Tổ chức một số trò chơi học tập góp phần nâng cao chất lượng dạy-Học môn Lịch sử và Địa lí - Lớp 4+5

 Trong Chương trỡnh giỏo dục tiểu học hiện nay, mụn Lịch sử và Địa lí cựng với cỏc mụn học khỏc cú vai trũ quan trọng gúp phần đào tạo nên những con người phát triển toàn diện.

 Bác Hồ đã từng nói: "Dân ta phải biết sử ta" đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, nước ta đang hòa nhập sâu rộng với toàn thế giới thì việc giáo dục cho thế hệ trẻ nắm vững lịch sử, địa lí nước nhà, nắm được truyền thống giữ nước từ ngàn đời đến nay của dân tộc ta, để ứng xử phù hợp với các nước trên thế giới nhằm mục đích vừa hòa nhập được với thế giới vừa giữ được độc lập, tự chủ cho dân tộc là điều vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, đây là môn học khô khan, không gây được hấp dẫn cho học sinh nói chung và học sinh tiểu học nói riêng.

 Muốn học sinh Tiểu học học tốt được môn Lịch sử và Địa lí thỡ mỗi người giáo viên không chỉ truyền đạt theo các tài liệu đó cú sẵn trong Sỏch giỏo khoa một cỏch dập khuụn, mỏy múc làm cho học sinh học tập một cỏch thụ động. Nếu chỉ dạy học như vậy thỡ việc học tập của học sinh sẽ diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt, không gây được hứng thú cho học sinh và kết quả học tập sẽ khụng cao.

 Trong vài năm gần đây, trước yêu cầu của giáo dục đũi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học ở bậc Tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, Bộ Giáo dục và đào tạo đã phát động các phong trào đổi mới phương pháp dạy học. Vì vậy người giáo viên phải gây được hứng thú học tập cho các em bằng cách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập. Với phương châm "Học mà chơi- chơi mà học". Thụng qua cỏc trũ chơi các em sẽ lĩnh hội kiến thức lịch sử, địa lí một cách dễ dàng, củng cố, khắc sâu kiến thức một cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập. Khi chúng ta đưa ra được các trũ học tập một cách thường xuyên, khoa học thỡ chắc chắn chất lượng dạy học môn Lịch sử và Địa lí sẽ ngày một nõng cao.

 Chớnh vỡ những lý do nờu trờn mà tụi đó chọn đề tài “Tổ chức một số trũ chơi học tập, góp phần nâng cao chất lượng dạy- học môn Lịch sử và địa lí- Lớp 4+5"

 

