Các câu hỏi trọng điểm về nhôm (Bài ôn 2)

Câu 1: Cho biết số thứ tự của Al trong bảng tuần hoàn là 13. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Al thuộc chu kì 3, phân nhóm chính nhóm III.

B. Al thuộc chu kì 3, phân nhóm phụ nhóm III.

C. Ion nhôm có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s2.

D. Ion nhôm có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s2.

 

doc6 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 2787 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các câu hỏi trọng điểm về nhôm (Bài ôn 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(2) gấp 5 lần (1).
C. (1) bằng (2).                        D. (1) gấp 2,5 lần (2).
Câu 7: Mô tả ứng dụng nào của nhôm dưới đây chưa chính xác?
A. Làm vật liệu chế tạo ôtô, máy bay, tên lửa, tàu vũ trụ.
B. Làm khung cửa, trang trí nội thất và mạ đồ trang sức.
C. làm dây dẫn điện, thiết bị trao đổi nhiệt, công cụ đun nấu trong gia đình.
D. Chế tạo hỗn hợp tecmit, được dùng để hàn gắn đường ray.
Câu 8: Xác định phát biểu không đúng về quá trình điện phân sản xuất Al dưới đây.
A. Cần tinh chế quặng boxit (Al2O3.2H2O) do còn lẫn tạp chất là Fe2O3 và SiO2.
B. Từ 1 tấn boxit (chứa 60% Al2O3) có thể điều chế được gần 0,318 tấn Al với hiệu suất 100%.
C. Sản xuất 2,7 tấn Al tiêu hao 18 tấn C làm anot, nếu các quá trình là hoàn toàn và sản phẩm oxi hoá chỉ là CO2.
D. Criolit được sử dụng để hạ nhiệt độ nóng chảy, tăng độ dẫn điện và ngăn cản Al bị oxi hoá bởi không khí.
Câu 9: Dung dịch nào dưới đây làm quỳ đổi màu xanh?
A. K2SO4.                               B. KAl(SO4)2.12H2O.
C. Na[Al(OH)4].                     D. AlCl3.
Câu 10: Phản ứng của cặp chất nào dưới đây không tạo sản phẩm khí?
A. dd Al(NO3)3 + dd Na2S.    B. dd AlCl3 + dd Na2CO3.
C. Al + dd NaOH.                  D. dd AlCl3 + dd NaOH.
Câu 11: Trường hợp nào dưới đây tạo ra kết tủa sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn?
A. Thêm dư NaOH vào dung dịch AlCl3.          B. Thêm dư AlCl3 vào dd NaOH.
C. Thêm dư HCl vào dung dịch Na[Al(OH)4].  D. Thêm dư CO2 vào dd NaOH.
Câu 12: Kim loại có thể điều chế được từ quặng boxit là kim loại nào?
A. Nhôm.             B. Sắt.                     C. Magie.                D. Đồng.
Câu 13: Kim loại có thể điều chế được từ quặng hematit là kim loại nào?
A. Nhôm.             B. Sắt.                     C. Magie.                D. Đồng.
Câu 14: Kim loại có thể điều chế được từ quặng malakit là kim loại nào?
A. Nhôm.             B. Sắt.                     C. Magie.                D. Đồng.
Câu 15: Kim loại có thể điều chế được bằng phương pháp nhiệt luyện là kim loại nào?
A. Nhôm.             B. Sắt.                     C. Magie.                D. Natri.
Câu 16: Kim loại có thể điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy là kim loại nào?
A. Kẽm.                B. Sắt.                     C. Natri.                 D. Đồng.
Câu 17: Có ba chất: Mg, Al, Al2O3. Có thể phân biệt ba chất chỉ bằng một thuốc thử là chất nào sau đây?
A. Dung dịch HCl.                  B. Dung dịch HNO3.
C. Dung dịch NaOH.              D. Dung dịch CuSO4.
Câu 18: Em hãy cho biết cặp hoá chất nào dưới đây có thể tác dụng được với nhau:
1. Kẽm vào dung dịch CuSO4.                2. Đồng vào dung dịch AgNO3.
3. Kẽm vào dung dịch MgCl2.                4. Nhôm vào dung dịch MgCl2.
5. Sắt vào H2SO4 đặc nguội.                   6. Hg vào dung dịch AgNO3.
A. 1, 2, 6, 5.            B. 2, 3, 5, 6, 4.        C. 1, 2, 6.               D. 1, 2, 6, 4.
Câu 19: Cho dung dịch các muối sau: Na2SO4; BaCl2; Al2(SO4)3; Na2CO3, dung dịch muối nào làm giấy quỳ hoá đỏ.
