Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ I - Tiết 7

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Mục tiêu chung

 -Hiểu được thế nào là trường từ vựng và xác lập được một số trường từ vựng gần gũi.

 - Biết cách sử dụng các từ cùng trường từ vựng để nâng cao hiệu quả diễn đạt.

- Có thái độ hợp tác khi tìm hiểu kiến thức

2.Trọng tâm kiến thức kĩ năng

a. Kiến thức

 Khái niệm về trường từ vựng

b. Kĩ năng

 - Tập hợp các từ có chung nét nghĩa vào cùng một trường từ vựng.

 - Vận dụng kiến thức về tường từ vựng để đọc- hiểu và tạo lập văn bản.

II. KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

1. Kĩ năng giao tiếp

2. Kĩ năng lắng nghe tích cực

3. Kĩ năng ra quyết định

4. Kĩ năng hợp tác

5. Kĩ năng tự xác định giá trị

 

doc4 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1294 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Kỳ I - Tiết 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/ 8/ 2012
Ngày giảng: 31/ 8/ 2012
Bài 2
 tiết 7: trường từ vựng
I. Mục tiêu cần đạt
1. Mục tiêu chung
	-Hiểu được thế nào là trường từ vựng và xác lập được một số trường từ vựng gần gũi.
	- Biết cách sử dụng các từ cùng trường từ vựng để nâng cao hiệu quả diễn đạt.
- Có thái độ hợp tác khi tìm hiểu kiến thức
2.Trọng tâm kiến thức kĩ năng
a. Kiến thức
	Khái niệm về trường từ vựng
b. Kĩ năng
	- Tập hợp các từ có chung nét nghĩa vào cùng một trường từ vựng.
	- Vận dụng kiến thức về tường từ vựng để đọc- hiểu và tạo lập văn bản.
II. Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
1. Kĩ năng giao tiếp
2. Kĩ năng lắng nghe tích cực
3. Kĩ năng ra quyết định 
4. Kĩ năng hợp tác
5. Kĩ năng tự xác định giá trị
III. đồ dùng dạy học
 Bảng phụ
IV. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học
 Phân tích ngôn ngữ, thông báo, nêu vấn đề ( Động não, đặt câu hỏi); Thảo luận nhóm ( chia nhóm, giao nhiệm vụ)
V. Các bước lên lớp
1. ổn định (1’) 
2. Kiểm tra đầu giờ (3’)
H. Thế nào là từ ngữ nghĩa rộng và từ ngữ nghĩa hẹp? Tìm nghĩa rộng cho tập hợp từ sau: sách, vở, bút, thước, e ke..
Trả lời
- Một từ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
- Một từ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của từ ngữ khác
- Đồ dùng học tập
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động
* Hoạt động 1. Khởi động ( 1’) Vấn đề ở bài trước là xem xét cấp độ kháí quát của nghĩa từ (từ nghĩa rộng, từ nghĩa hẹp), còn vấn đề ở bài này là tập hợp các từ có chung một nét nghĩa vào một trường từ vựng.
HĐ của thầy và trò
T/g
Nội dung chính
HĐ2. Hình thành kiến thức mới.
* Mục tiêu: 
 Khái niệm trường từ vựng.
* Cách tiến hành:
Gv sử dụng bảng phụ
HS đọc, cả lớp quan sát
H. Các từ gạch chân trong đoạn văn dùng để chỉ đối tượng là người, động vật hay sự vật ? Tại sao em biết điều đó?
- Vì các từ ấy đều nằm trong những câu văn cụ thể, có ý nghĩa xác định.
H. Các từ gạch chân trong đoạn văn trên có nét chung nào về nghĩa? 
- Các từ gạch chân ở trên có nét chung về nghĩa là cùng chỉ các bộ phận trên cơ thể con người.
GV: Nếu tập hợp các từ trên lại thành một nhóm từ thì chúng ta có một trường từ vựng.
H. Vậy theo em, trường từ vựng là gì ?
Hs đọc và xác định nội dung ghi nhớ
H. Trường từ vựng mắt có thể bao gồm những trường từ vựng nhỏ nào ? Cho ví dụ ?
H. Trong một trường từ vựng, có thể tập hợp những từ có từ loại khác nhau không ? Tại sao ?
H. Do hiện tượng nhiều nghĩa, một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau không ? ví dụ ?
