Sáng kiến kinh nghiệm - Phương pháp dạy thực hành Sinh 7

I/ Nội dung A :

1/ Cơ sở lý luận khoa học :

 Để góp phần tích cực thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện thì mỗọcmotj môn học có một vai trò nhất định, trong đó bộ môn Sinh học là môn học hết sức quan trọng đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm. Nước ta đã thấy được vị trí, vai trò của bộ môn Sinh học.

 Để bù đắp lại những thiếu hụt và tiến kịp với sự phát triển của các nước trong lĩnh vực công nghệ sinh học. Đảng, Nhà nước và các cấp lãnh đạo đã đưa ra những giải pháp khắc phục, đi sâu bám sát sự phát triển của nền giáo dục nước nhà và trên thế giới để đổi mới kịp thời. Những năm gần đây chương trình THCS luôn được cải cách và nâng cao trong đó có bộ môn Sinh học là một trong những môn xếp hàng đầu được cải cách.

 ở các trường bộ môn Sinh học nói chung và bộ môn Sinh học ở THCS nói riêng đã được quan tâm chú trọng rất nhiều coi là môn học có tính chất giáo dục hướng nghiệp, học sinh cũng nhận thấy vai trò tích cực của bộ môn; Nó có vai trò như sau :

 + Giáo dục tri thức phổ thông : Môn học cung cấp cho học sinh những tri thức phổ thông, cơ bản, hiện đại phù hợp với thực tiễn sự phát triển của Việt Nam tiến tới sánh vai được với các nước.

 + Phát triển trí tuệ : Môn học mang tính chất khoa học, yêu cầu phải chính xác, cẩn thận, khoa học, tư duy lô gích phù hợp cho từng phần, từng nôị dung học, rèn luyện kỹ năng thao tác chính xác, năng lực nhân thức.

 + Hình thành nhân cách học sinh : Nhân cách bao gồm tổng thể những phẩm chất và năng lực tạo nên bản sắc riêng, tạo nên đặc trưng giá trị tinh thần làm người của mỗi con người. Nhân cách học sinh được hình thành bao gồm có cả tri thức phổ thông, có năng lực hành động, có thế giới quan kho học, có thái độ đúng đắn với tự nhiên với con người trong cộng đồng. Vì mỗi nhân cách phải là sự tổng hợp tri thức của môn học. Môn Sinh học hình thành ở học sinh thế giới quan duy vật, chống các quan điểm duy tâm, tính chính xác khoa học khơi dậy ở học sinh tính hiểu biết, đặc biệt môn học có tính chất giáo dục hướng nghiệp.

2/ Đối tượng phục vụ :

 Đề tài nghiên cứu chương trình Sinh học THCS ở khối lớp 7 và giáo viên giảng dạy bộ môn.

 

