Giáo án Ngữ văn 10 nâng cao - Chương trình chuẩn - Hoàng Tuấn Minh

- Khái niệm về văn học viết: Là sáng tác của trí thức được ghi lại bằng chữ viết, là sáng tạo của cá nhân, văn học viết mang dấu ấn của tác giả.

- Hình thức văn tự của văn học viết được ghi lại bằng ba thứ chữ: Hán, Nôm, Quốc ngữ. Một số ít bằng chữ Pháp. Chữ Hán là văn tự của người Hán. Chữ Nôm dựa vào chữ Hán mà đặt ra. Chữ Quốc ngữ sử dụng chữ cái La tinh để ghi âm tiếng Việt. Từ thế kỉ XX trở lại đây văn học Việt Nam chủ yếu viết bằng chữ quốc ngữ.

 

 

doc122 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 2075 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 nâng cao - Chương trình chuẩn - Hoàng Tuấn Minh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o hai cha con nàng và đất nước.
- Mị Châu nhất quyết cự tuyệt Trọng Thuỷ rồi cả cung điện tự nhiên biến mất.
(4) Trọng Thuỷ còn lại một mình: Buồn rầu, khổ não, Trọng Thuỷ mong ước nước biển ngàn năm sẽ xoá sạch lầm lỗi của mình.
(C) Kết bài
Trọng Thuỷ hoá thành một bức tượng đá vĩnh viễn nằm lại dưới đáy đại dương.
* Lưu ý: Người viết có thể vẫn dựa vào dàn ý nêu trên nhưng có thể chọn nội dung câu chuyện khác, ví dụ:
- Trọng Thuỷ và Mị Châu gặp gỡ nhau. Hai người tỏ ra ân hận. Nhưng rồi họ quyết định từ bỏ mọi chuyện ở dương gian để sống cuộc sống vợ chồng hạnh phúc nơi đáy nước.
- Mị Châu gặp Trọng Thuỷ. Nàng phân rõ lí tình về những chuyện lúc hai người còn sống. Hiểu lời vợ, Trọng Thuỷ tỏ ra ân hận, nhận tất cả lầm lỗi về mình. Hai người hứa sẽ làm những điều tốt đẹp để bù đắp những lầm lỗi trước đây.
Đề 4: Kể lại một kỉ niệm sâu sắc của anh (chị) về tình cảm gia đình, tình bạn, tình thầy trò theo ngôi kể thứ nhất.
Gợi ý: Kể kỉ niệm được chọn lọc (phải quan trọng, phải giàu ấn tượng và giàu cảm xúc). Khi kể cần chú ý đảm bảo đúng ngôi người kể (ngôi thứ nhất).
Có thể kham khảo dàn ý như sau:
(A) Mở bài
- Giới thiệu mối quan hệ của bản thân với người mà mình đã có được kỉ niệm giàu ấn tượng và sâu sắc (ông, bà, cha mẹ, bạn bè, thầy cô).
- Kể lại hoàn cảnh nảy sinh kỉ niệm ấy (trong một lần về thăm quê, trong một lần cùng cả lớp đi chơi, đi học nhóm hoặc trong một lần được điểm tốt, hay một lần mắc lỗi được thầy cô rộng lượng phân tích và tha thứ)
(B) Thân bài
(1) Giới thiệu chung về tình cảm của bản thân với người mà ta sắp xếp (tình cảm gắn bó lâu bền hay mới gặp, mới quen, mới được thầy cô dạy bộ môn hay chủ nhiệm).
(2) Kể về kỉ niệm
- Câu chuyện diễn ra vào khi nào?
- Kể lại nội dung sự việc.
+ Sự việc xảy ra như thế nào?
+ Cách ứng xử của mọi người ra sao?
Ví dụ: Vào giờ kiểm tra, tôi không học thuộc bài nhưng không nói thật. Tôi tìm đủ lí do để chối quanh co (do mẹ bị ốm) Nhưng không ngờ hô trước cô có gọi điện cho mẹ trao đổi về tình hình học tập của tôi. Nhưng ngay lúc ấy cô không trách phạt. Để giữ thể diện cho tôi, cô mời tôi cuối giờ ở lại để “hỏi thăm” sức khỏe của mẹ tôi.
- Kỉ niệm ấy đã để lại trong bản thân điều gì? (Một bài học, thêm yêu quí ông bà, bạn bè, thầy cô hơn).
(C) Kết bài
- Nhấn mạnh lại ý nghĩa của kỉ niệm ấy.
- Tự hào và hạnh phúc vì có được người ông (bà, cha mẹ, bạn, thầy cô) như thế.
Thạch Thành, ngày tháng năm 2010
Tiết: Văn Học
Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa
A. Mục tiêu bài học
Giúp HS:
1. Cảm nhận được tiếng hát than thân và lời yêu thương, tình nghĩa của người bình dân trong xã hội phong kiến qua nghệ thuật đậm màu sắc trữ tình dân gian.
2. Đồng cảm với tâm hồn người lao động và sáng tác của họ.
B. phương tiện thực hiện
- SGK, SGV.
- Thiết kế bài học.
C. tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
