Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tuần 15

 A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

 - Nhận biết, nắm được ý nghĩa và công dụng của chỉ từ.

 - Biết cách dùng chỉ từ trong khi nói và viết.

 B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.

 1. Kiến thức:

 Khái niệm chỉ từ

 - Nghĩa khái quát của chỉ từ

 - Đặc điểm ngữ pháp của chỉ từ :

+ Khả năng kết hợp của chỉ từ

+ Chức vụ ngữ pháp của chỉ từ.

 2. Kĩ năng :

 - Nhận diện được chỉ

 - Sử dụng được chỉ từ trong khi nói và viết.

 3. Thái độ:

 Nghiêm túc trong giờ học.

C. PHƯƠNG PHÁP.

 Vấn đáp

 

doc7 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 772 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tuần 15, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
; Chỉ từ làm chủ ngữ . 
b. Ghi nhớ 2( SGK ) 
II. LUYỆN TẬP : 
 BT1.
 a. ấy : 
 => Xác định vị trí sự vật trong không gian - Làm phụ ngữ sau của cụm danh từ . 
b. Đấy, đây 
 => Xác định vị trí sự vật trong không gian . -> Làm chủ ngữ . 
c. Nay 
 => Xác định vị trí sự vật trong thời gian . -> Làm trạng ngữ . 
d. Đó 
 => Xác định vị trí sự vật trong thời gian -> làm trạng ngữ 
BT2. 
 Đến đấy, làng ấy . 
BT3. Không gian thay đổi được: Vì sự vật, thời điểm khó gọi thành tên 
E. CỦNG CỐ,HƯỚNG DẪN TỰ HỌC : 
 * Bài học : - Chỉ từ là gì ?, Hoạt động của chỉ từ trong câu ?
 * Bài soạn: LUYỆN TẬP KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
F. RÚT KINH NGHIỆM :......................................................................................................
.............................................................................................................
Ngày soạn: 23/11/2012
Ngày dạy: ....................
Tiết 58: Tập làm văn: LUYỆN TẬP KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
 - Hiểu rõ vai trò của tưởng tượng trong kể chuyện.
 - Biết xây dựng một dàn bài trong kể chuyện tưởng tượng .
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
 1. Kiến thức:
 Tưởng tượng và vai trò của tưởng tượng trong tự sự.
 2. Kĩ năng :
 - Tự xây dựng được dàn bài kể chuyện tưởng tượng 
 - Kể chuyện tưởng tượng .
 3. Thái độ:
 Nghiêm túc trong giờ học.
C. PHƯƠNG PHÁP.
 Vấn đáp
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
 1. ổn định : 
 2. Kiểm tra bài cũ: : 
 Câu 1: Thế nào là kể chuyên tưởng tượng? Tóm tắt truyện: “Chân,Tay,Tai,Mắt, Miệng”
 3. Bài mới : Giới thiệu bài: Truyện tưởng tượng là do người kể nghĩ ra nhằm thể hiện một ý nghĩa. Vậy cách xây dựng một bài kể chuyện tưởng tượng như thế nào? Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài
 HS: Đọc đề bài . 
 HS: Đọc mục gợi ý tìm hiểu đề và tìm ý? 
 GV: Hướng dẫn 
 HS : Lập dàn ý . 
? Mười năm nữa là lúc em bao nhiêu tuổi? Lúc đó em đang làm gì ? 
? Em về thăm trường vào dịp nào ? 
GV: Hướng dẫn 
 HS : Suy nghĩ, trả lời 
? Tâm trạng của em khi về thăm trường như thế nào ? 
+ Mái trường mười năm sau, theo em sẽ có những gì thay đổi ? 
+ Cảnh trường, cảnh lớp học, cảnh sân trường,vuờn hoa, cây cảnh . 
 + Các thầy cô giáo có gì thay đổi ? 
I. Đề bài : Kể chuyện mười năm sau về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra . 
II. Lập dàn ý : 
1. Mở bài : 
 Giới thiệu nhận vật, sự việc . 
 + Em 21 tuổi, đang học đại học . 
 + Em về thăm trường vào dịp 20/11 
2 .Thân bài :
 - Tâm trạng khi về thăm trường cũ. 
 - Kể cảnh đến thăm trường cũ . 
+ Cảnh trường lớp thay đổi sau 10 năm . 
+ Cảnh gặp gỡ thầy cô giáo cũ . 
+ Cảnh gặp các bạn . 
