Thiết kế bài soạn Hoá học 11 – Kèm đĩa CD

Sách giáo khoa Hoá học 11 đã được chính thức đưa vào sử dụng đại trà trong cả nước từ năm học 2007 – 2008. Sách giáo khoa được viết phù hợp với trình độ chung của học sinh cả nước. Tuy nhiên, trong dạy học, giáo viên phải chú ý tạo điều kiện cho học sinh phát huy được tính tích cực, tự lực, chủ động trong việc tiếp thu kiến thức. Cuốn “Thiết kế bài soạn Hoá học 11– kèm đĩa CD nhằm gợi ý cho giáo viên những phương án tổ chức hoạt động đa dạng của học sinh để cho đại đa số học sinh đạt được mục tiêu cơ bản của chương trình và tạo điều kiện cho giáo viên những trường có điều kiện tốt về cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng dạy học có thể sử dụng để dạy học, tạo điều kiện cho học sinh khá, giỏi đạt được những mục tiêu nâng cao.

Các hoạt động dạy học được gợi ý trên cơ sở bám sát mục tiêu của chương trình và chi tiết hoá các hoạt động dạy học với định hướng tổ chức các hoạt động giúp học sinh tự lực giành lấy kiến thức ở mức độ cơ bản nhất. Cuốn sách không những giới thiệu nội dung các hoạt động mà còn giới thiệu hệ thống câu hỏi, dự kiến những suy nghĩ và hành động của học sinh có thể xảy ra để giáo viên tham khảo.

Phần đĩa của cuốn sách sẽ là những tư liệu vô cùng phong phú bao gồm các mảng chính sau : (1) Thu viện hình ảnh ; Tiểu sử và các công trình nghiên cứu của các nhà hoá học có trong chương trình hoá học lớp 11, (3) Video thí nghiệm, (4) Hình ảnh mô phỏng về sản xuất hoá học, cơ chế phản ứng.

 