I. Đọc- tìm hiểu
1.Tiểu dẫn
(H/S đọc phần tiểu dẫn)
- Phần tiểu dẫn nêu nội dung gì?
2. Đọc- hiểu
1. Bài 1 và bài 2
a. Hai lời than thân đều mở đầu bằng thân em như với âm điệu xót xa, ngậm ngùi. Người than thân là ai và thân phận họ như thế nào?
b. Thân phận có nét chung nhưng nỗi đau của từng người lại mang sắc thái riêng được diễn tả bằng những hình ảnh so sánh ẩn dụ khác nhau.
Anh (chị) cảm nhận được gì qua mỗi hình ảnh?
Trong nỗi đau vẫn thấy nét đẹp của họ. Đó là nét đẹp gì?
- Đọc thêm những bài ca có chủ đề này.
2. Bài ba
a. Mở đầu bài ca dao này có gì khác với hai bài trên? Hiểu thế nào về từ “ai” trong câu “Ai làm chua xót lòng này khế ơi” như thế nào?
b. Bị lỡ duyên, tình nghĩa vẫn bền vững thuỷ chung. Điều đó được thể hiện qua hệ thống so sánh ẩn dụ như thế nào? Vì sao tác giả dân gian lại lấy hình ảnh của thiên nhiên vũ trụ để khẳng định tình nghĩa của con người?
c. Câu cuối “Ta như Trời” thể hiện vẻ đẹp gì? Hãy phân tích.
3. Bài 4
- Thương nhớ vốn là tình cảm khó hình dung nhất là thương nhớ người yêu. Vậy mà trong bài ca dao này nó lại được diễn tả thật cụ thể, tinh tế và gợi cảm. Đó là nhờ thủ pháp gì và thủ pháp đó đã tạo được hiệu quả nghệ thuật như thế nào?
4. Bài 5
- Chiếc cầu giải yếm là một típ nghệ thuật chỉ có trong ca dao để nói lên mơ ước mãnh liệt của người bình dân trong tình yêu. Hãy phân tích để làm rõ vẻ đẹp độc đáo của mô típ nghệ thuật này? (có thể so sánh với những mô típ chiếc cầu khác trong ca dao về tình yêu).
5. Bài 6
- Vì sao nói tới tình nghĩa của con người ca dao lại dùng hình ảnh muối- gừng? Phân tích ý nghĩa biểu tượng và giá trị biểu cảm của hình ảnh này trong bài ca dao và tìm thêm một số bài ca có hình ảnh muối- gừng để minh hoạ.
II. Củng cố
- Câu hỏi 6
Qua chùm ca dao đã học anh (chị thấy những biện pháp nghệ thuật nào thường được dùng trong ca dao? Những biện pháp đó có nét riêng gì khác với nghệ thuật thơ của văn học viết?
 Tiểu dẫn nêu:
- Giới thiệu và nét về ca dao. Ca dao là tiếng nói của tình cảm: gia đình, quê hương đất nước, tình yêu lứa đôi và nhiều mối quan hệ khác.
- Ca dao cổ truyền còn là tiếng hát than thân, những lời ca yêu thương tình nghĩa cất lên từ cuộc đời còn nhiều xa xót cay đắng nhưng đằm thắm ân nghĩa bên gốc đa, giếng nước, sân đình. Bên cạnh còn là lời ca hài hước thể hiện tinh thần lạc quan của người lao động.
- Nghệ thuật của ca dao: Ca dao thường ngắn gọn, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, biểu tượng truyền thống, hình thức lặp lại, đối đáp mang đậm sắc thái dân gian.
- Chủ thể của hai bài ca này đều là người phụ nữ sống trong xã hội cũ. Họ đã tự khẳng định về mình. Cách so sánh tu từ khiến người đọc có sự liên tưởng để tìm ra thuộc tính giữa tấm luạ đào, củ ấu gai với người phụ nữ. ở mỗi bài ta nhận ra vẻ đẹp riêng của của người phụ nữ. “Tấm lụa đào” gợi ra vẻ đẹp duyên dáng, mềm mại, tha thướt mà quý báu. ở bài hai “củ ấu gai” lại mang đến vẻ đẹp, phẩm chất chủ yếu bên trong nấp dưới hình thức có vẻ xấu xí “Ruột trongđen”. Cả hai bài đều khai thác theo chiều hướng bối cảnh sử dụng. Đó là “chợ” ở làng quê hoặc chốn thành thị. Từ những bài ca này tác giả làm nổi bật số phận của người phụ nữ. Mở đầu bằng hai tiếng “thân em”, cả hai bài đều diễn tả sự phụ thuộc, người phụ nữ không quyết định được số phận của cuộc đời mình. “Thân em” là lời chung của họ với thân phận nhỏ bé, đắng cay tội nghiệp, gợi cho người nghe sự chia sẻ, đồng cảm sâu sắc. 
- Thân phận có nét chung nhưng nỗi đau khổ của từng người lại mang những nét riêng.
