Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 37

A. Mục tiêu: Giúp HS

- Cảm nhận được vẻ đẹp của con người thời Trần qua hình tượng trang nam nhi với lí tưởng và nhân cách cao cả; cảm nhận được vẻ đẹp của thời đại qua hình tượng “ba quân” với sức mạnh và khí thế hào hùng. Vẻ đẹp con người và vẻ đẹp thời đại hoà quyện vào nhau.

- Vận dụng những kiến thức đã học về thơ Đường luật để cảm nhận và phân tích được thành công nghệ thuật cảu bài thơ: thiên về gợi, bao quát gây ấn tượng, dồn nén cảm xúc, hình ảnh hoành tráng, đạt tới độ xúc tích cao, có sức biểu cảm mạnh mẽ

- Bồi dưỡng nhân cách sống, sống có lí tưởng, quyết tâm thực hiện lí tưởng

B. Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành bài dạy

2. Phương tiện thực hiện: - GV: SGV, SGK, STK, giáo án

 - HS: SGK, vở ghi, vở soạn

3. Cách thức tiến hành bài dạy - Phương pháp vấn đáp

 - Phương pháp quy nạp

 

doc2 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1780 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tiết 37, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 37 TỎ LÒNG (Thuật hoài)
Ngày soạn:10/11 -Phạm Ngũ Lão-
Mục tiêu: Giúp HS
Cảm nhận được vẻ đẹp của con người thời Trần qua hình tượng trang nam nhi với lí tưởng và nhân cách cao cả; cảm nhận được vẻ đẹp của thời đại qua hình tượng “ba quân” với sức mạnh và khí thế hào hùng. Vẻ đẹp con người và vẻ đẹp thời đại hoà quyện vào nhau.
Vận dụng những kiến thức đã học về thơ Đường luật để cảm nhận và phân tích được thành công nghệ thuật cảu bài thơ: thiên về gợi, bao quát gây ấn tượng, dồn nén cảm xúc, hình ảnh hoành tráng, đạt tới độ xúc tích cao, có sức biểu cảm mạnh mẽ
Bồi dưỡng nhân cách sống, sống có lí tưởng, quyết tâm thực hiện lí tưởng 
B. Phương tiện thực hiện và cách thức tiến hành bài dạy
Phương tiện thực hiện: - GV: SGV, SGK, STK, giáo án
 - HS: SGK, vở ghi, vở soạn
Cách thức tiến hành bài dạy - Phương pháp vấn đáp
 - Phương pháp quy nạp
C.Tiến trình bài dạy
Ổn định lớp
 Kiểm tra bài cũ: 
Dạy bài mới
Lời vào bài: Hôm nay, chúng ta sẽ học tác phẩm đầu tiên của văn học trung đại để cảm nhận sâu sắc hào khí Đông A của một thời
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
 NỘI DUNG BÀI DẠY 
Hoạt động 1: tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm
Thao tác 1: Đọc tiểu dẫn
Thao tác 2: nêu đôi nét về Phạm Ngũ Lão
Thao tác 3: Nêu ý nghĩa nhan đề
TT 4: Thể loại bài thơ?
Thao tác 5: Đọc phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ
Thao tác 6: So sánh bản phiên âm và dịch thơ
 Hoạt động 2: Đọc hiểu
TT1: Khái quát nội dung 2 câu thơ đầu?
TT2: Hình ảnh người trai thời Trần hiện lên như thế nào?
TT3: Việc bảo vệ non sông diễn ra như thế nào?
TT4: Từ “Tam quân” được hiểu như thế nào?
TT5: những biện pháp nghệ thuật gì đã được sử dụng?
TT6: Em có nhận xét gì về hình ảnh người trai thời Trần?
TT7: em hiểu gì về khái niệm công danh đối với con người trong xã hội phong kiến?
*So sánh với Nguyễn Công Trứ:
-Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông
-Có trung hiếu đứng trong trời đất