doc10 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 574 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Phương pháp dạy thực hành Sinh 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hận, khoa học, tư duy lô gích phù hợp cho từng phần, từng nôị dung học, rèn luyện kỹ năng thao tác chính xác, năng lực nhân thức.
	+ Hình thành nhân cách học sinh : Nhân cách bao gồm tổng thể những phẩm chất và năng lực tạo nên bản sắc riêng, tạo nên đặc trưng giá trị tinh thần làm người của mỗi con người. Nhân cách học sinh được hình thành bao gồm có cả tri thức phổ thông, có năng lực hành động, có thế giới quan kho học, có thái độ đúng đắn với tự nhiên với con người trong cộng đồng. Vì mỗi nhân cách phải là sự tổng hợp tri thức của môn học. Môn Sinh học hình thành ở học sinh thế giới quan duy vật, chống các quan điểm duy tâm, tính chính xác khoa học khơi dậy ở học sinh tính hiểu biết, đặc biệt môn học có tính chất giáo dục hướng nghiệp.
2/ Đối tượng phục vụ :
	Đề tài nghiên cứu chương trình Sinh học THCS ở khối lớp 7 và giáo viên giảng dạy bộ môn.
3/ Nội dung và phương pháp nghiên cứu :
	Xuất phát từ việc dạy học Sinh học ở trường, từ mục tiêu giáo dục đào tạo hiện nay, từ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh và thời gian nghiên cứu nên chỉ tập trung nghiên cưú vấn đề sau "Phương pháp dạy thực hành Sinh 7"
	Theo quan niệm chung thì phương pháp là cách thức hoạt động của người thầy tạo ra mối quan hệ với các hoạt động của trò để đạt được mục đích dạy học. Mỗi môn học cí những phương pháp dạy học đặc trưng riêng, mỗi nội dung học lại có một phương pháp dạy riêng.
	Đối với loại bài thực hành thì sử dụng phương pháp thực hành trực quan để giảng dạy, giảng dạy loại bài thực hành có hai hình thức thực hành :
Thực hành ngoài giờ
Thực hành trong giờ : Có 2 loại :
Loại 1 : Thực hành quan sát (Những thí nghiệm học tập của học sinh tự làm, tự nghiên cứu, tự rút ra kết luận)
	Loại 2 : Thực hành củng cố minh hoạ (Thường tiến hành sau khi học sinh đã học lý thuyết).
* Hình thức 1 : Tổ chức hành động đồng loạt (Chia lớp thành từng nhóm, các nhóm cùng hoàn thành một nội dung với điều kiện và thời gian như nhau)
* Hình thức 2 : Tổ chức thực hành riêng lẻ (chia lớp thành nhóm, mỗi nhóm là nhiều nội dung khác nhau trong cùng khoảng thời gian sau đó lần lượt quay vòng nối tiếp nhau để hoàn thành toàn bộ nội dung của buổi thực hành).
	Trong chương trình Sinh học 7 giảng dạy nội dung mỗi bài thực hành quy định trong 45 phút (1 tiết) nên chỉ phù hợp với hình thức thực hành trong giờ. Để giảng dạy giờ thực hành đạt kết quả tốt thì sử dụng hợp lý hình thức thực hành và cách thức tổ chức thực hành phù hợp với đặc điểm học sinh là vấn đề quan trọng.
Điều tra nắm vững chất lượng học bộ môn đầu năm :
Tổng số HS khối 7 : 73 học sinh.
	Giỏi : 	4	= 5,5 %
	Khá : 26 	= 35,6 %
	TB : 34	= 46,6%
	Yếu : 9	= 12,3%
Xây dựng kế hoạch :
Giỏi : 	10	=13,7 %
	Khá : 30 	=41,1%
	TB : 31	=42,5%
	Yếu : 2	= 2,7%
Phương pháp thực hành :
Với kết quả điều tra chất lượng học tập bộ môn đầu năm của học sinh để giúp học sinh làm tốt các bài thực hành Sinh 7, sử dụng hình thức thực hành trong giờ loại thực hành quan sát với hình thức tổ chức thực hành đồng loạt phù hợp với đặc điểm học sinh ở trường THCS Hoàng Đan .
Ưu điểm của hình thức này như sau :
+ Học sinh đỡ lúng túng khi chưa quen kỹ năng thực hành.
+ Giáo viên chỉ đạo thuận lợi, dễ dàng