H. Tác dụng của cách chuyển trường từ vựng trong thơ văn và trong cuộc sống hằng ngày ? Cho ví dụ ?
GV: Cơ sở để hình thành trường là đặc điểm chung về nghĩa. Không có đặc điểm chung về nghĩa thì không có trường.
HĐ3. HDHS luyện tập
* Mục tiêu:
- Xác định từ ngữ thuộc trường từ vựng nhất định.
- Xác định từ trung tâm của một nhóm từ thuộc một trường từ vựng.
- Phân tích hiệu quả của việc chuyển trường từ vựng của từ ngữ cụ thể.
- Xác định các trường từ vựng khác nhau của một từ.
* Cách tiến hành:
- Hs đọc và xác định yêu cầu bài tập.
- Hs hoạt động cá nhân, giải bài tập
- Hs khác nhận xét, bổ sung
- Gv chữa
Hs đọc và xác định yêu cầu bài tập.
Hs hoạt động cá nhân
Hs lên bảng làm
Hs khác nhận xét, bổ sung
Gv chốt
Hs đọc và xác định yêu cầu bài tập.
Hs hoạt động cá nhân
Hs lên bảng làm
Hs khác nhận xét, bổ sung
Gv chữa
Hs đọc và xác định yêu cầu bài tập.
Gv sử dụng bảng phụ
Hs hoạt động nhóm 4(3’)
Đại diện các nhóm báo cao
Gv chữa
20’
20’
I. Thế nào là trường từ vựng
1. Tìm hiểu bài tâp.
- Đối tượng: Chỉ người.
- Các từ đó đều có nét chung về nghĩa là cùng chỉ các bộ phận trên cơ thể con người.
2. Ghi nhớ.(SGK Tr 21)
Khái niệm trường từ vựng
II. Lưu ý.
a) Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn: 
Ví dụ: Trường từ vựng "Mắt" có những trường nhỏ sau đây:
- Bộ phận của mắt: lòng đen, lòng trắng, con ngươi, lông mày, lông mi.
- Đặc điểm của mắt: đờ đẫn, sắc, lờ đờ, tinh anh, toét, mù loà, …
- Bệnh của mắt: quáng gà, thong manh, cận thị, viễn thị, …
b) Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại (trường từ "mắt" có các danh từ như con ngươi, lông mày, … các động từ như: nhìn, trông, …; các tính từ như: lờ đờ, toét, …)
c) Do hiện tượng nhiều nghĩa một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau:
Ví dụ: Ngọt:
- Trường mùi vị (cùng trường với: cay đắng, chát, thơm, …)
- Trường âm thanh (cùng trường với the thé, êm dịu, chối tai, …)
- Trường thời tiết (rét ngọt cùng trường với hanh, ẩm, giá, …)
d) Trong thơ văn cũng như trong cuộc sống hàng ngày người ta thường dùng cách chuyển trường từ vựng để tăng thêm tính nghệ thuật của ngôn từ và khả năng diễn đạt (phép nhân hoá, ẩn dụ, so sánh, …)
III. Luyện tập 
 Bài tập 2 (SGK Tr 23).
Tên trường từ vựng
a) Lưới, nơm, câu, vó = dụng cụ để đánh bắt thuỷ hải sản.
b) Tủ, rương, hòm, vali, chai, lọ = dụng cụ để đựng, cất.
c) Đá, đạp, giẫm, xéo = hoạt động dùng chân tác động lên một vật nào đó.
d) Buồn, vui, phấn khởi, sợ hãi = tâm trạng.
e) Hiền lành, độc ác, cởi mở = tính tình.
g) Bút máy, bút bi, phấn, bút chì = dụng cụ để viết.
Bài tập 3 (SGK Tr 23)
Tên trường từ vựng
Các từ có cùng nét nghĩa trong đoạn văn trên là: Hoài nghi, khinh miệt, ruồng rẫy, yêu thương, kính mến, rắp tâm. Các từ này thuộc trường từ vựng: "Thái độ của con người".
 Bài tập 4 (SGK Tr 23).
Điền từ vào đúng trường từ vựng
- Khứu giác: Mũi, thơm, thính, điếc.
- Thính giác: Nghe, tai, thính, điếc, rõ
 Bài tập 6 (SGK Tr 23).
Chuyển trường từ vựng
Các từ: Chiến trường, vũ khí, chiến sĩ đã được tác giả Hồ Chí Minh chuyển từ trường từ vựng "quân sự" sáng trường từ vựng "nông nghiệp"
4. Củng cố (1’)
H. Cơ sở để hình thành trường từ vựng là gì ?
- HS trả lời
- Gv hệ thống kiến thức bài.
5. Hướng dẫn học tập ( 1’)
- Về nhà học bài và làm tiếp bài tập 4,5
- Chuẩn bị bài: Bố cục của văn bản. ( yêu cầu đọc và trả lời câu hỏi sgk)

File đính kèm:

  • doctiet 7.doc
Giáo án liên quan