Bài giảng Tiết 49, 50: Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ

1. Kiến thức: Hiểu tính chất hoá học của hiđroxit, cacbonat, sunfat của KL kiềm thổ.

Biết : Một số ứng dụng quan trọng của hợp chất KL kiềm thổ, nước cứng có chứa nhiều cation Ca2+, Mg2+ , nước có tính cứng tạm thời có chứa anion HCO-3 và các cation Ca2+, Mg2+.

- Nước có tính cứng vĩnh cửu có chứa anion Cl , SO2-4 và các cation Ca2+, Mg2+.

2. Kĩ năng: Biết tìm hiểu tính chất của một số hợp chất cụ thể của KL kiềm thổ theo quy trình chung :Suy đoán tính chất Kiểm tra dự đoán Kết luận

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 898 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 49, 50: Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn 14 /12/2008	 Giảng /12/2008
 /12 / 2008
Tiết 49,50	một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ
I. Mục tiêu của bài học
1. Kiến thức: Hiểu tính chất hoá học của hiđroxit, cacbonat, sunfat của KL kiềm thổ.
Biết : Một số ứng dụng quan trọng của hợp chất KL kiềm thổ, nước cứng có chứa nhiều cation Ca2+, Mg2+ , nước có tính cứng tạm thời có chứa anion HCO-3 và các cation Ca2+, Mg2+.
- Nước có tính cứng vĩnh cửu có chứa anion Cl , SO2-4 và các cation Ca2+, Mg2+.
2. Kĩ năng: Biết tìm hiểu tính chất của một số hợp chất cụ thể của KL kiềm thổ theo quy trình chung :Suy đoán tính chất đ Kiểm tra dự đoán đ Kết luận
- Biết tiến hành một số TN kiểm tra tính chất hoá học của Ca(OH)2, CaCO3, CaSO4.
-Viết các PTHH dạng phân tử, dạng ion thu gọn minh hoạ cho tính chất của Ca(OH)2, CaCO3, CaSO4.
Phân biệt được nước cứng có tính cứng tạm thời và nước có tính cứng vĩnh cửu.
Biết cách xử lí nước có tính cứng tạm thời và nước có tính cứng vĩnh cửu bằng phương pháp kết tủa.
II. Chuẩn bị
1. Dụng cụ: Bảng tính tan của một số hợp chất KL kiềm thổ , ống nghiệm và ống hút nhựa. Đèn cồn.
2. Hóa chất: Dd Ca(OH)2, vôi tôi, CaCO3, CaSO4. Dd HCl, CH3COOH, nước cất, dd CuCl2.
III. Tiến trình dạy học
	1. ổn định lớp Tiết 1 / 36 Tiết 2 / 36
	2. Nội dung bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1
GV yêu cầu HS :
Dự đoán tính chất của Ca(OH)2, Thực hiện một số TN kiểm tra tính chất hoá học của Ca(OH)2 :
+ HCl: thổi hơi thở chứa CO2 vào dd Ca(OH)2,+ CuCl2.Quan sát hiện tượng, gt và rút ra NX.
, lúc đầu có vẩn đục, vẩn đục tăng nhưng nếu tiếp tục thổi thì vẩn đục tan tạo thành dd không màu. Viết các PTHH phân tử và ion thu gọn.
Hoạt động 2
HS dự đoán tính chất của CaCO3. 
Quan sát TN CaCO3 tác dụng với HCl, HCOOH. Thổi khí CO2 vào nước vôi trong cho đến khi có kết tủa, tiếp tục thổi đến khi kết tủa tan và đun nóng thì lại vẩn đục trở lại. Gt các hiện tượng trong TN, trong thực tế (tạo thành thạch nhũ trong hang động, cặn ở đáy ấm đun nước)... và viết PTHH.
Hoạt động 3
Trong tự nhiên, canxi sunfat còn có tên thông thường nào ? Cho biết trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước của nó.
