Tài liệu Giải phẫu mũi

Giải phẫu

 

Da và mô mềm

 

Giống như khung xương-sụn của mũi nằm phía dưới, lớp da ở phía trên cũng có thể được chia ra làm 3 phần từ nông đến sâu. Lớp nằm nông nhất khá dày nhưng trở nên mỏng hơn ở khu vực giữa sống mũi. Lớp thứ hai chứa nhiều tuyến bã ở đỉnh mũi. Lớp cuối cùng thường là lớp mỏng nhất trong 3 lớp. Cần phải tôn trọng sự khác biệt về độ dày của 3 lớp này khi thực hiện các thủ thuật trên mũi.

 

Cơ mũi nằm sâu dưới da bao gồm 4 nhóm chính: nhóm cơ nâng, nhóm cơ hạ, nhóm cơ căng và nhóm cơ dãn. Nhóm cơ nâng bao gồm: cơ mảnh khảnh và cơ nâng môi trên cánh mũi. Nhóm cơ hạ bao gồm cơ cánh mũi và cơ hạ vách mũi. Nhóm cơ căng bao gồm cơ ngang mũi và nhóm cơ hạ bao gồm phần trước và phần sau của cơ hạ mũi. Những nhóm cơ trên được liên kết với nhau bằng lớp màng được gọi là hệ màng cơ bề mặt của mũi (SMAS - Nasal superficial musculoaponeurotic system).

 

Bên trong hốc mũi được giới hạn ở ngoài bởi lớp tế bào biểu bì hình vảy ở tiền đình. Sau đó chuyển thành lớp tế bào biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển (của niêm mạc hô hấp) có nhiều tuyến nhầy ở bên trong mũi.

 

Cung cấp máu

 

Tương tự như phần còn lại của mặt, mũi được cung cấp máu rất dồi dào. Động mạch cung cấp máu cho mũi có thể được chia ra làm 2 phần chính: (1) nhóm xuất phát từ động mạch cảnh trong bao gồm động mạch sàng trước và động mạch sàng sau thuộc động mạch mắt và (2) nhóm xuất phát từ động mạch cảnh ngoài, gồm động mạch bướm khẩu cái, ĐM khẩu cái lớn, ĐM môi trên và ĐM góc hàm.

 

Mũi ngoài được cung cấp máu bởi động mạch mặt tận cùng bởi động mạch góc. Vùng sống mũi được cung cấp máu bởi nhánh trong của động mạch hàm dưới (có tên là ĐM dưới ổ mắt) và động mạch mắt (xuất phát tự hệ ĐM cảnh trong).

 

