Tóm tắt lịch sử Việt Nam từ 1858 - 1918

I. Cuộc K/C chống TDP từ 1858-1884.

 1. Hoàn cảnh:

- Sự khủng hoảng của chính quyền PKVN nửa đầu TK XIX (ng.nhân C.quan).

- Âm mưu xâm lược của TDP ( ng.nhân K.quan).

 2. Quá trình xâm lược của TDP. (2 giai đoạn):

- 1858-1862.

- 1862-1884.

 3. Vai trò, thái độ của triều đình Nguyễn trước sự xâm lược của TDP .

* cơ sở đầu hàng của triều đình Nguyễn?

 4. Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta: (2 giai đoạn):

 - 1858-1862.

 - 1862-1884.

II. Phong trào kháng chiến chống TDP từ 1884 -> đầu TK XX.

 1. Hoàn cảnh lịch sử. (nguyên nhân của phong trào).

 2. Phong trào Cần Vương (1885-1896):

a. Nguyên nhân: (H/C).

b. Diễn biến: 2 giai đoạn: + gđ1: 1885-1888.

 + gđ2: 1888-1896.

 

doc23 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1444 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tóm tắt lịch sử Việt Nam từ 1858 - 1918, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thanh Hoá) -> Là một căn cứ kiên cố, có thể kiểm soát các đường giao thông, xây dựng công sự có tính chất liên hoàn, hào giao thông nối với các công sự (nhưng mang tính chất cố thủ).
- Sự bố trí của nghĩa quân: Lợi dụng bề mặt địa thế, nghĩa quân lấy bùn trộn rơm cho vào rọ xếp lên mặt thành, sử dụng lỗ châu mai quân sự.
- Lãnh đạo: Phạm Bành, Đinh Công Tráng.
- Diễn biến: Từ 12.1886 -> 1.1887, quân Pháp mở cuộc tấn công quy mô lớn vào căn cứ, nghĩa quân chiến đấu và cầm cự trong suốt 34 ngày đêm làm cho hàng trăm lính Pháp bị tiêu diệt. Quân Pháp liều chết cho nổ mìn phá thành, phun dầu đốt rào tre, Ba Đình biến thành biển lửa.
- K.quả: 1.1887, nghĩa quân phải rút lên căn cứ Mã Cao (Thanh Hoá), chiến đấu thêm một thời gian rồi tan rã.
* Khởi nghĩa Bãi Sậy: (1883-1892).
- Lãnh đạo: Nguyễn Thiện Thuật, Đinh Gia Quế.
- Căn cứ: 
+ Thuộc các huyện: Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mỹ (Hưng Yên).
+ Dựa vào vùng đồng bằng có lau sậy um tùm, đầm lầy, ngay trong vùng kiểm soát của địch để kháng chiến.
- Chiến Thuật: Lối đánh du kích.
- Tổ chức: Theo kiểu phân tán lực lượng thành nhiều nhóm nhỏ ở lẫn trong dân, vừa sản xuất, vừa chiến đấu.
- Địa bàn hoạt động: Từ Hưng Yên đánh rộng ra các vùng lân cận.
- Diễn biến: Nghĩa quân đánh khiêu khích, rồi đánh rộng ra các tỉnh lân cận, tấn công các đồn binh nhỏ, chặn phá đường giao thông, cướp súng, lương thực.
- Kết quả: Quân Pháp phối hợp với tay sai do Hoàng Cao Khải cầm đầu, ồ ạt tấn công vào căn cứ làm cho lực lượng nghĩa quân suy giảm rơi vào thế bị bao vây cô lập – cuối năm1898 Nguyễn Thiện Thuật sang Trung Quốc, phong trào phát triển thêm một thời gian rồi tan rã.
* Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1895).
- Lãnh đạo: Phan Đình Phùng và nhiều tướng tài (tiêu biểu: Cao Thắng).
- Lực lượng tham gia: Đông đảo các văn thân, sĩ phu yêu nước cùng nhân dân.
- Căn cứ chính: Ngàn Trươi (Hà Tĩnh)- có đường thông sang Lào.
- Đia bàn hoạt động: Kéo dài trên 4 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- Chiến Thuật: Lối đánh du kích.
- Tổ chức: Theo lối chính quy của quân đội nhà Nguyễn: lực lượng nghĩa quân chia làm 15 thứ (mỗi thứ có 100 -> 500 người) phân bố trên địa bàn 4 tỉnh – biết tự chế tạo súng..
- Diễn biến: Cuộc KN chia làm 2 giai đoạn:
+ 1885-1888: là giai đoạn chuẩn bị, tổ chức, huấn luyện, xây dựng lực lượng, chuẩn bị khí giới.
+ 1888-1895: Là thời kì chiến đấu, dựa vào địa hình hiểm trở, nghĩa quân đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của địch. Để đối phó, Pháp đã tập trung binh lực, xây dựng đồn bốt dày đặc, bao vây cô lập nghĩa quân, mở nhiều cuộc tấn công quy mô lớn vao Ngàn Trươi.
- Kết quả: Nghĩa quân chiến đấu trong điều kiện ngày càng gian khổ do bị bao vây, cô lập, lực lượng suy yếu dần, Chủ tướng Phan Đình Phùng hy sinh, cuộc khởi nghĩa duy trì thêm một thời gian rồi tan rã.
