Tạp chí Thông tin toán học - Tập 13 Số 2 Tháng 6 Năm 2009
Trong lời kêu gọi làm việc chứa đựng nhiềuđiều hơn là việc cha mẹ bắt con cái phải họctốt. Khoa học không cần việc nhớ cơ học các kiến thức (điều này cũng không tốt ngay cả đối với học sinh phổ thông), mà là nắm bắt một cách sáng tạo kiến thức và phương pháp. à trên cơ sở sự nắm bắt đó, khả năng tự đặt câu hỏi và trả lời cho chúng, nhìn thấy những điểm không rõ ràng ở chỗ mà mọi người không nhận thấy đây chính là điều sẽ giúp bạn tìm thấy hòn đá đẹp ở chỗ mà người khác không nhìn thấy gì khác ngoài cát. Ở đây không đơn giản là sự may mắn, ở đây trước hết là lao động và hàng loạt các thất bại mà chúng ta cần dũng cảm vượt qua.
ovincialism) và tư duy tiểu nông. 11 Viện Toán học Oberwolfach Đoàn Trung Cường (Viện Toán học & ĐHTH Duisburg-Essen) Nằm trên sườn núi nhìn xuống một thung lũng yên bình trong khu Rừng Đen (Schwarzwald), ít người biết rằng viện Toán học Oberwolfach (Mathematisches Forschungsinstitut Oberwolfach, viết tắt là MFO) được thành lập năm 1944 với mục đích tiến hành các nghiên cứu toán học phục vụ trực tiếp cho chiến tranh. Sau hơn 60 năm hoạt động, MFO có một vị trí đặc biệt đối với toán học ở Đức. Mục đích chính trị đầu tiên của MFO đã không được thực hiện do cuộc chiến tranh Thế giới lần 2 kết thúc chỉ nửa năm sau ngày thành lập viện. Thay vào đó, nhờ những ưu tiên của chính phủ Đức quốc xã, MFO đã trở thành nơi trú ẩn an toàn của một số nhà toán học và người thân của họ. May mắn là sau chiến tranh MFO vẫn được giữ lại và ý tưởng khoa học của những người tham gia thành lập viện, xây dựng một địa điểm để tổ chức các cuộc gặp gỡ, trao đổi trực tiếp của các nhà toán học, đã được theo đuổi cho đến ngày nay. Đó cũng là lý do làm nên thành công và làm cho MFO đặc biệt. Viện Nghiên cứu Toán học Oberwolfach www.mfo.de Có nhiều người gọi MFO là Trung tâm Hội nghị Toán học Oberwolfach. Ở đây các hội nghị, các seminar được tổ chức liên tục trong năm. Bộ máy điều hành của MFO khá đơn giản, ngoài một số thư ký và người phục vụ chỉ có một “ghế” khoa học duy nhất là viện trưởng, thường là một giáo sư đồng thời làm việc ở một trường đại học. Viện trưởng hiện nay là giáo sư Gert-Martin Greuel đang làm việc tại đại học Kaiserlauten. Chủ đề của các hoạt động trong năm của MFO thuộc các lĩnh vực khác nhau của toán và được quyết định bởi một hội đồng khoa học. Thông thường hội đồng này gồm 20 nhà khoa học hàng đầu đang làm việc ở châu Âu trên hầu hết các lĩnh vực chính của toán học và một số ngành khoa học liên quan. Bên cạnh Hội đồng Khoa học là một hội đồng quản trị tham gia định hướng phát triển dài hạn của MFO và quyết định các vấn đề tài chính. Ngoài ra có một hội đồng cố vấn có chức năng đánh giá các hoạt động khoa học của viện và cố vấn cho Viện trưởng và Hội đồng Quản trị. Một khác biệt lớn giữa MFO và các viện toán trên thế giới là các hội thảo, seminar được tổ chức liên tục hàng tuần và thông thường mỗi hoạt động cũng chỉ giới hạn trong một tuần. Các hội thảo là hình thức hoạt động truyền thống và quan trọng nhất của MFO. Tham gia tổ chức các hội thảo là các chuyên gia đầu ngành từ khắp nơi trên thế giới, những người tham dự đều do ban tổ chức mời, không qua tự đăng ký như các hội nghị thông thường. Hội thảo là hoạt động qui mô lớn nhất của MFO với khoảng 45-48 người tham gia. Bên cạnh đó còn một số hình 12 thức với qui mô nhỏ hơn như mini-workshop (15-16 người), Research in pairs (2-4 người), Working team (4-5 người), Seminar (dành cho nghiên cứu sinh và tiến sĩ mới bảo vệ, giới hạn trong 24 người), Leibniz