A. Al2(SO4)3.          B. Na2SO4.              C. BaCl2.                 D. Na2CO3.
Câu 20: Giải thích tại sao người ta dùng sự điện phân Al2O3 nóng chảy mà không dùng sự điện phân AlCl3 nóng chảy?
A. Al2O3 cho ra nhôm tinh khiết.
B. AlCl3 nóng chảy ở nhiệt độ cao hơn Al2O3.
C. Sự điện phân AlCl3 nóng chảy cho ra Cl2 độc hại (Al2O3 cho ra O2)
D. AlCl3 là hợp chất cộng hoá trị nên thăng hoa khi nung.
Câu 21: Có dung dịch muối nhôm Al2(NO3)3 lẫn tạp chất là Cu(NO3)2. Có thể dùng chất nào sau đây để làm sạch muối nhôm?
A. Mg.                    B. Al.                      C. AgNO3.              D. Dung dịch AgNO3.
Câu 22: Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2 sẽ có hiện tượng gì xảy ra?
A. Có kết tủa nhôm cacbonat.
B. Có kết tủa Al(OH)3.
C. Có kết tủa Al(OH)3 sau đó kết tủa tan trở lại.
D. Dung dịch vẫn còn trong suốt.
Câu 23: Trong các oxit sau CuO; Al2O3; SO2 hãy cho biết chất nào chỉ phản ứng được với bazơ và chất nào cho phản ứng được với axit lẫn bazơ. Cho kết quả theo thứ tự trên.
A. SO2; CuO.          B. CuO; Al2O3.       C. SO2; Al2O3.        D. CuO; SO2.
Câu 24: Khi hoà tan AlCl3 trong nước, có hiện tượng gì xảy ra?
A. Có xuất hiện kết tủa.                          B. Dung dịch vẫn trong suốt.
C. Có kết tủa sau đó kết tủa tan trở lại.  D. Có kết tủa đồng thời có khí thoát ra.
Câu 25: Các phát biểu sau, phát biểu nào đúng nhất.
A. Nhôm chỉ có thể khử các oxit kim loại đứng sau nhôm trên dãy điện thế với điều kiện kim loại ấy dễ bay hơi.
B. Nhôm chỉ có thể khử các oxit kim loại đứng sau hiđro trên dãy điện thế.
C. Nhôm có thể khử tất cả các oxit kim loại.
D. Nhôm chỉ có thể khử các oxit kim loại đứng trước và sau nhôm trong dãy điện thế với điều kiện kim loại ấy dễ bay hơi.
Câu 26: Al(OH)3 lưỡng tính có thể tác dụng với axit và bazơ nào trong 4 chất sau đây: Ba(OH)2; H2SO4; NH4OH; H2CO3.
A. Với cả 4 chất.                     B. Ba(OH)2; H2SO4.
C. Chỉ với H2SO4.                   D. NH4OH; H2CO3.
Câu 27: Chỉ dùng một chất để phân biệt 3 kim loại: Al; Ba; Mg.
A. Nước.                                 B. Dung dịch MgCl2.
C. Dung dịch NaOH.              D. Dung dịch HCl.
Câu 28: Chỉ dùng một hoá chất làm thuốc thử hãy phân biệt được các chất sau: (dung dịch NaCl; CaCl2; AlCl3; CuCl2).
A. Dùng dung dịch Ba(OH)2.                  B. Dùng dung dịch Na2CO3.
C. Dùng dung dịch AgNO3.                    D. Dùng dung dịch NaOH.
Câu 29: Cho từ từ đến dư Na (1) hay dung dịch NH3 (2) vào dung dịch muối sunfat của kim loại A; (1) tạo kết tủa, sau đó kết tủa tan dần tạo dung dịch trong suốt còn (2) tạo kết tủa. A là kim loại:
A. Al.                      B. Zn.                      C. Na.                      D. Fe.
Câu 30: Cho từ từ đến dư Na (1) hay dung dịch NH3 (2) vào dung dịch muối nitrat của kim loại A; (1) tạo kết tủa còn (2) tạo kết tủa sau đó tan tạo dung dịch trong suốt. A là kim loại:
A. Ag.                     B. Cu.                      C. Zn.                      D. Al.
Câu 31: Cho hỗn hợp Al và Fe tác dụng với dung dịch hỗn hợp AgNO3 và Cu(NO3)2 sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn M gồm 3 kim loại và dung dịch T. Cho M vào dung dịch HCl thấy có khí thoát ra. Thành phần của M gồm:
A. Al; Fe; Ag.         B. Al; Ag; Cu.         C. Fe; Ag; Cu.         D. Kết quả khác.
Câu 32: Cho từ từ đến dư Na (1) hay dung dịch NH3 (2) vào dung dịch muối nitrat của kim loại A; (1) tự tạo kết tủa còn (2) tạo kết tủa sau đó tan vào dung dịch trong suốt. A là kim loại:
A. Ag.                     B. Cu.                      C. Zn.                      D. Al.