doc25 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 554 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu Giải phẫu mũi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 bướm - khẩu cái)
Sphenopalatine artery: động mạch bướm khẩu cái (xuất phát từ lỗ bướm - khẩu cái)
Posterior lateral nasal arteries: các động mạch mũi ngoài sau (của động mạch bướm - khẩu cái)
Ascending palatine artery: động mạch khẩu cái lên 
Nasal branches of facial artery: các nhánh mũi của ĐM mặt. 
Lucky Luke
Apr 19 2008, 02:29 AM
Nhìn hình thì cũng dễ dàng nhận thấy là đa số các nhánh thần kinh cảm giác chi phối cho mũi là xuất phát từ dây sinh 3 và hạch chân bướm khẩu cái (Pterygopalatine ganglion). Ngoài ra còn có các sợi thần kinh khứu giác (Olfactory nerves) nằm trong niêm mạc mũi ở phía trên cuốn mũi trên tạo thành một khu vực nhỏ được gọi là vùng khứu. Nơi này là nơi phẫu thuật rất nguy hiểm vì nếu như nhiễm trùng nó có thể theo các dây thần kinh khứu giác đi lên tới màng não. 
Khi không khí đi vào qua lỗ mũi sẽ chia ra làm 2 luồng: 
- Luồng chạy theo khe mũi trên đi vào vùng khứu
- Luồng chạy theo khe mũi giữa và dưới là luồng thở
Cũng từ chuyện này mà Van Dishock chia hình dạng của mũi ngoài ra làm 2 loại:
- Loại sống mũi lõm hay mũi hếch (concave): lỗ mũi mở xuống dưới và ra trước, là loại mũi thiên về hô hấp.
- Loại sống mũi lồi (convex): lỗ mũi mở xuống dưới và ra sau, gọi là mũi quặm hay mũi diều hâu, sẽ thiên về khứu giác.
Bà con đi soi gương lại coi mình thuộc nhóm người "thở nhiều" hay "hửi nhiều" nhe 
Thôi, nói nhảm nhiêu đó đủ rồi, giờ quay lại vấn đề chính: 
Chú thích hình
- Nasal septum (turned up): vách mũi được lầt lên (nhớ hoài cái hình này, tại hồi học Y1 không tài nào hiểu nổi tại sao cái mũi gì mà rộng quá mà lại có cái que gì thẳng băng nằm ở chính giữa, cũng tại không có óc quan sát kỹ, hìhì)
- Schematic hinge: bản lề giữa hai thành của mũi.
- Medial internal nasal branch of anterior ethmoidal nerve (V1): nhánh mũi trong giữa
- Lateral internal nasal branch of anterior ethmoidal nerve (V1): nhánh mũi trong bên
- External nasal branch of anterior ethmoidal nerve (V1): nhánh mũi ngoài
---> 3 thằng này đều là nhánh của thần kinh sàng trước (anterior ethmoidal nerve) thuộc dây mắt (Ophthalmic nerve) hay dây V1 của dây thần kinh sinh ba (Trigeminal nerve):
Dây thần kinh sàng trước cùng với các mạch máu sàng trước chui vào hốc mũi qua lỗ sàng trước (anterior ethmoidal foramen - nằm ở khoảng giữa, bờ ngoài của mảnh sàng, hình mũi tên trong hình bên dưới)
(Còn tiếp, mà thôi, giờ mệt rồi, để dành đến kỳ sau vậy ) 
Lucky Luke
Apr 23 2008, 01:22 AM
Chú thích hình (tiếp theo)
- Internal nasal branches of infraorbital nerve (V2): các nhánh mũi trong của dây thần kinh dưới ổ mắt. Nhánh V2 - thần kinh hàm trên - thuộc dây sinh ba sau khi chui qua lỗ tròn (foramen rotundum) đến chạy vào bên trong ống dưới ổ mắt (infraorbital canal) đổi tên thành thần kinh dưới ổ mắt rồi ra ngoài ở lỗ dưới ổ mắt (infraorbital foramen) của xương hàm trên rồi cho các nhánh tận: các nhánh mí dưới, các nhánh mũi ngoài và trong, các nhánh mũi trên - theo dõi đường đi của thần kinh dưới ổ mắt ở hình này: 
- Nasal branch of anterior superior alveolar nerve (V2): nhánh mũi của thần kinh huyệt răng trên trước. Dây thần kinh huyệt răng trên trước cùng với các dây huyệt răng trên giữa và huyệt răng trên sau là các nhánh bên của dây V2, 3 nhánh này nối với nhau tạo thành đám rối răng trên (superior dental plexus).
