Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Tiết 24 - Bài 13: Ước và bội

I. MỤC TIÊU:

- HS nắm được định nghĩa ước và bội của một số. Kí hiệu tập hợp các ước, các bội của một số .

- Học sinh biết kiểm tra một số có hay không là ước hoặc bội của một số cho trước, biết tìm ước và bội của một số cho trước trong các trường hợp đơn giản.

- Học sinh biết xác định ước và bội trong các bài toán thực tế đơn giản .

 II. CHUẨN BỊ:

GV: Phấn màu, SGK, SBT, bảng phụ ghi sẵn đề bài ? ở SGK và các bài tập củng cố.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ:3’

HS1 : Tìm xem 12 chia hết cho những số tự nhiên nào ?

 Viết tập hợp A các số tự nhiên vừa tìm được.

 HS2: Tìm xem những số tự nhiên nào chia hết cho 3 ?

Viết tập hợp B các số tự nhiên vừa tìm được.

 3. Bài mới:

 

doc6 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1324 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Tiết 24 - Bài 13: Ước và bội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 2 4 §13. ƯỚC VÀ BỘI
 ===============
I. MỤC TIÊU:
- HS nắm được định nghĩa ước và bội của một số. Kí hiệu tập hợp các ước, các bội của một số .
- Học sinh biết kiểm tra một số có hay không là ước hoặc bội của một số cho trước, biết tìm ước và bội của một số cho trước trong các trường hợp đơn giản. 
- Học sinh biết xác định ước và bội trong các bài toán thực tế đơn giản .
 II. CHUẨN BỊ:
GV: Phấn màu, SGK, SBT, bảng phụ ghi sẵn đề bài ? ở SGK và các bài tập củng cố.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:3’
HS1 : Tìm xem 12 chia hết cho những số tự nhiên nào ? 
 	Viết tập hợp A các số tự nhiên vừa tìm được.
	HS2: Tìm xem những số tự nhiên nào chia hết cho 3 ? 
Viết tập hợp B các số tự nhiên vừa tìm được.
	3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy và trò
Phần ghi bảng
* Hoạt động 1: Ước và bội
GV: Ghi nếu a b thì ta nói a là bội của b, còn b là ước của a
HS: Đọc định nghĩa SGK.
GV: Ghi tóm tắt lên bảng.
 a là bội của b
 a b 
 b là ước của a
♦ Củng cố: 
1/ 6 3 thì 6 là gì của 3 và 3 là gì của 6?
2/ Làm ? SGK.
GV: Yêu cầu HS trả lời “vì sao” ở mỗi câu.
* Hoạt động 2: Cách tìm ước và bội
GV: Ghi đề bài tập trên bảng phụ.
Hãy tìm vài số tự nhiên x sao cho x 7? 
HS: Có thể tìm x = 14; 0 ; 7; 28 ....
GV: Có thể tìm bao nhiêu số tự nhiên như vậy?
HS: Có vô số số.
GV: x 7 thì theo định nghĩa x là gì của 7?
HS: x là bội của 7.
GV: Tất cả các số chia hết cho 7, ta gọi là tập hợp bội của 7.Ký hiệu: B(7)
GV: Giới thiệu dạng tổng quát tập hợp các bội của a, ký hiệu là : B(a)
GV: Để tìm tập hợp các bội của 7 như thế nào ta qua ví dụ 1 mục 2/44 SGK.
GV: Cho HS tự đọc ví dụ
Hỏi: Để tìm các bội của 7 ta làm như thế nào?
HS: Nêu cách tìm như SGK.
GV: Hướng dẫn cách tìm tập hợp các bội của 1 số như SGK.
HS: Nêu lại cách tìm các bội của 1 số khác 0
Và đọc phần in đậm /44 SGK.
♦ Củng cố: Làm ?2
- Làm bài 113a/44 SGK
GV: Hướng dẫn HS
- Trước tiên ta tìm B(8) = {0; 8; 16...}
- Vì x B(8) và x < 40
Nên: x {0; 8; 16; 24; 32}
GV: Ghi đề bài trên bảng phụ.
Hãy tìm các số tự nhiên x sao cho 8 x
GV: Hỏi 8 x thì x có quan hệ gì với 8?