+ Giữa các nhóm có sự trao đổi bàn bạc dẫn đến kết quả chính xác.
Ví dụ 1 :
Tiết 32 : Thực hành – Mổ cá
Nội dung bài thực hành :
Bước 1 : HDGV :
1/ Cách mổ : Học sinh nắm được các thao tác mổ.
2/ Quan sát được cấu tạo trong, trên mẫu mổ, xác định vị trí của các nội quan
Bước 2 : Thực hành của học sinh :
	+ Mỗi nhóm tự mổ cá theo đúng các thao tác trình tự của giáo viên hướng dẫn.
	+ Quan sát câu tạo trong, quan sát tới đâu, ghi chép đến đó.
Bước 3 : Kiểm tra kết quả quan sát của học sinh
Bước 4 : Tổng kết, viết chương trình.
	- Giáo viên chia nhóm thực hành, mỗi nhóm đều tiến hành các nội dung thực hành trên.
Ví dụ 2 :
Tiết 47 : Thực hành – Xem băng hình về đời sống và tập tính của chim
Bước 1 (Hoạt động 1)
	- Giáo viên nêu yêu cầu của bài thực hành.
	- Phân chia nhóm thực hành.
Bước 2 (Hoạt động 2)
	- Giáo viên cho học sinh xem lần 1 toàn bộ băng hình học sinh theo dõi nắm được khái quát nội dung.
	- Gv cho HS xem lại đoạn băng với yêu cầu quan sát cụ thể chi tiết phần nào.
	- Học sinh theo dõi băng hình, quan sát đến đâu điền vào phiếu học tập đến đó.
Bước 3 (Hoạt động 3) : Thảo luận nội dung băng hình
	- GV giành thời gian để các nhóm thảo luận thống nhất ý kiến, hoàn chỉnh nội dung phiếu học tập của nhóm.
	- GV cho học sinh thảo luận :
	+ Tóm tắt những nội dung chính của băng hình.
	+ Kể tên những động vật quan sát được.
	+ Nêu hình thức di chuyển của chim.
	+ Kể tên các loại mồi và cách kiếm ăn đặc trưng của từng loại.
	+ Nêu những đặc điểm khác nhau giữa chim trống và chim mái
	+ Nêu tập tính sinh sản của chim
	+ Học sinh dựa vào phiếu học tập hoàn thiện
	- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
	- GV thông báo đáp án đúng, các nhóm theo dõi, tự sửa.
4/ Kết quả :
	Qua cuộc điều tra theo dõi thu được kết quả như sau: Học sinh rất lúng túng với các bài thực hành vì do cấu trúc chương trình cải cách các bài thực hành mang tính chất tìm hiểu lĩnh hội kiến thức không như trước bài thực hành mang tính chất củng cố khắc sâu kiến thức.
	Kết quả cụ thể :	Giỏi : 6 	= 8,2%
	Khá : 25	= 34,2%
	TB : 38	= 52,1%
	Yếu : 4	=5,5%
	Thông qua kết quả trên cho chúng ta thấy được rằng giữa lý thuyết và thực hành còn có một khoảng cách rất xa học sinh chưa nắm được kiến thức, có nhiều yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng tới việc học tập bộ môn như : thiếu thiết bị và dụng cụ thực hành.... Sự nhận thức và ham hiểu biết về bộ môn còn nhiều hạn chế, hơn nữa việc học lý thuyết và thực hành còn chưa hợp lý cũng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập.
5/ Giải pháp :
	Các bài thực hành thường để cuối chương nhưng thực tế dạy học hiện nay nên chuyển một số nội dung thực hành sang các giờ giới thiệu nội dung kiến thức mới (Nếu xét thấy phù hợp khả năng và nhận thức của học sinh).
	Hai hình thức tổ chức thực hành có thể cùng được phối hợp trong một bài thực hành để phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo cho học sinh. Muốn vậy thì phải có kế hoạch chuẩn bị mẫu vật, chia nhóm hợp lý và phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng thành viên, có kế hoạch theo dõi kiểm tra đánh giá.
II/ Nội dung B : ứng dụng vào thực tiễn công tác giảng dạy :
1/ Quá trình áp dụng :
	Khi tiến hành áp dụng ở tất cả các bài thực hành Sinh học 7 :
	- Động vật không xương sống có 4 bài ở tiết thứ 16; 21; 24; 29
	- Động vật có xương sống có 5 bài ở tiết thứ 32; 38; 44; 47; 54