doc127 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1285 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Thiết kế bài soạn Hoá học 11 – Kèm đĩa CD, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tối chất này phát ra một thứ ánh sáng lạnh. Brand cho rằng ông đã tìm ra "hòn đá triết lí" mà bao thế hệ đã dày công tìm kiếm. Tuy rằng, chất này không làm cho kim loại biến thành vàng nhưng tin tức về nó cũng đủ để nó đắt gấp trăm lần vàng.
Brand đã giữ bí mật này từ năm tìm ra nó 1669 đến năm 1678 thì Kunken mới dò hỏi được bí mật này. Hai năm sau 1680 Robert Boyle đã biết cách điều chế và đến năm 1777 Lavoisier mới nghiên cứu tỉ mỉ về hoá tính của nó và đặt tên cho nó là photphoros với ý nghĩa là nó có khả năng phát sáng trong bóng tối.
Bài 11. axit photphoric và muối photphat	 
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
HS biết :	Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (trạng thái, màu, tính tan), ứng dụng, cách điều chế H3PO4 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
HS hiểu :	H3PO4 là axit trung bình, axit ba nấc ; tính chất và ứng dụng của muối photphat (tính tan, tác dụng với axit, phản ứng với dung dịch muối khác).
2. Kĩ năng
– Viết các phương trình hoá học dạng phân tử và ion rút gọn minh hoạ tính chất của axit H3PO4 và muối photphat.
- Nhận biết axit H3PO4 và muối photphat bằng phương pháp hoá học.
- Tính khối lượng H3PO4 sản xuất được, thành phần phần trăm về khối lượng của muối photphat trong hỗn hợp.
II. Chuẩn bị
1. Dụng cụ, hoá chất
STT
Thí nghiệm
Dụng cụ
Hoá chất
1
Tính chất của H3PO4
ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt, kẹp gỗ.
dd H3PO4, quỳ tím, Mg, NaOH.
2
Tính tan của muối photphat
ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt, đũa thuỷ tinh.
Nước cất, Na3PO4, Ca3(PO4)2, NaH2PO4
3
Nhận biết H3PO4
ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt. 
dd NaCl, NaNO3, Na3PO4, AgNO3
2. Hệ thống câu hỏi, bài tập, kết luận
Chuẩn bị hệ thống câu hỏi, bài tập ; các kết luận, pthh khi dạy bài mới cũng như khi củng cố mỗi phần và toàn bài. Đây chính là nội dung để thiết kế các hoạt động dạy học. Những nội dung này có thể được chuẩn bị trên phiếu phát cho học sinh ; trên bảng phụ ; trên bản trong ; trên Powerpoint (nếu có máy chiếu đa chức năng). 
III. Thiết kế hoạt động dạy học
A. axit photphoric 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1. Tổ chức tình huống học tập
– HS 1 : làm bài tập 5–SGK.
 HS 2 : Viết pthh khi cho P t/d với O2, Cl2, Zn. 
Các HS khác làm, theo dõi để nhận xét. 
– Lấy P2O5 cho tác dụng với H2O, viết pthh. Vào bài mới.
Hoạt động 2. Cấu tạo phân tử
Viết CTCT của H3PO4. Nêu đặc điểm cấu tạo.
=> P có số oxi hoá cực đại : +5
Hoạt động 3. Tính chất vật lí
Quan sát lọ đựng H3PO4 nguyên chất, thử độ tan trong nước. Đọc SGK rút ra nhận xét về tính chất vật lí của H3PO4.
H3PO4 là chất rắn, tinh thể trong suốt, tonc= 42,3oC, rất háo nước nên dễ chảy rữa, tan vô hạn trong nước. 
Hoạt động 4. Tính chất hoá học 
– H3PO4 là axit mấy lần ? Viết phương trình điện li của H3PO4. Trong dd H3PO4 có mặt các ion, phân tử nào ?
1. Axit photphoric là axit ba nấc. 
– Trong dung dịch nước, nó phân li theo từng nấc :
– Trong dung dịch axit photphoric có các ion : H+, ion đihiđrophotphat H2PO4– , ion hiđrophotphat HPO42–, ion photphat PO43– và các phân tử H3PO4 (không kể các ion H+ và OH– do nước phân li ra).
– H3PO4 tác dụng được với những chất nào (dựa vào tính chất chung của axit) ?