- Cảnh chia tay với thầy cô giáo, với mái trường, với tâm trạng của em . 
3. Kết bài : 
 Cảm nghĩ về ngôi trường
E.CỦNG CỐ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC : 
 * Bài học :
 - Giáo viên hệ thống lại toàn bài.
 - Viết thành bài văn đề đã lập dàn ý ở phần I 
 * Bài soạn:
 Soạn : + Con hổ có nghĩa
 + Động từ 
F. RÚT KINH NGHIỆM :
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 23/11/2012
Ngày dạy: ....................
Tiết 59: HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM: CON HỔ CÓ NGHĨA
	( Lan Trì kiến văn lục – VŨ TRINH) 
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
 - Có hiểu biết bước đầu về thể loại văn học trung đại.
 - Hiểu, cảm nhận được nội dung, ý nghĩa truyện Con hổ có nghĩa.
 - Hiểu, cảm nhận một số nét chính trong nghệ thuật viết truyện trung đại.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
 1. Kiến thức:
 - Đặc điểm thể loại truyện trung đại.
 - Ý nghĩa đề cao đạo lí, nghĩa tình của truyện Con hổ có nghĩa.
 - Nét đặc sắc của truyện: kết cấu truyện đơn giản và sử dụng biện pháp n.thuật nhân hóa.
 2. Kĩ năng :
 - Đọc – hiểu văn bản truyện trung đại.
 - Phân tích để hiểu ý nghĩa cảu hình tượng ‘ Con hổ có nghĩa’
 - Kể lại được truyện
 3. Thái độ: Nghiêm túc trong giờ học.
C. PHƯƠNG PHÁP.
 Vấn đáp, thuyết trình...
Tích hợp với TLV“ luyện tập kể chuyện tưởng tượng”, với Tiếng Việt bài “ Động từ” 
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
 1. ổn định : 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới : Giới thiệu bài: Truyện trung đại là khái niệm dùng để chỉ truyện: Ngắn, vừa, dài . Được các tác giả sáng tác trong thời kỳ từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX nhằm đề cao đạo lý làm người . Truyện “ Con hổ có nghĩa” mà các em sẽ học sau đây là một ví dụ . 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1: Giáo viên giới thiệu vài nét về tác giả . 
*Tác giả : Vũ Trinh ( 1759 – 1828 ) 
Quê ở thị trấn Kinh Bắc ( Bắc Ninh ) 
Làm quan dưới triều nhà Lê và nhà Nguyễn. 
 HS: Đọc mục chú thích phần dấu sao . 
? Truyện trung đại được tính từ thế kỉ nào->TK nào?
Thường được viết bằng chữ gì? Có nội dung gì?
GV: Nêu những nét chính về truyện trung đại Việt Nam để học sinh nắm. 
GV cùng HS: Giải thích một vài từ khó:
? Văn bản thuộc thể loại gì?
HS: Văn xuôi chữ Hán
* HOẠT ĐỘNG 2: 
Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản
 Giáo viên cùng HS : Đọc câu chuyện 
? Hổ đã gặp chuyện gì ? Hổ đực đã làm gì để giải quyết sự việc đó ? 
? Hành động của hổ khi đi tìm bà đỡ như thế nào ? ý nghĩa ? 
? Hổ đã cư xử với bà đỡ Trần như thế nào ? 
GV: Hổ đã lo lắng cho hổ cái sinh con, đã mừng rỡ khi hổ con ra đời, đã quý trọng bà đỡ khi bà đỡ giúp mình. Đó quả là một con hổ có nghĩa . 
? Vậy, theo em tác giả mượn chuyện con hổ có nghĩa nhằm đề cao điều gì về cách sống của con người 
 HS:: Thảo luận 2HS/ nhóm trả lời
? Con Hổ thứ 2 đã gặp phải chuyện gì ?
? Bác tiều đã làm gì để giúp hổ thoát nạn ? 
? Hổ trán trắng đã đền ơn bác tiều như thế nào 
Học sinh thảo luận : 
Câu 1: Hãy so sánh cách đền ơn của 2 con hổ
Câu 2 :Từ câu chuyện đó, tác giả muốn đề cao điều gì trong cách sống của con người ? 
 * HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn HS tổng kết
? Qua truyện này, em hiểu gì về nghệ thuật viết truyện thời trung đại ? 
 GV: Các truyện thời trung đại thường mang tính giáo huấn, truyền dạy về đạo đức làm người
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Tác giả:
 2.Tác phẩm.
