Trọn bộ giáo án ngữ văn chuẩn kiến thức kỹ năng mới ngữ văn 11 đầy đủ chi tiết đã giảm tải 2013
A. MỤC TIÊU
1.Kiến thức: Giúp học sinh:
- Hiểu được đặc điểm của thể loại kí sự trong văn học Trung đại.
- Cảm nhận được giá trị hiện thực sâu sắc và nhân cách thanh cao của Lê Hữu Trác.
2. Kĩ năng: Đọc hiểu, cảm thụ, phân tích.
3. Thái độ: Trân trọng nhân cách cao thượng của Lê Hữu Trác
B. PHƯƠNG PHÁP: phát vấn- giảng bình- tích hợp
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ
1. GV: Đọc, thiết kế giáo án
2. HS: Đọc, soạn bài
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
a. Đặt vấn đề: Qua Thượng Kinh kí sự, LHT đã ghi chép trung thực và sắc sảo hiện thực cuộc sống trong phủ chúa Trịnh. Để hiểu rõ tài năng, nhân cách của ông cũng như xã hội VN thế kỉ XVIII, chúng ta đi vào tìm hiểu đoạn trích.
* Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa. - Khi tác giả lên cáng vào phủ theo lệnh chúa thì có “tên đầy tớ chạy đằng trước hét đường ” và “cáng chạy như ngựa lồng”. - Trong phủ chúa “Người giữ cửa truyền bá rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi”. - Bài thơ... - Những lời lẽ nhắc đến chúa Trịnh và thế tử đều phải hết sức cung kính, lễ độ. - Chúa Trịnh luôn luôn có “phi tần chầu chực” xung quanh. - T/g làm theo mệnh lệnh của chúa do quan Chánh đường truyền đạt lại; xem bệnh xong chỉ được viết tờ khải để quan Chánh đường dâng lên chúa. - Nội cung trang nghiêm - Thế tử bị bệnh có đến 7,8 thầy thuốc phục dịch. Khi vào xem bệnh, tác giả - một cụ già - phải quỳ lạy. Muốn xem thân hình của thế tử phải có một viên quan nội thành đến xin phép được cởi áo cho thế tử. Cao sang, quyền uy tột đỉnh cùng với cuộc sống xa hoa đến cực điểm và sự lộng uyền của nhà chúa. Mặc dù khen cái đep, cái sang nơi phủ chúa song tác giả tỏ ra dửng dưng và cả sự mỉa mai b. Nhân cách, con người Lê Hữu Trác -Tài năng, có kiến thức sâu rộng và dày dặn kinh nghiệm -Ông là một thầy thuốc có lương tâm và đức độ -Là người có những phẩm chất cao quý: khinh thường lợi danh,yêu thích tự do và lối sống giản dị, thanh đạm c.Nét đặc sắc trong bút pháp kí sự Quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động, kể diễn biến sự việc sinh động, tạo nên được chất hiện thực của tác phẩm. 3. Tổng kết Bằng tài quan sát tinh tế và ngòi bút ghi chép chi tiết chân thực, tác giả đã vẽ lại bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa quyền quý của chúa Trịnh. Đồng thời bộc lộ thái độ coi thường danh lợi. 4. Củng cố: +Gía trị hiện thực của tác phẩm +Thái độ của tác giả +Ngòi bút kí sự sắc sảo 5. Dặn dò: - Nắm chắc bài - Chuẩn bị: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân. E. RÚT KINH NGHIỆM: ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... gi¸o ¸n ng÷ v¨n 11 ch¬ng tr×nh c¬ b¶n chuÈn kiÕn thøc kü n¨ng míi 2012-2013 liªn hÖ ®t 01689218668 TIẾT 2 Tiếng Việt Ngày soạn: ......................... Tõ ng«n ng÷ chung ®Õn lêi nãi c¸ nh©n A. MỤC TIÊU 1.Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được biểu hiện của cái chung trong ngôn ngữ của xã hội và cái riêng trong lời nói cá nhân, mối tương quan giữa chúng. 