Tham luận về việc tăng cường xây dựng văn hóa học đường và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Kính thưa quí vị đại biểu!

 Thưa toàn thể quí thầy cô giáo tham dự hội nghị!

 Trước tiên tôi xin hoàn toàn nhất trí với bản báo cáo tổng kết năm học 2013-2014 và dự thảo kế hoạch năm học 2014-2015 của trường. Để góp phần xây dựng những giải pháp cụ thể trong việc thực hiện điểm nhấn năm học, được sự cho phép của chủ trì hội nghị, tôi xin tham gia trình bày nội dung tham luận về việc “ Tăng cường xây dựng văn hóa học đường và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh”

 Kính thưa quí vị đại biểu!

 Thưa toàn thể quí thầy cô giáo tham dự hội nghị!

 Có thể khẳng định rằng việc xây dựng văn hóa học đường và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một trong những nội dung mà các trường học trong nhiều năm qua đã và đang làm. Nó được thể hiện lồng ghép trong nhiều nội dung khác như: Thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” qua các môn học, qua hoạt động giáo dục NGLL Có thể khẳng định rằng: Đề cập đến Văn hóa học đường cũng như kỹ năng sống là những vấn đề vô cùng rộng lớn. Trong phạm vi bài tham luận này tôi xin phép không trình bày khái niệm và những nội hàm khái niệm mà xuất phát từ thực tế của nhà trường trong những năm qua để đi thẳng vào những giải pháp cơ bản

 