HS: x là ước của 8
GV: Em hãy tìm các ước của 8?
HS: x = 1; 2; 4; 8
GV: Tất cả các ước của 8 ta gọi là tập hợp ước của 8, ký hiệu: Ư(8)
GV: Từ đó giới thiệu tập hợp các ước của b, ký hiệu là: Ư(b)
GV: Vậy để tìm tập hợp các ước của 8 như thế nào ta xét qua ví dụ 2 mục 2/44 SGK.
GV: Cho HS tự đọc ví dụ.
Hỏi: Để tìm các ước của 8 ta làm thế nào?
GV: Hướng dẫn cách tìm như ví dụ 2 SGK.
- Cho HS nêu cách tìm tập hợp ước của 1 số?
HS: Đọc phần in đậm /44 SGK
♦ Củng cố:2’ Làm?3; ?4. 
1. Ước và bội 15’
* Định nghĩa: SGK
 a là bội của b
 a b 
 b là ước của a
- Làm ?1 SGK
2. Cách tìm ước và bội 20’
a/ Cách tìm các bội của một số
+ Tập hợp các bội của a
Ký hiệu: B(a)
Ví dụ 1: SGK
+ Cách tìm các bội của 1 số: Ta lấy số đó nhân lần lượt với 0; 1; 2; 3...
- Làm ?2
b/ Cách tìm ước của 1 số:
+ Tập hợp các ước của b
Ký hiệu: Ư(b)
Ví dụ 2: SGK
+Cách tìm các ước của 1 số:
Ta lấy số đó chia lần lượt từ 1 đến chính nó. Mỗi phép chia hết cho ta 1 ước.
- Làm ?3; ?4
	iv. Củng cố:3’
 Cho biết: a . b = 40 (a, b Î N*)
 	 x = 8 y (x, y Î N*)
Điền vào chỗ trống cho đúng : 
 	a là .......... của . ..........
 	 	b là .......... của ...........
 	x là .......... của ..........
 	y là .......... của ..........
	v. Hướng dẫn về nhà:2’
- Học kỹ cách tìm ước và bội .
- Làm bài tập 111; 112; 113b,c; 114/45 SGK
- Làm bài 142; 143; 144; 145; 146; 147/20 SBT. 
Bài tập về nhà
Bổ sung 1 trong các cụm từ “ước của ......” , “bội của ........” vào chỗ trống của các câu sau cho đúng :
	1. Lớp 6A xếp hàng 3 không có ai lẻ hàng, số học sinh của lớp là ..........
a) Ước của 3 .
b) Bội của 3 . 
 2. Số học sinh của một khối lớp xếp hàng 2, hàng 3, hàng 5 đều vừa đủ. Số học sinh của khối là ..........
a) Uớc của 2. 
b) Uớc của 3. 
c) Bội của 5.
d) Bội của 2, bội của 3, bội của 5. 
	 3. Tổ 3 có 8 HS được chia đều vào các nhóm, số nhóm là : ..........
a) Ước của 8. 
b) Bội của 8.
 4. 32 nam và 40 nữ được chia đều vào các tốp, số tốp là ..........
a) Ước của 32. 
b) Ước của 40.
c) Ước của 32, ước của 40.
========&========
Tiết 25 
 §14. SỐ NGUYÊN TỐ, HỢP SỐ
BẢNG SỐ NGUYÊN TỐ
===================
I. MỤC TIÊU:
- HS nắm được định nghĩa số nguyên tố, hợp số.
- Học sinh biết nhận ra một số là số nguyên tố hay hợp số trong các trường hợp đơn giản, thuộc 10 số nguyên tố đầu tiên, hiểu cách lập bảng số nguyên tố. 
- HS biết vận dụng hợp lý các kiến thức về chia hết đã học để nhận biết một hợp số. 
II. CHUẨN BỊ: 
	HS: Chuẩn bị sẵn một bảng các số tự nhiên từ 2 đến 100 như SGK. 
GV: Chuẩn bị bảng phụ ghi sẵn nội dung như trên, kẻ khung bảng/45 SGK. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:3’
HS1: Làm bài 142a, b/20 SBT.
HS2: Làm bài 142c, d/20 SBT.
	3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy và trò
Phần ghi bảng
* Hoạt động 1: Số nguyên tố - Hợp số
GV: Treo bảng /45 SGK.
Cho HS lên điền các ước của 2; 3; 4; 5; 6 vào ô trống.
HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV.
GV: Hãy so sánh các số trên với 1? Cho biết các số nào chỉ có hai ước? Nhận xét hai ước của nó? 