Câu 33: Cho bột Al từ từ đến dư vào dung dịch hỗn hợp chứa các chất HCl; FeCl3; CuSO4; MgCl2. Số lượng các phản ứng xảy ra là:
A. 2.                        B. 3.                        C. 4.                        D. 5.
Câu 34: Vật làm bằng nhôm bền trong nước vì:
A. Nhôm là kim loại không tác dụng với nước.
B. Trên bề mặt vật có một lớp nhôm oxit mỏng, bền, ngăn cách vật với nước.
C. Do nhôm tác dụng với nước tạo lớp nhôm hiđroxit không tan bảo vệ cho nhôm.
D. Nhôm là kim loại hoạt động không mạnh.
Câu 35: Để giữ cho các đồ vật làm từ kim loại nhôm được bền, đẹp thì cần phải:
(1) Ngâm đồ vật trong nước xà phòng đặc, nóng, để làm sạch.
(2) Không nên cho đồ vật tiếp xúc với dung dịch nước chanh, giấm ăn.
(3) Dùng giấy nhám, chà trên bề mặt của vật, để vật được sạch và sáng.
(4) Bảo vệ bề mặt của vật như nhà thiết kế, sản xuất ban đầu.
Các làm đúng là:
A. 1 và 2.                 B. 1 và 3.                 C.  1 và 4.                D. 2 và 4.
Câu 36: Cho 5 chất AlCl3 (1); Al (2); NaAlO2 (3); Al2O3 (4); Al(OH)3 (5). Chọn sơ đồ gồm 5 phản ứng với sự khởi đầu và kết tủa đều là Al:
A. 2 → 1 → 3 → 4 → 5 → 2.                                B. 2 → 5 → 3 → 1 → 4 → 2.
C. 2 → 1 → 3 → 5 → 4 → 2.                                D. 2 → 5 → 1 → 3 → 4 → 2.
Câu 37: Chọn các phản ứng sai trong số các phản ứng cho sau đây:
1. 2Al + 3MgSO4 → Al2(SO4)3 + 3Mg.
2. Al + 6HNO3 đặc nguội → Al(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O.
3. 2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2 (hỗn hợp Al - Hg)
4. 
5. 2Al + 2H2O + Ca(OH)2 → Ca(AlO2)2 + 3H2.
A. 3, 4.                    B. 1, 2.                    C. 1, 3.                    D. 2, 5.
Câu 38: Chọn X, Y, Z, T, E theo đúng trật tự tương ứng sơ đồ sau:
A. AlCl3; Al(OH)3; NaAlO2; Al2O3; Al2(SO4)3.
B. AlCl3; NaAlO2; Al2O3; Al(OH)3; Al2(SO4)3.
C. AlCl3; Al(OH)3; Al2O3; NaAlO2; Al2(SO4)3.
D. AlCl3; NaAlO2; Al(OH)3; Al2O3; Al2(SO4)3.
Câu 39: Cho Al tác dụng với S, C ở nhiệt độ cao, lấy sản phẩm phản ứng trên cho tác dụng với H2O thì sản phẩm cuối cùng thu được là:
A. Al(OH)3; H2S; CH4.                           B. Al2S3; Al(OH)3; CH4.
C. Al4C3; Al(OH)3; H2S.                         D. Al(OH)3; H2S; C2H2.
Câu 40: Cho phản ứng:          Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NH4NO3 + H2O
Hệ số cân bằng (mọi hệ số đã cân bằng đều để ở dạng số nguyên, và tối giản) các chất trong sản phẩm lần lượt là:
A. 2, 1, 4.               B. 2, 2, 5.                 C. 8, 3, 15.              D. 8, 3, 9.
Câu 41: Cho Na vào dung dịch chứa Al2(SO4)3 và CuSO4 thu được khí (A), dung dịch (B) và kết tủa (C). Nung kết tủa (C) thu được chất rắn (D). Cho khí (A) dư tác dụng với rắn (D) thu được rắn (E). Hoà tan (E) trong HCl dư thu được rắn (F), E là:
A. Cu và Al2O3.      B. Cu và CuO.        C. Cu và Al(OH)3.  D. Chỉ có Cu.
Câu 42: Cho sơ đồ phản ứng sau:         
Các chất A1; A2; A3; A4; A5 lần lượt là:
A. Al(OH)3; NaAlO2; Al(OH3); Al2O3; Al.
B. NaAlO2; AlCl3; Al(OH)3; Al2O3; Al.
C. Al2O3; AlCl3; Al(OH)3; Al2O3; Al.
D. NaAlO2; Al(OH)3; Al(NH3)3; Al2O3; Al.
Câu 43: Bản chất của phản ứng Al tác dụng với dung dịch kiềm là?
A. Al tác dụng với Na+.
B. Al3+ tác dụng với OH-.
C. Al tác dụng với bazơ tan trong nước.
D. Al tác dụng với H2O.
Câu 44: Al tác dụng với dung dịch HNO3, thu được muối và hỗn hợp gồm hai khí NO và N2O với tỉ lệ mol 1 : 3.
Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NO + N2O + H2O.
Vậy hệ số cân bằng của phản ứng trên là:
A. 9, 34, 9, 1, 3, 17.                                B. 9, 36, 9, 1, 3, 18.
C. 

File đính kèm:

  • doccac cau hoi trong diem ve nhom 2.doc