fellows. Ngoài các hoạt động trên, hàng năm nhị kỳ Xuân, Thu, MFO còn tổ chức các Arbeitsge- meinschaft, (tạm gọi là seminar học). Nguyên tắc tổ chức Arbeitsgemeinschaft, hơi giống Seminaire Bourbaki, là những người tham gia cùng tìm hiểu một đề tài nào đó không phải thuộc chuyên ngành hẹp của mình. Qua việc tham gia cùng trình bày về một kết quả mới nào đó những người tham dự sẽ mở rộng hiểu biết của mình về các lĩnh vực khác của toán học. Do đó thông thường chỉ những người tổ chức là có nhiều hiểu biết sâu về lĩnh vực đó. Phụ trách các seminar học hiện nay là hai giáo sư nổi tiếng C. Deninger và G. Faltings. Ý tưởng của các seminar học đã được nhiều trường đại học ở Đức và nhiều nước khác thực hiện thành công. Nhiều nhà toán học Đức đã nói rằng rất nhiều hiểu biết bên ngoài hướng nghiên cứu hẹp của họ là thông qua các sem- inar học này, hoặc trực tiếp tại Oberwolfach, hoặc ở các trường đại học. Bên cạnh các hoạt động liên tục trong năm, từ năm 1991, khoảng ba năm một lần MFO lại trao giải thưởng Oberwolfach cho tác giả trẻ không quá 35 tuổi có một thành tựu xuất sắc mang tính đột phá trong một lĩnh vực nào đó. Cho đến nay, qua bảy lần trao giải cho các lĩnh vực khác nhau, đã có một người Việt Nam ghi tên mình trong danh sách được trao giải: giáo sư Ngô Bảo Châu cho lĩnh vực Đại số và Lý thuyết số vào năm 2007. Giới thiệu về MFO không thể bỏ qua cố gắng của những người điều hành viện nhằm tạo một môi trường thuận lợi cho các nhà khoa học đến làm việc như điều kiện về thư viện, các chuyến đi bộ trong rừng vào chiều thứ Tư, sắp xếp nhà ăn,... MFO có một trong những thư viện tốt nhất trên thế giới, một trong số ít các thư viện có hầu như đầy đủ các loại tạp chí về toán và liên quan. Để mường tượng mức độ ưu tiên của MFO đối với thư viện, chỉ cần biết rằng trong hai toà nhà chính của viện thì một được dành cho bộ phận quản lý, nhà ăn và phòng nghỉ của khách và một được dành toàn bộ cho thư viện. Gần đây MFO đang tiến hành một chương trình giới thiệu sách lớn tại thư viện. Tham gia chương trình này là hầu hết các nhà xuất bản lớn về toán trên thế giới, các quyển sách mới xuất bản sau một năm trưng bày đều được chuyển vào giá sách của thư viện. Lần đầu tiên đến Oberwolfach người viết bài này đã rất ấn tượng đối với cách sắp xếp bàn ăn ở đây. Vị trí chỗ ngồi của mỗi người đều được những người phục vụ sắp xếp từ trước, thay đổi theo từng bữa ăn và mọi người phải tự đi quanh để tìm tên mình. Việc sắp xếp này giúp cho mọi người có cơ hội làm quen với nhiều đồng nghiệp mới, đặc biệt hữu ích đối với những người “nhút nhát” hoặc những người trẻ tuổi mới bắt đầu làm nghiên cứu. Trải qua hơn nửa thế kỷ, MFO đã có một vị trí quan trọng trong việc xây dựng lại nền toán học ở Đức sau chiến tranh, trở thành nơi gặp gỡ, trao đổi giữa các nhà toán học Đức và với các đồng nghiệp nước ngoài. Việc giữ lại được MFO sau chiến tranh, như nhà toán học R. Remmert nhận xét, thực sự là một việc làm phi thường. 13 Toán học Tài chính, một ngành khoa học đang phát triển mạnh Trần Hùng Thao (Viện Toán học) Toán học tài chính ra đời hơn 100 năm nay, nhưng đặc biệt phát triển trong khoảng ba bốn thập kỷ nay và ngày càng tỏ ra hữu ích trong thực tiễn đời sống kinh tế của các quốc gia và các cộng đồng kinh tế trên thế giới. Nó gắn liền với việc phân tích một cách khoa học những sự kiện tăng trưởng, rủi ro, lạm phát, khủng hoảng tài chính, bảo hiểm, . . . , vốn là những vấn đề tài chính thời sự, nhất là trong cơn suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay. I. Vài nét lịch sử. Ngày 29 tháng