HS: Các số đó đều lớn hơn 1. Các số chỉ có 2 ước là 2; 3; 5. Hai ước của nó là 1 và chính nó.
GV: Các số nào có nhiều hơn hai ước?
HS: Các số có nhiều hơn hai ước là 4; 6
GV: Giới thiệu: 
- Các số tự nhiên lớn hơn 1 chỉ có hai ước là 1 và chính nó gọi là số nguyên tố.
- Các số tự nhiên lớn hơn 1 có nhiều hơn hai ước gọi là hợp số.
HS: Đọc định nghĩa SGK.
♦ Củng cố: Làm ? SGK
HS: 7 là số nguyên tố, vì nó lớn hơn 1 và chỉ có hai ước là 1 và chính nó. 
8; 9 là hợp số, vì nó lớn hơn 1 và có nhiều hơn hai ước.
GV: Số 0; 1 có là số nguyên tố không? Có là hợp số không? Vì sao?
HS: Số 0; 1 không phải là số nguyên tố cũng không phải là hợp số vì nó không thỏa mãn định nghĩa số nguyên tố, hợp số.
GV: Dẫn đến chú ý a SGK
GV: Em hãy cho biết các số nguyên tố nhỏ hơn 10?
HS: 2; 3; 5; 7.
♦ Củng cố: Các số sau là số nguyên tố hay hợp số: 102; 513; 145; 11; 13?
* Hoạt động 2: Lập bảng các số nguyên tố không vượt qua 100.
GV: Trên bảng phụ ghi sẵn các số tự nhiên không vượt quá 100 và nói: Ta hãy xét xem có những số nguyên tố nào không vượt quá 100.
Hỏi: Tại sao trong bảng không có số 0, không có số 1?
HS: Vì 0; 1 không phải là số nguyên tố
GV: Bảng này gồm các số nguyên tố và hợp số. Ta sẽ loại đi các hợp số và giữ lại các số nguyên tố.
Hỏi: Trong dòng đầu có các số nguyên tố nào?
HS: 2; 3; 5; 7.
GV: Cho một HS lên bảng thực hiện và hướng dẫn từng bước như SGK.
HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV
- Gạch bỏ các số là hợp số trên bảng cá nhân
đã chuẩn bị.
GV: Các số còn lại không chia hết cho các số nguyên tố nhỏ hơn 10. Đó là các số nguyên tố không vượt quá 100 .Có 25 số nguyên tố như SGK.
GV: Kiểm tra lại bài của HS
- Cho HS đọc 25 số nguyên tố và yêu cầu học thuộc lòng.
GV: Trong 25 số nguyên tố đã nêu có bao nhiêu số nguyên tố chẵn? Đó là các số nào?
HS: Có duy nhất một số nguyên tố chẵn là 2.
GV: Hai số nguyên tố nào hơn kém nhau 1 đơn vị?
HS: 2; 3.
GV: Hai số nguyên tố nào hơn kém nhau 2 đơn vị?
HS: 3 và 5; 5 và 7; 11 và 13...
GV: Hãy nhận xét chữ số tận cùng của các số nguyên tố lớn hơn 5?
HS: Chỉ có thể tận cùng bởi các chữ số 1; 3; 7; 9.
GV: Giới thiệu bảng số nguyên tố nhỏ hơn 1000/128 SGK tập 1.
♦ Củng cố: Làm bài tập 115; 116/47 SGK
1. Số nguyên tố - Hợp số. 17’
a/ Số nguyên tố: Là số tự nhiên lớn hơn 1 chỉ có hai ước là 1 và chính nó.
Ví dụ: 2; 3; 5.
b/ Hợp số: Là số tự nhiên lớn hơn 1 và có nhiều hơn hai ước.
Ví dụ: 4; 6; 8.
- Làm ?
Chú ý: (SGK)
2. Lập bảng các số nguyên tố không vượt quá 100 (SGK).20’
Có 25 số nguyên tố không vượt quá 100 là: 2; 3; 5; 7; 11; 13; 17; 19; 23; 29; 31; 37; 41; 43; 47; 59; 61; 67; 71; 73; 79; 83; 89; 97.
Số nguyên tố nhỏ nhất là số 2 và là số nguyên tố chẵn duy nhất.
	IV. Củng cố:4’
+ Thế nào là số nguyên tố, hợp số?
+ Đọc 25 số nguyên tố nhỏ hơn 100.
	V. Hướng dẫn về nhà:1’
	+ Học thuộc định nghĩa về số nguyên tố, hợp số.
	+ Học thuộc 25 số nguyên tố nhỏ hơn 100.
+ Xem bảng số nguyên tố nhỏ hơn 1000 ở cuối sách . 
+ Làm bài tập 117; 118; 119; 120; 121; 122 / 47 SGK . 
+ Bài tập 148 -> 153 /20, 21 SBT. 156; 157; 158/ 21 dành cho HS khá giỏi. 
KÍ DUYỆT:

File đính kèm:

  • docTIET24,25.doc