- Communication between greater palatine and nasopalatine nerves at incisive canal: nhánh nối giữa thần kinh khẩu cái lớn và thần kinh mũi khẩu cái ở ống răng cửa.
- Lateral wall of nasal cavity: thành mũi ngoài
- Olfactory nerves (dây sọ số 1) : các dây thần kinh khứu giác
Các dây thần kinh khứu phân bố bên trong vùng khứu của hốc mũi bao gồm cuốn mũi trên và vùng tương ứng ở bên vách mũi. Các dây thần kinh xuất phát từ vùng trung tâm hoặc sâu của các tế bào khứu thuộc niêm mạc mũi rồi tạo thành 1 mạng lưới đám rối thần kinh trong niêm mạc mũi và sau đó tập hợp lại thành khoảng 20 nhánh rồi đâm xuyên qua mảnh sàng của xương sàng theo 2 nhóm: nhóm ngoài và nhóm giữa, sau đó tận cùng ở cầu khứu của hành khứu (glomeruli of the olfactory bulb- xem hình). Do đó, dây thần kinh khứu không có 2 thân giống như những dây thần kinh sọ khác nhưng lại bao gồm rất nhiều sợi thần kinh cảm giác.
Các receptor khứu giác mới được sản sinh ra trong suốt cuộc đợi và tạo ra những sợi trục đi đến hành khứu. Những bó sợi trục này sẽ được bao lại bởi tế bào thần kinh đệm để có thể đi đến hệ thần kinh trung ương dễ dàng.
Cảm giác ngửi có được là do khi các receptor khứu giác bị kích thích bởi những phân tử khí đi qua mũi khi hít vào. Có 2 giả thuyết về cơ chế kích thích khứu giác. Theo giả thuyết thứ nhất thì các protein gắn mùi biến đổi thành các kênh ion khi phân tử có mùi gắn vào. Na+ tràn vào trong tế bào, gây khử cực màng. Theo giả thuyết thứ hai khi chất có mùi gắn vào thì đầu trong protein gắn mùi trở thành adenyl cyclase hoạt hóa. AMP vòng được thành lập, biến đổi các protein khác của màng thành các kênh ion. Kết quả của các quá trình khử cực này sẽ được truyền đến hành khứu sau đó đi đến những vùng khác thuộc hệ thống khứu giác và phần còn lại của hệ thần kinh trung ương qua đường thần kinh khứu.
Dây thần kinh khứu là dây ngắn nhất trong 12 dây thần kinh sọ và là 1 trong 2 dây duy nhất (dây còn lại là dây thị giác) không đi vào thân não.
- Incisive canal: ống răng cửa. Đây là nơi đi qua của thần kinh mũi khẩu cái và động mạch khẩu cái xuống. 
Một góc nhìn khác của ống răng cửa
- Nasopalatine nerve (V2): thần kinh mũi khẩu cái. 
Nó đi vào hốc mũi qua lỗ bướm khẩu cái, đi ngang qua trần của hốc mũi bên dưới lỗ đổ của xoang bướm để đến vách ngăn. Sau đó đi chéo xuống dưới và ra trước ở giữa màng xương và niêm mạc mũi ở phần dưới của vách ngăn. Nó đi xuống trần của ổ miệng qua lỗ răng cửa và liên kết với dây tương ứng ở bên đối diện và với dây thần kinh khẩu cái lớn.
Nó chi phối cho những cấu trúc ở vòm miệng xung quanh răng cửa giữa và bên thuộc hàm trên (4 răng nằm phía trước thuộc hàm trên). Nó cũng cung cấp một phần cho các lông chuyển thuộc niêm mạc vách mũi. 
Điều trị viêm xoang hiện nay 
BS. Trần Thiện Tư - Trung tâm Đào tạo 
và Bồi dưỡng Cán bộ Y tế TP.HCM
I. Sơ lược các hiểu biết mới về bệnh viêm xoang
Những hiểu biết mới trong những năm gần đây về sinh lý xoang và với sự áp dụng các kỹ thuật hiện đại trong chẩn đoán (Nội soi mũi xoang, X quang chụp cắt lớp điện toán, cộng hưởng từ ...) đã làm cho việc điều trị viêm xoang ngày càng nhẹ nhàng và chính xác hơn. 
Trong bài này, chúng ta thử đề cập đến điều trị nội khoa một số bệnh viêm xoang thông thường như viêm xoang cấp, viêm xoang mạn tính, viêm xoang do nấm và một số phương pháp điều trị ngoại khoa mới.
II. Điều trị nội khoa viêm xoang cấp