doc9 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 4449 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổ chức một số trò chơi học tập góp phần nâng cao chất lượng dạy-Học môn Lịch sử và Địa lí - Lớp 4+5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác sự kiện lịch sử tương ứng với các mốc năm trên trục thời gian
 * Chuẩn bị: - Hai băng giấy kẻ trục thời gian và ghi các mốc năm.- Nam châm để gắn
 - Hai bộ ô giấy ghi tên các sự kiện tương ứng với từng mốc thời gian
 VD: Bài 6 - Ôn tập- Lớp 4
 - Hai băng giấy kẻ: CN
 khoảng 700 179 40 938 (năm)
 - Hai bộ ô giấy ghi: 
nước 
Văn Lang ra đời
chiến thắng
Bạch Đằng
khởi nghĩa
Hai 
Bà Trưng
Triệu Đà
xâm chiếm
nước Âu Lạc
 * Cách chơi: - Chơi theo 2 đội, mỗi đội chơi gồm 4 HS, các HS còn lại làm giám khảo
 - Khi GV hô bắt đầu từng thành viên của mỗi đội lên gắn các ô giấy tương ứng và các mốc năm trên trục thời gian
 - Kết thúc trò chơi, Gv và HS còn lại nhận xét, tuyên dương đội thắng.
 * Cách tính điểm: Gắn mỗi ô sự kiện đúng mốc năm được 10 điểm, gắn sai không có điểm, đội nào gắn xong trước được thưởng thêm 10 điểm, đội gắn xong trước và đúng cả được 50 điểm
Trò chơi 2: Sắm vai
 ( có thể dùng trong các bài lịch sử như: Bài 15: Nước ta cuối thời Trần- Lớp 4
 Bài 14: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên- Lớp4
 Bài 1: "Bình Tây Đại nguyên soái " Trương Định- Lớp 5…)
 * Mục tiêu: - Cho HS sắm vai các nhân vật lịch sử, giúp tái hiện lại sự kiện lịch sử, làm cho các sự kiện sống động hơn, HS sẽ nhớ sự kiện lâu hơn
 * Chuẩn bị: - Tùy theo nội dung từng bài để chuẩn bị cho phù hợp.
 * Cách chơi: - Lựa chọn những HS có năng khiếu diễn tiểu phẩm để tổ chức cho HS chơi, những HS còn lại làm giám khảo
 - Đối với từng bài thì cách chơi và thời điểm tổ chức chơi khác nhau
 Bài 15: Nước ta cuối thời Trần- Lớp 4, Sắm vai một buổi thiết triều của vua Trần: 1 HS sắm vai vua, 1 HS sắm vai Chu Văn An, 1 số HS vai các quan
 Bài 14: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên- Lớp 4, tổ chức chơi vào HĐ Tìm hiểu lòng quyết tâm của vua tôi nhà Trần quyết tâm chống giặc
 1 HS sắm vai vua Trần, 1 số HS sắm vai các bô lão, khi vua hỏi: "Nên đánh hay nên hòa?", các bô lão đồng thanh hô "Đánh!"
 - Kết thúc trò chơi, GV nhận xét, tuyên dương tinh thần tham gia chơi của HS
Trò chơi 3: Thêm cánh cho hoa
 (Có thể sử dụng trong các bài: Bài: Đồng Bằng Bắc Bộ, Đồng băng Nam Bộ- ĐL- Lớp 4
 Bài: Châu á; Châu Âu; Châu Mĩ, Châu Phi...- Địa lí - Lớp 5
 Bài : Xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình- Địa lí- Lớp 5.....)
 * Mục tiêu: - Tìm hiểu, hoặc củng cố các đặc điểm vùng địa lí; các tác dụng của thành tựu lịch sử, giúp HS nắm vững nội dung bài và gây hứng thú học tập.
 * Chuẩn bị: - Hai bộ gồm nhị và các cánh hoa làm bằng giấy, trên đó ghi tên vùng địa lí và các đặc điểm hoặc ghi tên thành tựu lịch sử và các tác dụng 
 * Cách chơi: - Chọn hai đội chơi, mỗi đội gồm 4- 5 HS( tùy theo từng bài)
 - Gv gắn nhị hoa trước, khi GV hô "Bắt đầu", từng thành viên của hai đội chơi nhanh chóng cầm các cánh hoa gắn vào với nhị để tạo thành bông hoa
 - Kết thúc trò chơi, GV nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc, khuyến khích đội thua lần sau cố gắng hơn. đội thua, cả đội cùng hát 1 bài. 
 * Cách tính điểm: - Lắp ghép mỗi cánh hoa đúng được 10 điểm, gắn sai không bị trừ điểm, 
 - Đội nào gắn xong trước được thưởng thêm 10 điểm. 
 VD: Bài: Đồng bằng Bắc Bộ- ĐL- Lớp 4 
có dạng hình tam giác
Lớn nhất cả nước