2. Kĩ năng: Nâng cao năng lực lĩnh hội những nét riêng trong ngôn ngữ của cá nhân.Rèn luyện để hình thành và nâng cao năng lực sáng tạo của cá nhân. 3. Thái độ: Vừa có thái độ tôn trọng những quy tắc ngôn ngữ chung của xã hội, vừa có sáng tạo, góp phần vào phát triển ngôn ngữ xã hội. B. PHƯƠNG PHÁP:Phát vấn, nêu vấn đề, thảo luận. C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ 1. GV: Đọc, thiết kế giáo án 2. HS: Đọc, soạn bài D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới a. Đặt vấn đề: Ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc, một cộng đồng xã hội. Đó là phương tiện giao tiếp chung của xã hội. Nhưng ngôn ngữ tồn tại trong mỗi cá nhân riêng. Để thấy rõ điều đó, chúng ta cùng đi vào tìm hiểu bài mới. b. Triển khai bài: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu mục I Vai trò của ngôn ngữ trong đời sống xã hội? Tính chung trong ngôn ngữ cộng đồng được biểu hiện qua những phương diện nào? Ơ mỗiphương diện, gv yêu cầu hs minh hoạ GV đưa vd minh hoạ: : “Xuân đương tói nghĩa là xuân đương qua Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già Và xuân hết nghĩa là tôi cũng mất...” Tìm từ có nghĩa gốc, nghĩa chuyển,phân tích... Hoạt động 2: Tìm hiểu mục 2 Khi giao tiếp cá nhân sử dụng ngôn ngữ chung để tạo ra lời nói đáp úng nhu cầu giao tiếp.Vậy cái riêng trong lời nói cá nhân được biểu hiện ở các phương diện nào? Gv yêu cầu hs đưa ví dụ và phân tích các ví dụ Hoạt động 3: Luyện tập Trong hai câu thơ dưới đây, từ thôi được tác giả sử dụng với nghĩa như thế nào? Bác Dương thôi đã thôi rồi Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta Nhận xét về cách sắp xếp từ ngữ trong hai câu thơ”Xiên ngang mặt đất rêu từng đám....”Cách sắp đặt như thế đạt hiệu quả giao tiếp ntn? I. NGÔN NGỮ- TÀI SẢN CHUNG CỦA XÃ HỘI - Ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc, một cộng đồng xã hội. Muốn giao tiếp với nhau phải sử dụng phương tiện giao tiếp, trong đó ngôn ngữ là phương tiện quan trọng . - Các yếu tố ngôn ngữ chung: + Các âm và các thanh. + Các tiếng + Các từ + Các ngữ - Các quy tắc,các phương thức chung trong việc cấu tạo và sử dụng các đơn vị ngôn ngữ +Quy tắc cấu tạo các kiểu câu. + Phương thức chuyển nghĩa từ:chuyển từ nghĩa gốc sang nghĩa phát sinh II. LỜI NÓI- SẢN PHẨM RIÊNG CỦA CÁ NHÂN. 1 Giọng nói cá nhân: mỗi người có một giọng nói riêng tuy vẫn dùng các âm, các thanh chung thuộc ngôn ngữ cộng đồng. 2. Vốn từ ngữ cá nhân: mỗi cá nhân có vốn từ ngữ riêng trong tài sản chung. 3. Sự chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung: sáng tạo trong nghĩa từ, kết hợp từ ngữ, tách từ, gộp từ.... 4. Việc tạo ra các từ mới: cá nhân tạo ra từ mới từ những chất liệu có sẵn và theo các phương thức chung 5. Việc vận dụng linh hoạt ,sáng tạo quy tắc chung, phương thức chung III. LUYỆN TẬP 1. Từ thôi: - Nghĩa gốc: chấm dứt kết thúc một hoạt động nào đó - Nghĩa chuyển: chấm dứt cuộc đời, cuộc sống cách nói tránh, nói giảm để giảm nhẹ nổi đau nhưng thực chất đầy đau đớn, mất mát. 2. Từ ngữ quen thuộc song sắp xếp trật tự khác thường: -Các cụm danh từ (rêu từng đám, đá mấy hòn) đèu sắp xếp danh từ trung tâm (rêu, đá) ở trước tổ hợp định từ+danh từ chỉ loại.