Ba năm 1900 đã được thừa nhận là ngày khai sinh ra Toán học tài chính, ngày mà Louis Bachelier (1870-1946) bảo vệ thành công luận án tiến sĩ nhan đề “Lý thuyết đầu cơ tài chính” (Théorie de spéculation) tại Đại học Sorbornne (Paris) dưới sự hướng dẫn của nhà toán học lừng danh là Henri Poincaré. Bachelier là người đầu tiên đã khám phá ra chuyển động Brown dưới dạng toán học (trước cả A. Einstein tới 5 năm) và dùng chuyển động này để mô tả diễn biến của giá chứng khoán. Năm 2000, giới toán học tài chính thế giới đã tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm ra đời của ngành này tại Paris. Tuy nhiên, mãi đến hơn nửa thế kỷ sau, công trình của Bachelier mới được biết đến rộng rãi trong những người nghiên cứu tài chính; bản dịch tiếng Anh của công trình này chỉ xuất hiện vào năm 1967, khi mà những ứng dụng của toán học vào nghiên cứu tài chính đã dần trở nên cấp thiết. Vào khoảng năm 1953 và sau đó, Harry Markowitz và James Tobin đã đưa ra lý thuyết “lựa chọn danh mục đầu tư”, dựa vào việc phân tích trung bình-phương sai trong lý thuyết xác suất. Nhưng một mốc quan trọng là sự ra đời của mô hình Black-Scholes vào năm 1973, sự kiện đó có tính chất cách mạng vì nó làm thay đổi đồng loạt phương thức tính toán vốn đầu tư vào các thị trường chứng khoán, đặc biệt là thị trường các quyền chọn (options). Lịch sử mô hình Black-Scholes là như sau: Năm 1973, Fischer Black, một chàng trai 31 tuổi và là một chuyên gia tạo dựng các hợp đồng tài chính, cùng với một chàng trai khác 28 tuổi là Myron Scholes, một trợ giáo về khoa học tài chính tại Đại học MIT ở Mas- sachusetts (Mỹ) và là một tiến sĩ toán học ứng dụng, đã cùng viết một bài báo phân tích về giá trị của quyền chọn mua kiểu châu Âu, tên là “Định giá các quyền chọn và các khoản nợ” . Bài báo này khi đó được gửi đăng tại Tạp chí Kinh tế Chính trị và Tạp chí Kinh tế và Thống kê của Mỹ nhưng đều bị cả hai tạp chí đó từ chối. Sau đó, với sự hiệu đính của hai nhà nghiên cứu toán kinh tế là Merton Miller (Đại học Chicago, giải thưởng Nobel) và Eu- gene Fama (Đại học Chicago), cha đẻ của lý thuyết thị trường hiệu quả, cuối cùng bài báo đã được đăng trên Tạp chí Kinh tế Chính trị, và tới năm 1975, công thức Black-Scholes đã được chấp nhận là công cụ tính toán trên các thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu. Sau đó, nhận thấy mô hình Black-Scholes còn nhiều khiếm khuyết trong sự phản ánh thực tế thị trường tài chính, nhiều nhà nghiên cứu toán tài chính đã vào cuộc, sáng tạo ra nhiều lý thuyết phong phú và có tính ứng dụng cao, trong đó phải kể đến nhiều nhà toán học tầm cỡ như S. Shreve, T. Bjork, A. Shiryaev, D. Nualart, G. Kallian- pur, N. Karoui, M. Rutkovski và rất nhiều tác giả nổi tiếng khác mà đa phần trong số họ là 14 những chuyên gia giỏi về xác suất thống kê và giải tích ngẫu nhiên. Ở Việt Nam, Viện Toán học đã cử cán bộ đi học tập và nghiên cứu về Toán tài chính ở nước ngoài từ năm 1991 và một nhóm nghiên cứu chung ở trình độ cao đã hình thành tại Viện Toán học và Khoa Toán-Cơ-Tin học ĐHKHTN Hà nội trong khoảng 10 năm trở lại đây. Một số Tiến sĩ và Thạc sĩ về toán tài chính đã được đào tạo tại hai cơ quan này trong những năm qua. Tại Đại học Kinh tế Quốc dân Hà nội, có hẳn một Bộ môn Toán tài chính đã đào tạo được nhiều sinh viên chuyên ngành toán tài chính. Hiện nay, Khoa Toán Kinh tế ĐHKinh tế quốc dân Hà nội đang phối hợp với Đại học Lyon 1 (Pháp) đào tạo các khóa Cao học về “Định phí bảo hiểm và toán tài chính”, Sinh
File đính kèm:
tap_chi_thong_tin_toan_hoc_tap_13_so_2_thang_6_nam_2009.pdf