Tương đồi bằng phẳng
do S.Hồng và S.Thái Bình bồi đắp nên
lớn thứ hai cả nước
có nhiều vùng trũng
 ĐBBB
Trò chơi 4: Người liên lạc
 ( Có thể dùng trong các bài như: Bài 6, 20, 29 - Ôn tập- LS- Lớp 4. Bài 11,18, 29- Ôn tập- LS- Lớp 5. Bài 7, 16, 22, 29- Ôn tập- ĐL- Lớp 5. Bài 10, 23, 31- Ôn tập- ĐL- Lớp 4)
 * Mục tiêu: - Củng cố cho HS các sự kiện lịch sử ứng với các mốc thời gian
 - Củng cố cho HS các đặc điểm tiêu biểu của từng vùng miền địa lí
 * Chuẩn bị: - Hai bảng phụ hoặc hai tờ giấy khổ to ghi theo 2 cột A và B, một cột ghi mốc năm, 1 cột ghi tên các sự kiện lịch sử tương ứng( Phân môn Lịch sử). Hoặc 1 cột ghi tên vùng địa lí, 1 cột ghi đặc điểm tiêu biểu( Phân môn Địa lí)
 VD: Bài: 29- Ôn tập- ĐL- Lớp 5
 Hãy nối tên châu lục( cột A) với đặc điểm tiêu biểu tương ứng(cột B) cho phù hợp:
 A B
 1) Châu Mĩ a) Có số dân đông nhất thế giới
 2) Châu Phi b) Nằm ở phía tây châu á, có khí hậu ôn hòa
 3) Châu á c) Nằm ở bán cầu Tây, có rừng rậm A-ma-dôn
 4) Châu Âu d) `Có khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới 
 * Cách chơi: - Gồm hai đội chơi, mỗi đội chơi có 3,4,5 HS, tùy theo từng bài, xếp thành hàng, HS còn lại làm giám khảo
 - Khi GV hô "Bắt đầu", từng thành viên trong hai đội lên nối, mỗi em nối 1 cặp, sau đó về vị trí cuối hàng
 - Kết thúc trò chơi, GV nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc, khuyến kích đội thua lần sau cố gắng hơn.
 * Cách tính điểm: - Nối mỗi cặp nối đúng được 10 điểm, nối sai không bị trừ điểm, đội nào nối xong trước được thưởng thêm 10 điểm 
Trò chơi 5: "Ô chữ gì vậy"
 ( Có thể dùng trong phần kiểm tra bài cũ hoặc phần củng cố bài các bài:
 Lịch sử: -Tên các nhân vật lịch sử: Lê Hoàn, Ngô Quyền, Lê Lợi, Quang trung....(Lớp 4) . Trương Định, Phan Bội Châu, Nguyễn ái Quốc, ...(Lớp 5)
 - Tên các sự kiện, địa danh lịch sử: Bạch Đằng, ải Chi Lăng, Thăng Long, sông Như Nguyệt...(Lớp 4). Đông Du, Việt Bắc, Điện Biên Phủ,Bến Tre,..(lớp 5)
 Địa lí: - Tên các vùng địa lí: Tây Nguyên, Hoàng liên Sơn, ĐBBB, ĐBNB, sông Hồng, sông Cửu Long...(Lớp 4). tên các châu lục, các đại dương (Lớp 5)
 * Mục tiêu: - Giúp HS củng cố các kiến thức lịch sử, địa lí đã học
 * Chuẩn bị: - Các băng giấy, kẻ ô chữ
 VD: Ô chữ gồm 6 chữ cái, tên nhân vật lịch sử được mệnh danh là "Thập đạo tướng quân" ( Lớp 4)
 - Ô chữ gồm 9 chữ cái, tên vùng địa lí là xứ sở của cao nguyên xếp tầng và đất đỏ ba-dan( Lớp 4) 
 * Cách chơi: - GV tổ chức cho HS chơi cả lớp, GV nêu nội dung ô chữ, HS dơ tay để trả lời ô chữ- GV nhận xét, tuyên dương HS trả lời đúng
Trò chơi 6: " Hái hoa dân chủ"
 ( Dùng trong các bài ôn tập lịch sử hoặc địa lí, như bài: Bài 6, 20, 29 - Ôn tập- LS- Lớp 4. Bài 11, 18, 29- Ôn tập- LS- Lớp 5. Bài 7,16, 22, Bài 29- Ôn tập- ĐL- Lớp 5. Bài 10, 23, 31- Ôn tập- ĐL- Lớp 4)
 * Mục tiêu: - Giúp HS củng cố các kiến thức lịch sử hoặc địa lí đã học
 *Chuẩn bị: - Hệ thống các câu hỏi tổng hợp kiến thức cần ôn tập
 - 1 cây có gắn các bông hoa ghi số câu hỏi
 VD: Bài 7: Ôn tập- Địa lí-Lớp 5, các câu hỏi:
 Câu1: Nước ta nằm ở khu vực nào của châu á?
 Câu2: Biển cung cấp cho nước ta những gì?
 Câu3: Nêu dặc điểm chính của địa hình nước ta?
 Câu4: Nước ta có khí hậu như thế nào?
 Câu5: Kể tên một vài khoáng sản của nước ta?
 ..............
 * Cách chơi: - GV cho HS lần lượt lên hái hoa, GV đọc nội dung hoa(câu hỏi) HS trả lời, cả lớp theo dõi, GV nhận xét, tuyên dương HS trả lời tốt
Trò chơi 7: "Ai thế nhỉ?"