+Bài 1: “Tấm lụa đào” đẹp, quý báu đó lại đem ra chợ “Phất phơ giữa chợ”. Không nơi bấu víu, bị phụ thuộc hoàn toàn vào người mua, vào cách sử dụng của nhiều hạng người khác nhau trong xã hội, người phụ nữ không quyết định được cuộc đời số phận của mình.
+ Bài 2: “Củ ấu gai”: Gợi ra sự đối lập giữa phẩm chất bên trong và bên ngoài đen đủi. Hình dáng bên ngoài thiếu chút thẫm mĩ nhưng phẩm chất bên trong thì thật tuyệt vời. Trong nỗi đau ta vẫn thấy nét đẹp riêng. Đó là phẩm chất con người:
Em như cây quế giữa rừng
Thơm tho ai biết ngát lừng ai hay
Thân em như miếng cau khô
 Người tình tham mỏng người thô tham dày
- Chủ để bài ca này khác với hai bài trên. Ta khó xác định đây là lời của chàng trai hay cô gái. Có điều ta khẳng định được ngay. Đó là tâm sự, than thở của người lỡ duyên.
- “Ai” là đại từ phiếm chỉ. Nó chỉ chung tất cả mọi người. Trong bài ca này từ ai chỉ người trong cuộc (chàng trai hoặc cô gái) hoặc cha mẹ ép duyên mà chia cắt mối tình của họ, hay những đối tượng khác. Từ “ai” gợi ra sự trách móc, oán giận, nghe xót xa đến tận đáy lòng.
- Bị lỡ duyên, tình nghĩa vẫn bền vững thuỷ chung. Điều đó được khẳng định.
+ Mặt trăng so sánh với mặt trời
Đây là tình cảm hiện tại, người bị lỡ duyên so sánh người mình thương yêu như mặt trăng. Người mình không thuận, không ưng như mặt trời. Nhân vật trữ tình ca ngợi người mình yêu thương.
+ Sao hôm, sao mai, sao vượt chỉ là một ngôi sao ở những điểm khác nhau trong không gian. Điều khẳng định tình yêu chung thuỷ ở hai tiếng “Mình ơi!” tha thiết và gợi nhớ, gợi thương “có nhớ ta chăng” đến kết thúc: “Ta như sao vượt chở trăng giữa trời”. Nhiều ẩn dụ nhưng ý tưởng của bài ca đầu, cuối đều thống nhất. Nếu trên kia so sánh ngầm người mình yêu như mặt trăng thì kết thúc là sự khẳng định mạnh mẽ. Đây là sức mạnh của tình yêu thuỷ chung. Một trong những nét đẹp của tâm hồn Việt Nam.
- Tác giả sử dụng nhiều hình ảnh vũ trụ, thiên nhiên bởi đời sống của người lao động luôn gắn bó, gần gũi với thiên nhiên. Họ sẵn sàng chia sẻ đời sống tâm hồn của mình.
- Đó là vẻ đẹp của lòng chung thuỷ của sức mạnh tình yêu, của tình yêu thương đã được đặt trong thử thách. Đó là tình yêu đích thực, tình yêu mãnh liệt. Chỉ có những mối tình đặt trong thử thách mới có đủ sức mạnh ấy.
- Bài ca dựa vào những thủ pháp nghệ thuật. Đó là sử dụng biện pháp nhân hoá và hoán dụ. Khăn, đèn cũng là hình ảnh hoán dụ để chỉ người có khăn, có đèn. Chiếc khăn nhiều lần rơi xuống rồi lại được nhặt lên. Nỗi nhớ người yêu của cô gái đã làm cô không yên chút nào. Mà sao có thể yên được. Ngọn đèn, đôi mắt cũng như lòng người nhớ thương thao thức. Hỏi khăn, hỏi đèn, hỏi mắt cũng là hỏi lòng mình. Cô gái thương nhớ đến không ngủ được. Hình thức lặp cú pháp (cùng kiểu câu) đã tô đậm nỗi nhớ dằng dặc không nguôi của cô gái. Ta tưởng tượng cô gái lúc này ra ngẩn vào ngơ, bồn chồn phiền muộn. Câu thơ bốn tiếng (thể văn bốn) diễn tả tâm trạng cô gái qua âm điệu thật rõ.
- Đến hai câu cuối “Đêm qua một bề”, “Một nỗi”, “Một bề” mà hoá thành nhiều vấn vương thao thức. Vì sao? Cô gái lo chàng trai hay lo cho mình hay lo chàng trai không còn yêu thương mình như mình đã yêu thương. Đây cũng là tâm trạng của những người phụ nữ đang yêu.
- Mô típ là gì? Là khuôn, dạng, kiểu trong Tiếng Việt nhằm chỉ những thành tố, những bộ phận lớn hoặc nhỏ đã được hình thành ổn định bền vững và được sử dụng nhiều lần trong sáng tác văn học nghệ thuật, nhất là trong văn học nghệ thuật dân gian.
- Chiếc cầu là một trong những mô tip của ca dao trữ tình. Khi thì bắc chiếc cầu qua sông bằng cành hồng “Cô kia đứng ở bên sông, muốn sang anh ngả cành hồng cho sang” khi thì: 
Ước gì sông rộn

File đính kèm:

  • docgiao an van 10NC.doc
Giáo án liên quan