(có thể cho HS làm TN chứng minh)
2. Có đầy đủ tính chất của một axit : hoá đỏ quỳ tím ; tác dụng với bazơ, oxit bazơ, muối của axit yếu hơn ; kim loại đứng trước H2.
Cho H3PO4 tác dụng với NaOH, viết pthh ? Nhận xét ?
Pthh :
NaOH+ H3PO4 đ NaH2PO4 + H2O
2NaOH+ H3PO4 đ Na2HPO4 + 2H2O
3NaOH+ H3PO4 đ Na3PO4 + 3H2O
Nhận xét : Tùy theo tỉ lệ số mol axit và kiềm mà sinh ra các muối khác nhau. 
Tại sao H3PO4 không có tính oxi hoá mạnh như HNO3 ?
3. Axit photphoric không có tính oxi hoá mạnh như HNO3 vì photpho có độ âm điện nhỏ hơn nitơ nhiều.
Hoạt động 5. Điều chế. ứng dụng
Trong phòng TN ; trong công nghiệp H3PO4 được điều chế bằng cách nào ? Viết pthh.
1. Trong phòng TN :
Oxi hoá P bằng HNO3 đặc :
P + 5HNO3 đ H3PO4 + 5NO2 + H2O
Cách nào thu được H3PO4 tinh khiết ?
2. Trong công nghiệp :
+ Đi từ quặng chứa Ca3(PO4)2 :
Ca3(PO4)2 +3H2SO4 đ 3CaSO4 +2H3PO4
+ Đi từ P :
4P + 5O2 đ 2P2O5
P2O5 + 3H2O đ 2H3PO4
ứng dụng chủ yếu của H3PO4 là gì ?
Dùng sản xuất phân lân, muối photphat.
Hoạt động 6. Muối photphat
– H3PO4 tạo ra mấy loại muối ? Ví dụ ?
– Ba loại muối photphat :
+ Đihiđrophotphat : 
NaH2PO4, NH4H2PO4
+ Hiđrophotphat : Na2HPO4, (NH4)2HPO4
+ Photphat : Na3PO4, (NH4)3PO4...
Sử dụng bảng tính tan, cho biết loại muối nào tan, loại nào không tan trong nước ?
1. Tính tan
– Các muối của kim loại kiềm và amoni đều tan.
– Với các kim loại khác, chỉ có muối đihiđrophotphat là tan được, ngoài ra đều không tan hoặc ít tan trong nước.
2. Nhận biết ion photphat
– Để phân biệt 3 dung dịch sau : NaCl ; NaNO3 ; Na3PO4 chỉ cần dùng thêm một thuốc thử là :
A. Ba(NO3)2	B. Cu	
C. AgNO3	D. NaOH.
Yêu cầu lớp cử đại diện giải lí thuyết (chọn đáp án đúng), sau đó làm TN chứng minh. Viết pthh xảy ra. Rút ra nhận xét.
– Dùng AgNO3 :
Ag+ + PO43– đ Ag3PO4¯
 vàng 
Ag+ + Cl– đ AgCl¯
 trắng 
NaNO3 không phản ứng.
Nhận xét : Thuốc thử để nhận biết ion là dung dịch bạc nitrat.
Hoạt động 5. Tổng kết bài
– Dùng bài 1, 3–SGK củng cố bài hoặc (đã soạn trên Violet nếu dùng máy chiếu) dùng một số bài tập dưới đây 
– BTVN : 2, 4, 5–SGK.
– Chuẩn bị các mẫu phân bón để học bài sau.
IV. Bài tập bổ sung
Bài 1. Trộn dung dịch chứa a mol NaOH với dung dịch chứa b mol H3PO4, thu được dung dịch chứa 2 muối Na3PO4 và Na2HPO4. Mối quan hệ giữa a, b là
A. 2a > b > a	B. 3a > b > 2a	
C. 0 3a
Đáp án : B
Bài 2. Trộn 100 ml dung dịch NaOH 2M với 100 ml dung dịch H3PO4 1M. Sau phản ứng thu được dung dịch chứa
A. Na3PO4. 	B. NaH2PO4. 	C. Na2HPO4.	D. NaH2PO4 và Na2HPO4
Đáp án : C
Bài 3. Người ta điều chế photpho từ một loại quặng photphorit chứa 65% Ca3(PO4)2. Khối lượng quặng photphorit cần thiết để điều chế được 130 kg photpho là (giả sử không có sự hao hụt photpho trong quá trình sản xuất)
A. 1,0 tấn	B. 1,5 tấn	C. 2,0 tấn	D. 2,5 tấn
Đáp án : A 
Bài 4. Kết luận nào sau đây sai khi so sánh tính chất của axit nitric và axit photphoric :
A. axit nitric là axit mạnh còn axit photphoric là axit trung bình.
B. axit nitric có tính oxi hoá mạnh và axit photphoric cần có tính oxi hoá mạnh.
C. axit nitric và axit photphoric được dùng để sản xuất phân bón hoá học.
D. axit nitric là axit một nấc, axit photphoric là axit ba nấc.
Đáp án : B
Bài 5. Axit photphoric và axit nitric đều thể hiện tính axit khi tác dụng với
A. FeO	B. MgO	D. FeCO3	D. Fe(OH)2
Đáp án : B
Bài 12. Phân bón hoá học	 
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Biết :	
– Khái niệm phân bón hoá học và phân loại.
