hằng năm vẫn làm mưa, làm gió, bão, dâng nước đánh Sơn Tinh. Cuối cùng cũng chẳng làm gì nổi Thần non Tản , Thuỷ thần đành phải rút quân về.
a) Vai trò, ý nghĩa của các nhân vật:
 + Vua Hùng: Nhân vật phụ nhưng không thể thiếu vì ông là người quyết định cuộc hôn nhân lịch sử.
 + Mị Nương: Nhân vật phụ nhưng cũng không thể thiếu vì nếu không có nàng thì không có chuyện hai thần xung đột ghê gớm như vậy.
 + Thuỷ Tinh : Nhân vật chính, đối lập với Sơn Tinh, được nói tới nhiều, ngang với Sơn Tinh. Hình ảnh thần thoại hoá sức mạnh của bão lũ ở vùng châu thổ Sông Hồng.
 + Sơn Tinh: Nhân vật chính, đối lập với Thuỷ Tinh, người anh hùng chống bão lụt, thiên tai của nhân dân Việt cổ. 
b) Tóm tắt truyện theo sự việc của các nhân vật chính
- Vua Hùng kén rể.
- Hai thần đến cầu hôn.
- Vua ra điều kiện, cố ý thiên lệch cho Sơn Tinh.
- Sơn Tinh đến trước được vợ. Thuỷ Tinh đến sau mất Mị Nương, đuổi theo định cướp nàng.
- Trận đánh dữ dội giữa hai thần. Kết quả Sơn Tinh thắng Thuỷ Tinh thua, đành rút quân.
- Hằng năm, hai thần vẫn kịch chiến mấy tháng trời, nhưng lần nào thuỷ thần cũng đều thất bại, rút lui.
c) Tác phẩm được đặt tên là Sơn Tinh, Thuỷ Tinh vì:
- Tên hai thần, hai nhân vật chính của truyện.
- Không nên đổi, vì tên thứ nhất chưa nói rõ nội dung chính của truyện, còn tên thứ hai lại thừa. Hai nhân vật Vua Hùng, Mị Nương chỉ đóng vai phụ...
- Nhưng vẫn có thể đặt thêm một vài nhan đề theo kiểu hiện đại, chẳng hạn: Chuyện tình cổ bên dòng sông, Năm năm báo oán đời đời đánh ghen, hờn ghen..., bài ca thắng bão lũ...
 2. Bài tập 2:
 c- Củng cố( 1’)
 ? Khi trình bày sự việc trong văn tự sự cần chú ý điều gì? Nhân vật trong văn tự sự hiện ra như thế nào, có vai trò gì?
 HS : Trả lời
 d- Hướng dẫn học bài ở nhà( 1’)
- Về nhà, học thuộc và nắm chắc nội dung ghi nhớ (SGK, T.38).
	 - Kể lại một trong bốn truyện đã học mà em thích nhất? Nói rõ lí do vì sao?
	 - Soạn văn bản Sự tích Hồ Gươm . Đọc kĩ và tóm tắt nội dung văn bản, trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa (SGK,T.42) .
TUẦN 4
NGỮ VĂN - BÀI 4
Kết quả cần đạt.
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện Sự tích Hồ Gươm, vẻ đẹp một số hình ảnh chính trong truyện và kể được truyện.
 - Nắm được thế nào là chủ đề của bài văn tự sự, bố cục và yêu cầu của các phần trong bài văn tự sự.
Ngày soạn: 4 / 9 /2011 Ngày giảng: 7 / 9 /2011 Lớp 6C
 Tiết 13. Văn bản:
SỰ TÍCH HỒ GƯƠM
 (Truyền thuyết)
( Hướng dẫn đọc thêm)
1. Mục tiêu .
 a. Kiến thức:
	- Nhân vật, sự kiện trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm.
	- Truyền thuyết địa danh.
	- Cốt lõi lịch sử trong một tác phẩm thuộc chuỗi truyền thuyết về người anh hùng Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
 b. Kĩ năng:
	- Đọc - hiểu văn bản truyền thuyết.
	- Phân tích để thấy được ý nghĩa sâu sắc của một số chi tiết tưởng tượng trong truyện.
	- Kể lại được truyện.
 c. Thái độ:
 - Giáo dục tình cảm yêu mến, tự hào dân tộc. 
2. Chuẩn bị.
 a.Giáo viên: So¹n bµi + Nghiªn cøu tµi liÖu +Tranh minh ho¹.
 b.Học sinh: Học bài cũ, đọc kĩ văn bản, chuẩn bị bài theo yêu cầu SGK.
3.Tiến trình bài dạy
 a. Kiểm tra bài cũ: (4’)
Câu hỏi kiểm tra miệng
 Em hãy kể tóm tắt truyện Sơn Tinh, Thuỷ 

File đính kèm:

  • doctyui(1).doc