 ( Dùng trong các bài ôn tập lịch sử hoặc các bài liên quan đến các nhân vật lịch sử: Quang Trung, Lê lợi, Hai Bà Trưng, Nguyễn ái Quốc, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh)
 * Mục tiêu: - Giúp HS hiểu thêm về các nhân vật lịch sử tiêu biểu của Việt Nam
 * Chuẩn bị: - Các câu đố về các nhân vật lịch sử - Thẻ học tập (màu xanh)
 VD: Bài : Khởi nghĩa Hai Bà Trưng- LS-Lớp 4
 Ai người ra trận cưỡi voi
 Đánh tan Tô Định, lên ngôi vua bà
 Bài: Quang Trung đại phá quân Thanh- LS- Lớp 4
 Vua nào áo vải
 Đánh bại quân Thanh
 Lên ngôi hoàng đế?
 Bài: Đinh Bộ Lĩnh dẹp "Loạn 12 sứ quân"- LS-Lớp4
 Bé mà lo việc quốc gia
 Trận bày đã lấy bông lau làm cờ
 Lớn lên xây dựng cơ đồ
 12 sứ tướng bây giờ đều thua
 * Cách chơi: - Gv cho HS chơi theo hình thức cả lớp: GV đọc từng câu đố, HS dơ tay, trả lời, mỗi HS trả lời đúng GV tặng 1 thẻ xanh
 - Kết thúc cuộc chơi, Gv cùng cả lớp tuyên dương những HS có thẻ 
Trò chơi 8: " Tập làm hướng dẫn viên du lịch"
 ( Có thể dùng trong các bài như: Bài: Kinh thành Huế- LS- Lớp 4. Bài: Thành phố Đà Lạt- ĐL- Lớp 4. Bài: Châu á; Châu Âu, Châu Mĩ...- ĐL-Lớp 5…)
 * Mục tiêu: - Giúp HS hiểu thêm về giá trị và tiềm năng phát triển du lịch của các vùng, địa danh, châu lục
 * Chuẩn bị: - Hướng dẫn HS lập dàn ý về bài giới thiệu
 - Một số tranh ảnh minh họa cho từng bài
VD: Bài: Kinh thành Huế- LS- Lớp 4, có thể giới thiệu: Xin mời các bạn đến với cố đô Huế, nơi đây có kinh thành Huế là tòa thành đồ sộ và đẹp nhất nước ta thời đó. Thành có 10 của chính ra vào, bên trên có nhiều vọng gác có mái uốn cong hình chim phượng. Nằm giữa kinh thành Huế là Hoàng thành, cửa chính vào Hoàng thành là Ngọ Môn, tiếp đến là hồ sen, ven hồ có hàng cây đại, một chiếc cầu dẫn vào điện Thái Hòa nguy nga, tráng lệ, quanh điệnThái Hòa là hệ thống cung điện dành riêng cho vua và hoàng tộc. Đến Huế,du khách còn được chiêm ngưỡng các công trình lăng tẩm với những kiến trúc độc đáo, bao quanh là những rừng cây cối xanh tốt quanh năm. Tối đến, du khách còn được du thuyền trên dòng sống Hương, nghe ca Huế, ngắm cầu Tràng Tiền lung linh ánh điện, nghe tiếng chuông từ chùa Thiên Mụ... không khí thật nên thơ.
 Tranh minh họa: Ngọ Môn, cầu Tràng Tiền, chùa Thiên Mụ...
 * Cách chơi: - GV tổ chức cho HS thảo luận trong nhóm 4, các nhóm lập dàn ý bài giới thiệu, tập giới thiệu trong nhóm
 - Sau đó, Gv gọi HS tập làm hướng dẫn viên du lịch giới thiệu trước lớp
 - GV hướng dẫn cả lớp nhận xét, bình chọn HS giới thiệu hay với danh hiệu " Hướng dẫn viên du lịch" xuất sắc để cả lớp tuyên dương
Trò chơi 9: "Ô chữ kì diệu"
 ( Có thể dùng trong các bài ôn tập lịch sử, địa lí cả lớp 4 và lớp 5)
 * Mục tiêu: - Giúp HS ôn luyện các kiến thức lịch sử, địa lí đã học, hiểu thêm về các nhân vật, sự kiện thành tựu lịch sử hoặc các đặc điểm địa lí từng vùng miền
 * Chuẩn bị: - Bảng phụ ghi ô chữ. - 6 bảng con,6 lá cờ con, phấn viết
 - Các đáp án của các ô chữ hàng ngang và hàng dọc
 VD: Bài 29: Ôn tập: Lịch sử nước ta từ giữa thế kỉ XIX đến nay
 Hàng dọc: Gồm 9 chữ cái, tên một nhân vật lịch sử của nước ta
 Hàng ngang:
 1- Gồm 7 chữ cái, tên một nhà máy thủy điện trên dòng sông Đà
 2- Gồm 8 chữ cái, tên một phong trào chống Mĩ ở Bến Tre năm 1960
 3- Gồm 11 chữ cái, người đã cổ động và tổ chức phong trào Đông Du đầu thế kỉ XX
 4- Gồm11 chữ cái, tên một chiến thắng năm1954, lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu
 5- Gồm 5 chữ cái, các anh hùng Ngô Gia Khảm, Trần Đại Nghĩa đã tổ chức sản xuất gì

File đính kèm:

  • docSKKN mon Lich su va dia li lop 45.doc