- Tính chất, ứng dụng, điều chế phân đạm, lân, kali, NPK và vi lượng.
2. Kĩ năng
– Quan sát mẫu vật, làm thí nghiệm nhận biết một số phân bón hoá học. 
- Sử dụng hiệu quả một số phân bón hoá học.
- Tính khối lượng phân bón cần thiết để cung cấp một lượng nguyên tố dinh dưỡng nhất định.
II. Chuẩn bị
1. Một số mẫu phân bón hiện nay bán trên thị trường (HS chuẩn bị theo nhóm).
2. Dụng cụ, hoá chất :
STT
Thí nghiệm
Dụng cụ
Hoá chất
1
Thử tính tan một số loại phân bón
Cốc thuỷ tinh, đũa thuỷ tinh.
Các mẫu phân bón HS chuẩn bị.
2
Phân biệt một số loại phân bón
ống nghiệm, kẹp gỗ.
Các muối : (NH4)2SO4, NH4Cl, NaNO3, BaCl2, NaOH, quỳ tím.
3. Bảng tóm tắt về phân đạm, lân, kali trên bản trong hoặc Powerponit, có thể theo mẫu sau :
i – Phân đạm
amoni
nitrat
urê
Thành phần
Điều chế
Dạng cây trồng có thể đồng hoá.
Tác dụng
ii – phân lân
supephotphat đơn
supephotphat kép
phân lân
 nung chảy
Thành phần
Điều chế
Dạng cây trồng có thể đồng hoá.
Tác dụng
iii – phân kali
Dạng cây trồng đồng hoá
Tác dụng
Một số loại phân kali thường dùng
III. Thiết kế hoạt động dạy học
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1. Tổ chức tình huống học tập
Nêu vấn đề : Trong cây chứa những nguyên tố nào ? Cây thường thiếu những nguyên tố nào ? Vì sao ? 
Cây thường thiếu N,P,K.
Phân bón hoá học là gì ?
Phân bón hoá học là những hoá chất có chứa các nguyên tố dinh dưỡng, được bón cho cây nhằm nâng cao năng suất.
Hoạt động 2. I, II, III – Phân đạm. Phân lân. Phân kali.
Yêu cầu HS kẻ bảng (xem phần II – Chuẩn bị), đọc SGK làm việc theo nhóm và điền nội dung nhóm được giao vào bảng. 
Làm việc cá nhân, theo nhóm.
Yêu cầu các nhóm lần lượt lên trình bày nội dung được giao. Tổ chức cho HS thảo luận, bổ sung và rút ra kết luận. 
Nhấn mạnh các kiến thức cơ bản cần nhớ. Chiếu nội dung bài lên màn hình (nếu có máy chiếu).
Thảo luận giữa các nhóm. Rút ra kết luận.
Nêu cách tính độ dinh dưỡng của các loại phân đạm, lân, kali.
– Phân đạm : Tính theo %N.
– Phân lân : Tính theo %P2O5.
– Phân kali : Tính theo %K2O
Củng cố : BT 3–SGK
Hoạt động 3. IV,V – Phân hỗn hợp, phân phức hợp. Phân vi lượng
– Phân hỗn hợp, phân phức hợp là gì ? So sánh tác dụng của nó với các loại phân đơn lẻ.
– Phân hỗn hợp : chứa đồng thời N,P,K.
– Phân phức hợp : được tạo ra bằng tương tác hoá học.
– Phân vi lượng là gì ? Tại sao gọi là phân vi lượng ? Tác dụng của phân vi lượng.
– Phân vi lượng chứa : kẽm, mangan, đồng, molipđen,... ở dạng hợp chất. Cây trồng chỉ cần một lượng rất nhỏ loại phân bón này, nó có tác dụng tăng khả năng kích thích quá trình sinh trưởng và trao đổi chất, tăng hiệu lực quang hợp. Phân vi lượng chỉ có hiệu quả cho từng loại cây và từng loại đất, dùng quá lượng quy định sẽ có hại cho cây.
Hoạt động 4. Tổng kết bài
– Củng cố bằng BT 1–SGK. Yêu cầu HS :
+ Chọn thuốc thử, lập sơ đồ nhận biết.
+ Làm thí nghiệm chứng minh.
– Giải lí thuyết.
– Quan sát hiện tượng, viết pthh giải thích.
– BTVN : 2, 4–SGK.
IV. Bài tập bổ sung
Bài 1. Một loại phân bón dạng tinh thể màu hồng bán trên thị trường không phản ứng với dung dịch NaOH nhưng tạo ra kết tủa trắng khi cho vào dung dịch bạc nitrat. Loại phân bón đó là
A. xinvinit.	B. sanpêt.	C. amoni clorua.	D. superphotphat.
Đáp án : A
Bài 2. Nếu mỗi hecta đất phải bón 60 kg N thì lượng phân ure (tinh khiết) cần dùng là
A. 118,5 kg.	B. 138,5 kg.	C. 128,5 kg.	D. 148,5 kg.
Đáp án : C

File đính kèm:

  • docphan1.doc
Giáo án liên quan