doc4 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 8140 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tham luận về việc tăng cường xây dựng văn hóa học đường và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THAM LUẬN
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG VÀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
 Người trình bày:Cô giáo Võ Thị Ly Hương
	Kính thưa quí vị đại biểu!
	Thưa toàn thể quí thầy cô giáo tham dự hội nghị!
	Trước tiên tôi xin hoàn toàn nhất trí với bản báo cáo tổng kết năm học 2013-2014 và dự thảo kế hoạch năm học 2014-2015 của trường. Để góp phần xây dựng những giải pháp cụ thể trong việc thực hiện điểm nhấn năm học, được sự cho phép của chủ trì hội nghị, tôi xin tham gia trình bày nội dung tham luận về việc “ Tăng cường xây dựng văn hóa học đường và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh”
	Kính thưa quí vị đại biểu!
	Thưa toàn thể quí thầy cô giáo tham dự hội nghị!
	Có thể khẳng định rằng việc xây dựng văn hóa học đường và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một trong những nội dung mà các trường học trong nhiều năm qua đã và đang làm. Nó được thể hiện lồng ghép trong nhiều nội dung khác như: Thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” qua các môn học, qua hoạt động giáo dục NGLL…Có thể khẳng định rằng: Đề cập đến Văn hóa học đường cũng như kỹ năng sống là những vấn đề vô cùng rộng lớn. Trong phạm vi bài tham luận này tôi xin phép không trình bày khái niệm và những nội hàm khái niệm mà xuất phát từ thực tế của nhà trường trong những năm qua để đi thẳng vào những giải pháp cơ bản.
	Thưa toàn thể hội nghị!
	Giáo sư, viện sỹ Trần Ngọc Thêm có nói: “ Con người tồn tại trong môi trường văn hóa. Môi trường ấy thể hiện trong không gian và qua thời gian. Cuộc sống trong ta và quanh ta thấm đẫm chất men của không gian văn hóa. Cha ông ta, bản thân ta, rồi con cháu ta sinh ra trong văn hóa, sống trong văn hóa và chết đi trong thời gian văn hóa” Thật vậy, trong đời sống xã hội, con người chịu ảnh hưởng bởi môi trường văn hóa mà trong đó họ sống và hoạt động.
	Trong môi trường học đường, về văn hóa được chia làm 2 nội dung đó là Văn hóa vật chất biểu hiện qua : Cơ sở vật chất nhà trường, khuôn viên trường, môi trường: Xanh- Sạch- Đẹp…và Văn hóa phi vật thể (Văn hóa tinh thần) như: môi trường sống, giao tiếp, ứng xử…
	Xét về kỹ năng sống thì có thể khẳng định là rất nhiều kỹ năng nhưng trong môi trường học đường có thể giới hạn trong những kỹ năng cơ bản như: Kỹ năng tự nhận thức; Kỹ năng giải quyết tình huống; Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng lựa chọn và quyết định; Kỹ năng hợp tác và tìm kiếm sự giúp đỡ; Kỹ năng ứng xử; Kỹ năng đương đầu với cảm xúc…
	Xây dựng văn hóa học đường và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một công việc vô cùng quan trọng góp phần tạo nên những thành công lớn trong sự nghiệp giáo dục cho mỗi nhà trường. Bên cạnh những việc đã làm được trong những năm qua thì thực trạng học sinh trước vấn đề văn hóa học đường và kỹ năng sống vẫn còn ít nhiều những hạn chế như: Không có ý thức góp phần xây dựng, bảo vệ cơ sở vật chất, khuôn viên trường, phá hoại tài sản chung, lãng phí điện nước…Học sinh thiếu kỹ năng sống, thiếu tự tin, tự lập, ngại giao tiếp, thô lỗ, mất lịch sự trong xưng hô, giao tiếp, ăn mặc lố lăng, phản cảm, kệch cỡm, sống đua đòi, ích kỉ, vô tâm, thiếu trách nhiệm với bản thân và gia đình… 
	Từ thực trạng trên để tăng cường xây dựng văn hóa học đường và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh chúng ta cần phải làm những công việc sau:
	I. Đối với nhà trường: ( nói chung)
	1. Tăng cường xây dựng, tu sửa, đầu tư cơ sở vật chất nhà trường như: nhà đa năng, phòng học, khuôn viên, trang thiết bị phục vụ dạy học để tạo môi trường văn hóa về vật chất, từ đó tăng cường giáo dục học sinh biết tự hào, trân trọng, có ý thức bảo vệ cơ sở vật chất của trường đang phục vụ cho việc học tập của mình
	2. Cụ thể hóa nội dung xây dựng văn hóa học đường và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vào trong các nội qui, qui định của trường như: Vấn đề bảo vệ tài sản, xây dựng bồn hoa cây cảnh, chăm sóc cây xanh, xây dựng môi trường: Xanh- Sạch- Đẹp; lối sống, tác phong, trang phục, ngôn ngữ giao tiếp, ứng xử…
	3. Tăng cường chỉ đạo các tổ chức đoàn thể trong trường tiến hành lồng ghép vào trong tất cả các hoạt động của trường về nội dung xây dựng văn hóa học đường và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh 
	4. Tiếp tục đẩy mạnh các cuộc vận động và phong trào thi đua đó cũng chính là góp phần tăng cường xây dựng văn hóa học đường và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
