Viết bài tập làm văn số 1 học kì 1 môn Ngữ văn 8 - Năm học 2015-2016 (Có đáp án)

A. Đề bài :

Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi.

B. Hướng dẫn chấm:

I. Yêu cầu

1.Về nội dung:

Học sinh kể lại được những kỉ niệm sâu sắc của mình với 1 người bạn tuổi thơ, theo ngôi thứ nhất, với 1 trong các trình tự kể( không gian, thời gian; diễn biến của tâm trạng). Chú ý đến tính thống nhất về chủ đề của văn bản.

2. Về hình thức

Trình bày bài viết theo bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài với những nhiệm vụ cụ thể của từng phần một cách rõ ràng, cân đối.

Trình bày sạch sẽ, chữ viết ít mắc lỗi.

3. Về kỹ năng.

Vận dụng được kiến thức về đoạn văn, cách trình bày ý ở các đoạn vào việc viết bài

( tạo lập văn bản tự sự)

 

doc3 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 268 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Viết bài tập làm văn số 1 học kì 1 môn Ngữ văn 8 - Năm học 2015-2016 (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm học 2015- 2016.
Môn: Ngữ văn 8.
Tiết 11,12 Tập làm văn: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
A. Đề bài : 
Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi.
B. Hướng dẫn chấm:
I. Yêu cầu
1.Về nội dung: 
Học sinh kể lại được những kỉ niệm sâu sắc của mình với 1 người bạn tuổi thơ, theo ngôi thứ nhất, với 1 trong các trình tự kể( không gian, thời gian; diễn biến của tâm trạng). Chú ý đến tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
2. Về hình thức
Trình bày bài viết theo bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài với những nhiệm vụ cụ thể của từng phần một cách rõ ràng, cân đối. 
Trình bày sạch sẽ, chữ viết ít mắc lỗi.
3. Về kỹ năng.
Vận dụng được kiến thức về đoạn văn, cách trình bày ý ở các đoạn vào việc viết bài 
( tạo lập văn bản tự sự)
II. Hướng dẫn đáp án và biểu điểm chấm.
1. Mức tối đa: Mỗi học sinh có cách trình bày khác nhau nhưng cần đạt được các nội dung sau:
A. Mở bài(1 điểm)
Khơi nguồn dòng hồi tưởng (Tùy thuộc mỗi cảm xúc của từng em và mõi kỉ niệm vui buồn khác nhau mà có cách khơi nguồn dòng hồi tưởng khác nhau).
Có thể từ những việc gợi tả không gian, thời gian, cảnh vậtnhững thay đổi trong tâm trạng.
B. Thân bài:(6 điểm).
Nội dung dòng hồi tưởng
- Những kỉ niệm gì?
- Nó xảy ra ở đâu, lúc nào (thời gian, hoàn cảnh...) với ai (nhân vật).
- Chuyện xảy ra như thế nào? Đáng nhớ ở chỗ nào? 
- Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào (miêu tả các biểu hiện của sự xúc động).
Các yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm và việc tái hiện lại những tình cảm, nỗi xúc động khi kể lại câu chuyện và những suy nghĩ chân thực, sâu sắc của người viết.
C.Kết bài(1 điểm)
Kết thúc dòng hồi tưởng
- Những suy nghĩ, tình cảm đối với đối tượng được kể, suy nghĩ về tương lai( độc thoại nội tâm).
- Bài học về lẽ sống, niềm tin.
*Về hình thức và các tiêu chí khác : ( 2 điểm)
- Đảm bảo các yêu cầu trên, chữ viết đẹp, trình bày sáng rõ. Bài viết đúng thể loại tự 
sự có kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm nhuần nhuyễn, khéo léo, văn viết mạch lạc, 
giàu sáng tạo. Bài viết xác lập một trình tự kể rõ ràng.
2.Mức chưa tối đa
Chưa đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về nội dung và hình thức nêu trên.
Điểm 7: Đảm bảo đúng thể loại, có cảm xúc nhưng còn hạn chế trong sáng tạo.
Điểm 5 -> 6: Đúng thể loại, ít yếu tố cảm xúc, mắc 1 số lỗi diễn đạt và chính tả.
Điểm 3->4 : Bài làm vụng về, diễn đạt yếu, văn viết tường thuật khô cứng, sai quá nhiều lỗi chính tả.
Điểm 1->2: Không đúng thể loại, chữ viết xấu, diễn đạt không thoát ý, mắc nhiều lỗi về câu, chính tả
3.Mức không đạt: Điểm 0
Không làm bài hoặc làm lạc đề.

File đính kèm:

  • docviet_bai_tap_lam_van_so_1_hoc_ki_1_mon_ngu_van_8_nam_hoc_201.doc