(từng đám, mấy hòn) -Bộ phận vị ngữ đứng trước chủ ngữ Mục đích :làm nổi bật tâm trạng phẩn uất của thiên nhiên cũng như con người. 4. Củng cố: Chốt lại kiến thức cơ bản 5. Dặn dò: - Làm bài tập 3 (trang 3) - Chuẩn bị: Bài viết số 1 (Nghị luận xã hội) E. RÚT KINH NGHIỆM: ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... gi¸o ¸n ng÷ v¨n 11ch¬ng tr×nh c¬ b¶n chuÈn kiÕn thøc kü n¨ng míi 2012-2013 liªn hÖ ®t 01689218668 TIẾT 3+4 Ngày soạn: .............................. Làm văn: Bµi viÕt sè 1 A. MỤC TIÊU 1.Kiến thức: - Giúp học sinh biết vận dụng các kiến thức về xã hội, về các kiểu văn bản, phương thức biểu đạt đã học để viết bài văn - Kiểm tra chất lượng đầu năm 2. Kĩ năng: viết văn nghị luận xã hội 3. Thái độ: yêu kính cha mẹ và có thái độ ứng xử tốt B. PHƯƠNG PHÁP: làm bài tại lớp C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ 1. GV: Đọc tài liệu, ra đề 2. HS: Đọc tài liệu, chuẩn bị giấy, bút D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới a. Đặt vấn đề b. Triển khai bài HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC GV ghi đề lên bảng và nhắc nhở HS làm bài. III. BIỂU ĐIỂM - Điểm 6-7: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Diễn đạt trôi chảy, giàu cảm xúc. Trình bày được những ý kiến chủ quan của mình. Liên hệ bản thân tốt. Có thể còn vài sai sót - Điểm 4-5: Đáp ứng khá tốt các yêu cầu trên. Diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc. Có một vài sai sót nhỏ. - Điểm 2-3: Hiểu đề, trình bày được ý- Điểm 0-1: Bài làm sơ sài, xa đề hoặc lạc đề. Văn viết quá kém. I. ĐỀ RA: Bàn về mối quan hệ giữa vị thành niên đối với cha mẹ. II. YÊU CẦU LÀM BÀI 1. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng. Chữ viết cẩn thận. 2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể làm bằng nhiều cách khác nhau, tự do phát biểu ý kiến chủ quan của mình song cần có các nội dung sau: - Quan hệ với cha mẹ của vị thành niên + Tách dần khỏi sự bao bọc của cha mẹ + Đôi lúc cãi bướng hoặc làm trái lời cha mẹ - Cả cha mẹ và vị thành niên dều muốn bớt đi phần nào những sóng gió ngay từ cái tuổi này. Vậy phải làm sao? Con cái và cha mẹ cần cố gắng hiểu nhau. Tuổi mới lớn có ưu điểm là rất tự tin, tin vào khả năng suy nghĩ và quyết định của mình nhưng không thể phủ định rằng mình còn non nớt trong cuộc sống. Vì thế, con cái cần chủ động đón nhận sự chỉ bảo của cha mẹ. Cha mẹ cố gắng trở thành người “bạn” tin cậy của con mình. nhỏ. kiến chủ quan của mình về vấn đề trên. Còn sai sót về kỹ năng. 4. Củng cố: Thu bài, kiểm bài, đánh giá tiết kiểm tra. 5. Dặn dò: Chuẩn bị: Tự tình II: - Vẻ đẹp ngôn ngữ trong bài thơ? - Tâm trạng Hồ Xuân Hương? E. RÚT KINH NGHIỆM: ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ..
File đính kèm:
- GIAO AN NGU VAN 11 CO BAN CHUAN KTKN.doc