- ý nghĩa: Khởi nghĩa Hương Khê:
-> Đánh dấu bướcphát triển cao nhất của phong trào Cần Vương.
-> Đánh dấu sự chấm dứt phong trào Cần Vương.
-> Nêu cao tinh thần chiến đấu gan dạ, kiên cường, mưu trí của nghĩa quân.
* Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê đánh dấu bước phát triển cao nhất của phong trào Cần Vương? (Nguyên nhân cuộc KN Hương Khê kéo dài nhất trong phong trào Cần Vương).
- Lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân.
- Người lãnh đạo sáng suốt, có uy tín nhất trong phong trào Cần Vương ở Nghệ Tĩnh.
- Căn cứ hiểm trở.
- Chiến thuật thích hợp: Du kích, lợi dụng điểm mạnh của địa nthế.
- Tổ chứ: quy mô, có sự chuẩn bị chu đáo. 
- Được nhân dân ủng hộ.
d. Nguyên nhân thất bại của phong trào Cần Vương. (Các cuộc khởi nghĩa lớn).
- Khách quan: TD Pháp lực lượng còn vđang mạnh, cấu kết với tay sai đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.
- Chủ quan: 
+ Do hạn chế của ý thức hệ phong kiến: “Cần Vương” là giúp vua chống Pháp, khôi phục lại Vương triều PK. Khẩu hiệu Cần Vương chỉ đáp ứng một phần nhỏ lợi ích trước mắt của giai cấp phong kiến, về thực chất, không đáp ứng được một cách triệt để yêu cầu khách quan của sự phát triển xã hội và nguyện vọng của nhân dân là xoá bỏ giai cấp PK, chống TD Pháp, giành độc lập dân tộc.
+ Hạn chế của người lãnh đạo: Do thế lực PK VN suy tàn nên ngọn cờ lãnh đạo không có sức thuyết phục (chủ yếu là văn thân, sĩ phu yêu nước thuộc giai cấp PK và nhân dân), hạn chế về tư tưởng, trình độ, chiến đấu mạo hiểm, phiêu lưu. Chiến lược, chiến thuật sai lầm.
+ Tính chất, P2: Các cuộc khởi nghĩa chưa liên kết được với nhau -> Pháp lần lượt đàn áp một cách dễ dàng.
đ. ý nghĩa lịch sử phong trào Cần Vương.
- Mặc dù thất bại xong các cuộc KN trong phong trào Cần Vương đã nêu cao tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu kiên cường, quật khởi của nhân dân ta, làm cho TD Pháp bị tổn thất nặng nề, hơn 10 năm sau mới bình định được Việt Nam.
- Các cuộc KN tuy thất bại nhưng đã tạo tiền đề vững chắc cho các phong trào đấu tranh giai đoạn sau,
- Các cuộc KN cho thấy vai trò lãnh đạo của giai cấp PK trong lịch sử đấu tranh của dân tộc.
3. Phong trào Nông dân Yên Thế và Phong trào chống pháp của đồng bào Miền núi cuối TK XIX.
a. Khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913) [khai thác KTCB trong SGK].
- Căn cứ: Yên Thế (vùng phía Tây tỉnh Bắc Giang) là vùng đất đồi, cây cối rậm rạp, địa hình hiểm trở.
* Nguyên nhân: Do tình hình kinh tế sa sút dưới thời Nguyễn, khiến cho nông dân đồng bằng Bắc Kì phải rời quê hương lên Yên Thế sinh sống, khi TD Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng Bắc Kì, Yên Thế trở thành mục tiêu bình định của chúng. Để bảo vệ cuộc sống của mình, nhân dân Yên Thế đứng lên đấu tranh chống Pháp.
- Lãnh đạo: Hoàng Hoa Thám.
- Địa bàn hoạt động: Yên Thế là địa bàn hoạt động chính và một số vùng lân cận.
- Lực lượng: đông đảo dân nghèo địa phương.
* Diễn biến: (3 giai đoạn).
- Gđ 1: 1884-1892: nghĩa quân hoạt động riêng rẽ.
- Gđ 2: 1893-1908: Nghĩa quân vừa chiến đấu, vừa xây dựng cơ sở, lực lương giữa ta và Pháp chênh lệch - Đề Thám đã 2 lần phải xin giảng hoà với Pháp rồi chuẩn bị lương thực, quân đội sẵn sàng chiến đấu và bắt liên lạc với các nhà yêu nước khác.
- Gđ 3: 1909-1913: Pháp tập trung lực lượng tấn công quy mô lớn lên Yên Thế, lực lượng nghĩa quân bị hao mòn dần.
* Kết quả: 10.2.1913 Đề thám bị ám sát, phong trào tan rã.
* Nguyên nhân thất bại:
- Phong trào Cần Vương tan rã, TD Pháp có điều kiện để đàn áp KN Yên Thế.
- Lực lượng nghĩa quân gặp nhiều bất lợi: bị tiêu hao dần, bị khủng bố, mất tiếp tế, thủ lĩnh thì bị ám sát.
* ý nghĩa: - Khẳng định truyền thống yêu nước, tinh thần bất khuất của nhân dân.