Mục đích điều trị viêm xoang cấp là giải quyết nhiễm trùng, làm các triệu chứng bệnh nhẹ hơn và lành bệnh nhanh hơn, tránh các biến chứng. Đa số các bệnh nhân bị viêm xoang cấp thường được điều trị tại các Bác sĩ đa khoa, chỉ có những trường hợp bệnh nặng mới cần Bác sĩ chuyên khoa, thực hiện thêm một số thủ thuật chuyên môn như làm khí dung mũi, rửa xoang theo phương pháp di chuyển (proetz), chọc rửa xoang...
Giải quyết dẫn lưu xoang được tốt trở lại và điều trị đúng tác nhân gây bệnh là mục đích điều trị viêm xoang cấp.
Dẫn lưu trong viêm xoang cấp có thể bằng phương pháp nội khoa hay ngoại khoa. 
- Dẫn lưu nội khoa là dùng các thuốc co mạch tại chỗ ở mũi hay thuốc uống. Các thuốc co mạch uống gọi chung là anpha-adenergic vasoconstrictor gồm có pseudophedrine, phenyl propanolamine (hiện bị cấm dùng ở Hoa Kỳ), phenylephrine. Các thuốc này có thể được dùng từ 10 đến 14 ngày, giúp sự hồi phục hoạt động lông chuyển và dẫn lưu ở mũi xoang. Vì các loại thuốc co mạch có thể gây cao huyết áp, tim đập nhanh, nên không dùng ở những bệnh nhân bị bệnh về tim mạch. Thuốc cũng không được dùng ở các lực sĩ khi thi đấu theo qui định. Các loại thuốc co mạch tại chỗ (phenyephrine hydrochloride, oxymethazoline) giúp dẫn lưu tốt, nhưng chỉ nên dùng tối đa 3 ngày vì có thể gây nghẹt mũi bù trừ, dãn mạch và bệnh viêm mũi do thuốc nếu dùng lâu dài.
- Thuốc làm loãng chất nhày trên lý thuyết giúp làm loãng chất nhày và dẫn lưu dễ hơn, nhưng thực tế không cho kết quả nhiều khi điều trị viêm xoang cấp. Cũng vậy, các thuốc corticoides dùng tại chỗ ở mũi cũng ít tác dụng.
- Thuốc kháng histamine có thể làm giảm phù nề nơi lỗ thông từ xoang ra mũi ở người bị viêm cấp do dị ứng, tuy nhiên, nó góp phần làm tăng sự bài tiết và làm đặc chất nhày nên cũng ít được dùng.
Bệnh nhân bị viêm xoang cấp do nằm bệnh viện đặt ống mũi khí quản hay mũi dạ dày cần được rút ống để giúp sự dẫn lưu dễ hơn.
- Chọc rửa xoang hàm nhằm xét nghiệm vi trùng gây bệnh, giúp làm sạch bệnh tích và dẫn lưu, được thực hiện khi điều trị nội khoa kéo dài chưa đạt kết quả, hoặc bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, viêm xoang cấp nặng.
Phẫu thuật dẫn lưu xoang qua nội soi chỉ nên thực hiện khi bị viêm cấp nhiều xoang hoặc bị biến chứng do viêm xoang (như áp xe quanh hốc mắt, cần mổ giảm dẫn lưu mủ và làm giảm áp lực hốc mắt).
- Điều trị kháng sinh toàn thân:
Khoảng 1-5% viêm nhiễm đường hô hấp trên gây biến chứng viêm xoang mủ cấp. Do đó có một số tác giả đề nghị chỉ cần điều trị nội khoa theo chứng mà thôi.
Khi bị viêm xoang cấp do nhiểm trùng, cần phải điều trị tùy theo loại vi trùng gây bệnh. Các loại vi trùng thường gặp là:
- S.pneumonia (4-48% kháng beta-lactamase, 9% kháng macrolides, sulfa, tetracycline, chloramphenicol).
- H.influenzae (40% kháng beta-lactamase).
- M. catarralis (90% kháng beta-lactamase). 
Điều trị kháng sinh đầu tiên (tạm gọi là theo phương án 1) cần chú ý đến tác nhân gây bệnh và sự đề kháng thuốc của các tác nhân đó. Thuốc được dùng trước nhất là Amoxicilline hoặc Macrolides (trong trường hợp bệnh nhân bị dị ứng với Amoxicilline). Thời gian dùng là từ 10 đến 14 ngày. Hầu hết các trung tâm điều trị viêm xoang ở Hoa Kỳ và trên thế giới đều dùng thuốc này vì giá rẻ, dễ dùng và ít độc.
Bệnh nhân ở cộng đồng có tỷ lệ vi trùng kháng thuốc cao, không đáp ứng với điều trị trên sau 48 đến 72 giờ hoặc những người các

File đính kèm:

  • docGiai phau mui.doc
Giáo án liên quan