 Truyện văn xuôi bằn chữ hán, thời kỳ trung đại có nội dung phong phú mang tính giáo huấn, nhân vật được miêu tả trực tiếp qua ngôn ngữ của người kể chuyện.
3.Thể loại:
 Truyện trung đại 
II. ĐOC- HIỂU VĂN BẢN;
1. Đọc – tìm hiểu từ khó/sgk
2. Tìm hiểu văn bản
a. Bố cục: 2 phần: Mỗi phần là một câu truyện 
b. Phân tích.
b1. Câu chuyệnvề con hổ thứ nhất . 
 (Cái nghĩa của con hổ đói với bà đỡ Trần)
- Hổ cái sắp sinh con, hổ đực đi tìm bà đỡ Trần 
- Hành động: Khẩn trương, quyết liệt, hết lòng với người thân và bảo vệ bà.(..) 
- Bà đỡ cứu Hổ -> Hổ đền cục bạc
=> Biết ơn, quý trọng người đã giúp mình, đề cao tình nghĩa, biết ơn người đã giúp mình. Tặng bà cục bạc sống qua mùa đói kém.
2. Câu chuyện về con hổ thứ hai 
 ( Cái nghĩa của con hổ đói với bác tiều)
- Hổ bị hóc xương, vật vã đau đớn. 
- Bác Tiều móc xương cứu sống, thò tay vào cổ họng móc xương
- Hổ đền ơn bác Tiều, đền ơn mãi mãi.Cả khi sống và khi chết (.)
=> Lòng ân nghĩa, thuỷ chung và tình thương yêu loài vật . 
III.Tổng kết 
1 Nghệ thuật
 - Sử dụng nghệ thuật nhân hóa, hình tượng mang ý nghĩa giáo huấn.
- Kết cấu truyện có sự nâng cấp, tô dậm tư tưởng, chủ đề tác phẩm.
 2 Ý nghĩa văn bản.
Truyện đề cao giá trị đạo làm người, con vật còn có nghĩa huống chi là con người.
* Ghi nhớ/ sgk.
E. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC : 
 * Bài học :
 - Đọc kỹ truyện, tập kể lại theo đúng trình tự
 - Viết đoạn văn phát biểu suy nghĩ sau khi học xong truyện.
 * Bài soạn:
 Soạn : Động từ 
F. RÚT KINH NGHIỆM :
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 23/11/2012
Ngày dạy: ....................
Tiết 60: Tiếng việt: ĐỘNG TỪ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
 - Nắm được các đặc điểm của động từ
 - Nắm được các loại động từ.
 B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
 1. Kiến thức:
 - Khái niệm động từ
 + Ý nghĩa khái quát của động từ
 + Đặc điểm ngữ pháp của động từ (khả năng kết hợp của động từ, chức vụ ngữ pháp của động từ)
 - Các loại động từ
 2. Kĩ năng :
 - Nhận biết động từ trong câu
 - Phân biệt động từ tình thái và động từ chỉ hành động, trạng thái.
 - Sử dụng động từ để đặt câu.
 3. Thái độ: Nghiêm túc trong giờ học.
C. PHƯƠNG PHÁP.
 Vấn đáp
 Tích hợp : Phần văn ở bài “Con hổ có nghĩa”, phần TLV “kể chuyện tưởng tượng’
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
 1. ổn định : 
2. Kiểm tra bài cũ: : ? Thế nào là chỉ từ ? Nêu họat động của chỉ từ trong câu ? 
3. Bài mới : Giới thiệu bài: Trong khi nói và viết, những từ diễn tả hành động, trạng thái của sự vật được gọi là động từ. Vậy động từ là gì? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1: Đặc điểm của động từ 
 GV: Đưa ra 5 ví dụ: Chạy, học bài, nói, cười, khúc.
? Những từ trên miêu tả điều gì của con người.
HS: Miêu tả hành động của con người.
 HS: Đọc ví dụ . 
? Dựa vào kiến thức đã học ở cấp I, em hãy tìm động từ trong các ví dụ ? 
? Hãy nêu ý nghĩa khái quát của các động từ vừa tìm được ? 
HS : Nhắc lại đặc điểm của danh từ ? 
? Hãy tìm các từ đứng trước động từ vừa tìm được ? 
? Động từ có đặc điểm gì khác danh từ ? 
 HS : Cho ví dụ 
Giáo viên nhấn mạnh : Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật thường kết hợp với các từ: Đã, sẽ, đang, vẫn ở phía trước và thường làm vị ngữ trong câu .
HS: Đọc ghi nhớ . 
* HOẠT ĐỘNG 2: Các lọai động từ chính 
 GV: Kẻ bảng 
 HS: Lên bảng điền các động từ đã cho vào các ô trống . 
- Dựa vào sơ đồ, giáo viên cho học sinh hiểu về các lọai động từ . 
 Học sinh đọc mục ghi nhớ . 
bài 1

File đính kèm:

  • docTuan 15.doc
Giáo án liên quan