	 - Thấy được khả năng lớn lao của nhân dân trong lịch sử đấu tranh của DT.
b. Phang trào chống Pháp của đồng bào Miền núi cuối TK XIX. (SGK-113)
- Liệt kê đầy đủ các phong trào, thời gian, người lãnh đạo, địa bàn hoạt động. 
- ý nghĩa: Góp phần làm chậm quá trình xâm lược và bình định của TD Pháp.
III. Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối TK XIX.
1. Tình hình Việt Nam nửa cuối TK XIX. (Lý do ra đời trào lưu cải cách Duy Tân).
- Vào những năm 60 của TK XIX, Pháp mở rộng chương trình xâm lược Nam Kì và chuẩn bị đánh chiếm cả nước ta.
- Triều đình Huế: vẫn tiếp tục thực hiện chính sách đối nội, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu khiến cho kinh tế, XH Việt Nam khủng hoảng nghiêm trọng:
+ Bộ máy chính quyền từ TW xuống địa phương mục ruỗng.
+ Nông nghiệp, TC nghiệp, T.nghiệp đình trệ.
+ Tài chính cạn kiệt, đời sống nhân dân khó khăn.
-> Mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn dân tộc ngày càng gay gắt làm bùng nổ các cuộc KN của nhân dân, binh lính, đẩy đát nướcvào tình trạng rối ren.
 Trong bối cảnh đó, một số quan lại, sĩ phu yêu nước thức thời đã nhận thức được tình hình đất nước, xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, mong nuốn nước nhà giàu mạnh, đủ sức tấn công kẻ thù nên họ đã mạnh dạn đưa ra những đề nghị cải cách, những yêu cầu đổi mới công việc nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá của nhà nước PK.
=> TRào lưu cải cách Duy Tân ra đời.
2. Những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối TK XIX. (SGK).
* 1868: + Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển Trà Lý (Nam Định).
	 + Đinh Văn Điền xin khai khẩn ruộng hoang, khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng.
* 1872: Viện Thương Bạc xin mở 3 cửa biển ở miền Bắc và Trung để thông thương với bên ngoài.
* Đặc biệt: 1863-1871, Nguyễn Trường Tộ đã kiên trì gửi lên triều đình 30 bản điều trần đề cập đến một loạt các vấn đề như: - Chấn chỉnh bộ máy quan lại.
	 - Phát triển công thương nghiệp và tài chính.
	 - Chỉnh đốn võ bị.
	 - Mở rộng ngoại giao.
	 - Cải tổ giáo dục.
* 1877-1882 Nguyễn Lộ Trạch dâng 2 bản “Thời Vụ Sách” lên Vua Tự Đức đề nghị: Trấn hưng dân khí, khai thông dân trí và bảo vệ đất nước.
=> Nhận xét: Nội dung của các đề nghị cải cách đều mang tính chất tiến bộ, thiết thực, thúc đẩy sự đổi mới và phát triển trong mọi lĩnh vực của nhà nước phong kiến.
3. Kết cục của những đề nghị cải cách. (Đánh giá):
- Ưu điểm: Trong bối cảnh bế tắc của xã hội phong kiến cuối TK XIX, các sĩ phu, quan lại tiến bộ đã đưa ra những đề nghị cải cách nhằm canh tân đất nước, đáp ứng phần nào những yêu cầu của nước ta lúc đó.
- Hạn chế:
+ Các đề nghị trên mang tính lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ cơ sở bên trong, chưa động trạm đến vấn đề cơ bản của thời đại là giảI quyết 2 mâu thuẫn chủ yếu của XH Việt Nam lúc đó là: Nông dân >< TD Pháp.
+ Triều đình PK Nguyễn bảo thủ, bất lực, không chấp nhận thay đổi, từ chối mọi đề nghị cảI cách, làm cản trở sự phát riển của những tiền đề mới khiến cho xã hội chỉ luẩn quẩn trong vòng bế tắc của chế độ thuộc địa nửa PK.
- ý nghĩa- tác dụng:
+ Dù không thành hiện thực nhưng những tư tưởng cải cách cuối TK XIX đã gây một tiếng vang tấn công vào tư tưởng bảo thủ, lỗi thời PK.
+ Phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết, thức thời.
+ Góp phần vào việc chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào Duy Tân ở Việt Nam ở đầu TK XX.
 ___________________________________________________
Bài tập phần II, III chương I
@ BT PhầnII:
1. Trình bày các cuộc KN lớn trong phong trào Cần Vương? (H.cảnh, D.biến, K.quả, Nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lị

File đính kèm:

  • doctai lieu BD HSG 9.doc
Giáo án liên quan