Có mấy loại thạch cao, thành phần hoá học của mỗi loại như thế nào ? cách điều chế ?
Hãy kể một số ứng dụng của canxi sunfat trong đời sống và sản xuất.
Hoạt động4
HS đọc nội dung bài học và trả lời câu hỏi:
- Thế nào là nước cứng?
- Có mấy loại nước cứng, thành phần hoá học của chúng như thế nào?
- Từ khái niệm nước cứng, nước mềm, hãy thử nêu nguyên tắc làm mềm nước.
- Từ tính chất của các chất cụ thể, thành phần hoá học của nước có tính cứng tạm thời và vĩnh cửu, hãy thử nêu biện pháp cụ thể băng phương pháp hoá học để làm mềm nước có tính cứng tạm thời và vĩnh cửu.
Hoạt động 5
Củng cố.
Hãy viết các PTHH biểu diễn dãy chuyển đổi sau với M là KL kiềm thổ (Ca, Ba) :
M đ M(OH)2 đ MCO3 đ M(HCO3)2đ MCO3 đMCl2 đ MSO4
GV yêu cầu HS nêu lại nội dung chính của bài học và làm bài tập 1, 2 (SGK).
HS về nhà làm bài tập 3, 4 (SGK)
II. Một số hợp chất của can xi
1. Canxi hiđroxit Ca(OH)2 
a. Tính chất
- Ca(OH)2 (vôi tôi) tan ít trong nước, trong dd Ca(OH)2 phân li hoàn toàn thành ion.
Ca(OH)2 ắđ Ca2+ + 2OH–
- Ca(OH)2 (nước vôi trong) là một bazơ mạnh, có đầy đủ tính chất của bazơ tan.
Ca(OH)2 + 2H+ ắđ 2H2O + Ca2+
CO2 (thiếu hoặc vừa đủ) + Ca(OH)2 ắđ CaCO3¯ + H2O
CaCO3 + H2O + CO2 (dư) ắđ Ca(HCO3)2
b. ứng dụng.(SGK)
2. Canxi cacbonat CaCO3
a, Tính chất
CaCO3 rất ít tan trong nước.
Dễ bị nhiệt phân huỷ tạo thành CO2, CaO.
Tác dụng với dd axit vô cơ và hữu cơ : 
CaCO3 + 2H+ ắđ Ca2+ + CO2 + H2O
CaCO3 tan được trong nước có hoà tan CO2 tạo thành Ca(HCO3)2.( sự xâm thực của nước mưa)
 CaCO3 + CO2 + H2O ắđ Ca(HCO3)2 
Khi đun nóng: (Sự tạo thạch nhũ trong hang động) 
 Ca(HCO3)2 ắđ CaCO3 + CO2 + H2O. 
b. ứng dụng.(SGK)
3. Canxi sunfat CaSO4
a. Tính chất: Tuỳ theo lượng nước kết tinh trong trong muối canxi sunfat ta có ba loại
* Thạch cao sống: CaSO4.2H2O
* Thạch cao nung: CaSO4.H2O hoặc CaSO4.0,5H2O
 CaSO4.2H2O CaSO4.H2O +H2O
b. ứng dụng: sgk
II. Nước cứng: 
1.Nước cứng:
 Là nước có chứa nhiều cation Ca2+, Mg2+.
2. Phân loại nước cứng 
a, Nước có tính cứng tạm thời:có chứa anion HCO-3.
VD: Ca(HCO3))2, Mg(HCO3))2,
b, Nước có tính cứng vĩnh cửu 
có chứa anion Cl , SO2-4.
VD: CaSO4, MgSO4, CaCl2, MgCl2
c,Nước cứng toàn phần: Chứa đồng thời cả ba anion
3. Tác hại của nước cứng: sgk
- Nước cứng gây nhiều tác hại cho đời sống. 
- Thí dụ dùng nước cứng để tắm giặt sẽ không sạch, làm quần áo chóng hỏng.
- Nước cứng gây tác hại cho các ngành sản xuất. Thí dụ: tạo cặn, lãng phí nhiên liệu, tắc đường ống nước nóng
4. Các biện pháp làm mền nước cứng
* Nguyên tắc: Chuyển các cation Ca2+, Mg2+ vào hợp chất không tan
a, Phương pháp kết tủa: 
* Đối với nước cứng tạm thời:
 Ca(HCO3)2 CaCO3 + H2O + CO2
Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 2CaCO3+2 H2O
* Đối với nước có tính cứng vĩnh cửu:
Ca2+ + CO32- CaCO3
3 Ca2+ + 2 PO43- Ca3 (PO4)2
 Mg2+ + Na2CO3 + Ca(OH)2 Mg(OH)2 + CaCO3 + Na+ 
b, Phương pháp trao đổi ion sgk

File đính kèm:

  • doctiet49,50.doc