	5. Mỗi một cán bộ, giáo viên nhân viên của trường phải thực sự gương mẫu trong xây dựng văn hóa học đường thể hiện trong hành động như: Góp phần tu sửa, bảo vệ CSVC, khuôn viên môi trường nhà trường, tiết kiệm điện nước, tác phong, lối sống, trang phục, ngôn ngữ, giao tiếp đúng chuẩn mực nhà giáo, thực sự là tấm gương cho học sinh noi theo. Sẽ không thể giáo dục tốt và hiệu quả cao khi một giáo viên là người rời khỏi phòng cuối cùng nhưng không tắt điện hay một giáo viên đứng lớp mặc áo pull- quần Jean lại đi nhắc nhở, khiển trách học sinh vi phạm trang phục học đường… Đồng thời mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên phải là người biết giữ vệ sinh chung trong môi trường sư phạm, phải nâng cao ý thức tự giác về việc này: Không xả rác bừa bãi trong phòng đợi, giữ gìn vệ sinh chung trong nhà vệ sinh…Những việc làm tuy đơn giản nhưng đòi hỏi phải có một ý thức thực sự.
	II. Đối với giáo viên chủ nhiệm:
	- Tăng cường giáo dục học sinh nâng cao ý thức xây dựng văn hóa học đường, giáo dục kỹ năng sống trong hoạt động của công tác chủ nhiệm như ý thức bảo vệ môi trường, tài sản, chăm sóc cây xanh, tu sửa bồn hoa cây cảnh; xây dựng môi trường, lối sống lành mạnh, tác phong nghiêm túc, giao tiếp lịch sự, lễ phép…giáo dục các kĩ năng như: Tự khám phá bản thân, tính năng động, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng phản hồi tích cực, kĩ năng trình bày trước đám đông, kỹ năng đương đầu với cảm xúc, kỹ năng ứng xử, …
	- Tạo điều kiện cho học sinh tự rèn luyện, coi trọng việc rèn luyện của học sinh, khuyến khích và đặc biệt quan tâm đến học sinh thuộc diện đặc biệt như khó khăn về kinh tế, khó khăn trong rèn luyện, khó khăn trong học tập…
	- Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh , làm cho họ nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa học đường và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh để cùng giáo viên, cùng nhà trường nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh.
	III. Đối với giáo viên bộ môn:	
	- Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cũng như xây dựng văn hóa học đường cho học sinh trong quá trình giảng dạy bộ môn tùy theo đặc trưng của từng môn học như: Tiết kiệm điện, nước; bảo vệ môi trường…kĩ năng tự giải quyết vấn đề, kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng hợp tác ứng xử, kĩ năng phản hồi và đánh giá tích cực…
	IV. Đối với Đoàn trường:
	1. Tiếp tục phát động việc thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua trong đoàn viên thanh niên. Gắn việc thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua với nội dung xây dựng văn hóa học đường và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh như làm cho trường lớp xanh sạch đẹp, đổi mới phương pháp học tập, chăm sóc các di tích lịch sử, văn hoá và cách mạng, đưa tiếng hát dân ca và trò chơi dân gian vào trường học…
	2. Đưa nội dung xây dựng văn hóa học đường và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vào giờ sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoại khóa…
	3. Có nhiều hình thức trong tổ chức các hoạt động tập thể gắn với nội dung xây dựng văn hóa học đường và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Không nhất thiết phải quá nặng nề, tham lam lồng ghép quá nhiều nội dung trong một tiết sinh hoạt, buổi ngoại khóa…mà chỉ nên làm sao cho nội dung xây dựng văn hóa học đường và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh được lồng ghép trở nên nhẹ nhàng, vừa phải, thường xuyên theo quan điểm “mưa dầm thấm đất”.
	4. Tạo những sân chơi bổ ích, có sức thu hút mạnh đối với đoàn viên thanh niên như: Tổ chức các câu lạc bộ (CLB bạn khéo tay; CLB sáng tạo khoa học; CLB Ghi-ta…) để thông qua đó học sinh được bồi dưỡng, rèn luyện cũng như thể hiện kỹ năng bản thân. Tạo dư luận tốt để giúp đoàn viên thanh niên nhận thức, tránh xa, biết tự vệ trước những việc làm xấu, thói xấu…
	5. Có sự động viên và khuyến khích kịp thời cá nhân và tập thể để khuyến khích phong trào.
	Thưa toàn thể hội nghị!
	Những nội dung trình bày trên đây được phân chia mang tính tạm thời vì xét kĩ thì nó đan xen lẫn nhau rất nhiều. Vấn đề cần đặt ra ở đây là làm sao để chúng ta có được sự phối hợp chặt chẽ giữa các cá nhân và tập thể trong việc thực hiện nội dung “Xây dựng văn hóa học đường và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh” thông qua những kế hoạch khoa học, phù hợp với thực tiễn nhà trường để làm sao thực hiện tốt nhất nhiệm vụ, điểm nhấn năm học. Đó cũng là vấn đề để mà mỗi cá nhân cần phải biết tự suy nghĩ, nâng cao ý thức tự giác; tập thể tiếp tục trao đổi, luận bàn. Thiết nghĩ những ý kiến chúng tôi vừa trình bày trong tham luận cũng chỉ là để tham gia trao đổi, góp phần bổ sung thêm những giải pháp mà đơn vị sẽ thống nhất sau hội nghị này, để cùng nhau hoàn thành tốt điểm nhấn năm học nói riêng và nhiệm vụ năm học nói chung. 
	Cuối cùng xin chân thành cảm ơn sự lắng nghe của quí vị đại biểu, quí đồng nghiệp. Chúc hội nghị thành công tốt đẹp!

File đính kèm:

  • doctham luan giao duc ky nang song.doc
Giáo án liên quan