Không công danh thà nát với cỏ cây
TT8: Vũ Hầu là ai?Tại sao PNL lại thẹn với Vũ Hầu? Nỗi thẹn đó nói lên điều gì về con người PNL?
(GV: nỗi thẹn của con người chưa trả xong nợ cho đất nước® nỗi thẹn của con người có nhân cách
So sánh với Nguyễn Khuyến:
-Nhân hứng cũng vừa toan cất bút
 Nghĩ ra lại then với ông Đào
Hoạt động 3: Tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật
TT1: Khái quát giá trị nghệ thuật của tp?
TT2: Giá trị nội dung?
TT3: Đọc ghi nhớ
 Tìm hiểu chung
Tác giả
Phạm Ngũ Lão (1255-1320), Hưng Yên
Có nhiều công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên
Văn võ toàn tài: võ tướng nhưng thích đọc sách ngâm thơ
Tác phẩm
Nhan đề: “Thuật hoài”: tỏ lòng®vẻ đẹp tâm hồn và ý chí của Phạm Ngũ Lão
b. Thể loại: thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
c. So sánh phần phiên âm và dịch thơ
“hoành sóc”® “múa giáo”: chưa chính xác
 “khí thôn ngưu”: nuốt trôi trâu
 át sao Ngưu
 Đọc hiểu
Vẻ đẹp của con người thời Trần
-“Hoành sóc”: cầm ngang ngọn giáo→tư thế sẵn sàng, hình ảnh kì vĩ, hùng tráng.
-“Cáp kỉ thu”: trải qua mấy mùa thu: thời gian lâu dài→bảo vệ non sông là việc làm thường xuyên , lâu dài.
 “ba quân”: quân đội nhà Trần, tổ chức có kỉ luật® sức mạnh của dân tộc
-“tì hổ, khí thôn ngưu”: sức mạnh như hổ báo, nuốt trôi trâu: so sánh, ẩn dụ vật hóa, cường điệu® cụ thể hoá sức mạnh vật chất, khái quát hoá sức mạnh tinh thần
=> Hình ảnh người tráng sĩ thời Trần: sức mạnh dữ dội, tư thế hiên ngang, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc, hình ảnh đẹp, hoành tráng.
2.Tâm sự, hoài bão của nhà thơ:
-“công danh”: tên tuổi và sự nghiệp
-nợ công danh: +ý chí tạo nên sự nghiệp lớn
 +khát vọng để lại tiếng thơm muôn đời
 +trách nhiệm của người làm trai với đất nước
→Hoài bão, quan niệm sống cao đẹp.
-Vũ Hầu: Gia Cát Lượng: nổi tiếng tài trí, tận trung
-Thẹn: +tài : không bằng GCLượng→khiêm tốn
 +khát vọng cống hiến nhiều hơn
→Nhân cách cao đẹp, đáng kính: có tài, khiêm tốn.
=>Nhân cách cao đẹp của Phạm Ngũ Lão hay của chính những con người thời Trần: hoài bão, tài năng,mơ ước đem tài năng, trí tuệ góp phần bảo vệ quê hương.Thể hiện trách nhiệm đối với bản thân và đất nước.
III.Tổng kết
Giá trị nghệ thuật
-Lời thơ giản dị mà hàm súc, hình ảnh kì vĩ, nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, cường điệu toát lên khí thế dũng mãnh của quân và dân thời Trần.
Giá trị nội dung
Qua bài thơ “Thuật hoài”, ta cảm nhận được tấm lòng cao đẹp không chỉ của Phạm Ngũ Lão mà còn của cả dân tộc trong thời Đại Việt luôn khao khát lập nên những chiến công lừng lẫy để giúp nứơc, làm rạng danh đất nước.
*Ghi nhớ: sgk
D.Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài mới:
cảm nhận được vẻ đẹp của con người đời Trần
nắm được tính chất cô đọng của bài thơ Đường luật, bút pháp nghệ thuật hoành tráng có tính sử thi, hình ảnh giàu sức biểu cảm
soạn bài: “Cảnh ngày hè”
 +Đọc kĩ phần tiểu dẫn và văn bản
 +Trả lời các câu hỏi phần hướng dẫn học bài

File đính kèm:

  • doc37 to long.doc
Giáo án liên quan