	Nội dung thực hành quan sát cấu tậôngì được đưa sang các giờ giới thiệu nội dung kiến thức mới. Đây là những kiến thức dễ nhớ, dễ nhận biết. Mặt khác đây là những nội dung ở các bài nghiên cứu về đời sống cấu tạo ngoài, học sinh đã được học trên tranh, trên mẫu vật rất kĩ. Chính vì vậy không nên ddwa nội dung này vào các tiết thực hành để học lại sẽ làm ảnh hưởng đến thời gian, tiến độ bài thực hành, ảnh hưởng đến việc nghiên cứu nội dung khác. Từ đó ảnh hưởng đến kết quả giờ học.
	Nội dung các bài thực hành chỉ đi quan sát cấu tạo trong
	Để phát huy được tính tính cực, chủ động, sáng tạo .....ở những học sinh khá, giỏi và giúp các em còn yếu trong nội dung thực hành đạt được kết quả cao. Kết hợp cả hình thức tổ chức thực hành đồng loạt và hình thức tổ chức thực hành riêng lẻ trong nội dung một bài thực hành.
Ví dụ: Tiết 38: Thực hành: Quan sát cấu tạo trong của 
ếch đồng trên mẫu mổ
Bước 1: Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh
Bước 2: Xác định yêu cầu của tiết thực hành:
Xác định hệ tiêu hoá
Xác định hệ hô hấp 
Xác định hệ tuần hoàn
Xác định hệ bài tiết 
Xác định hệ sinh dục
àĐặc điểm của mỗi hệ cơ quan 
Vẽ hình quan sát được
Bước 3: Phân nhóm:
	Mỗi nhóm làm nội dung thực hành theo yêu cầu trên. Mỗi thành viên trong nhóm đảm nhiệm một yêu cầu thực hành sau đó nhóm lần lượt quay vòng nối tiếp nhau để hoàn thành nội dung thực hành
Bước 4: Hướng dẫn kỹ thuật mổ ếch, quan sát các hệ cơ quan bên trong.
Bước 5: Mỗi nhóm viết một bản tường trình thực hành
Bước 6: Thu bài tường trình, có chấm điểm.
 Rút kinh nghiệm, đánh giá giờ thực hành.
2/ Hiệu quả khi áp dung:
	Kết quả đạt được cụ thể như sau:
	Giỏi: 12 em = 16,4%
	Khá: 33 em = 45,2%
	T. bình : 28 em = 38,4%
	Không có học sinh không phát triển được kĩ năng thực hành
	Giúp đỡ học sinh làm tốt các bài thực hành sinh 7 bằng phương pháp thực hành, hình thức thực hành trong giờ là loại thực hành củng cố, minh hoạ kết hợp hình thức tổ chức thực hành đồng loạt với hình thức tổ chức thực hành riêng lẻ trong nội dung một bài thực hành.
	Thứ nhất hình thức này sẽ có điều kiện để học sinh khá, giỏi phát huy được năng lực, tính sáng tạo, của mình, giữa học sinh yếu kém và học sinh khá, giỏi cơ sự giúp đỡ lẫn nhau, và có sự giúp đỡ lẫn nhau giữa các nhòm để lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kĩ năng thực hành 
	Thứ hai, hình thành cho học sinh kinh nghiệm áp dụng vào thực tế cuộc sống. Rèn luyện tính cẩn thận, làm việc một cách chính xác, trung thực, có khoa học, phát triển tư duy lôgíc, lòng say mê nghiên cứu khoa học, thông qua đó lôi cuốn học sinh và hoạt động thực tiễn 
	Thứ ba, khi tiến hành cho học sinh hoạt động theo nhóm sẽ giúp các em rèn luyện kĩ năng hoạt động hợp tác trong nhóm nhỏ, đây là năng lực rất cần để các em phát triển tính hoạt động cộng đồng và phù hợp với xu thế phát triển hiện nay, giúp các em có được những kĩ năng cơ bản, tránh bỡ ngỡ khi tiếp xúc với môi trường mới.
	Thật vậy muốn đạt được hiệu quả cao phải gắn liền đi đôi học với hành, lý thuyết phải gắn với thực tiến cuộc sống hàng ngày thì mới đạt hiệu quả cao.
3/ Bài học kinh nghiệm:
	Thông qua việc giúp học sinh làm tốt bài thực hành sinh 7 để đạt kết quả tốt trong việc giảng dạy môn sinh học nói chung và và nội dung các bài thực hành nói riêng.
	Trước hết phải nắm chắc nội dung của loạt bài thực hành của bộ môn sinh học để có cách học và cách dạy cho phù hợp
	Sử dụng linh hoạt phương pháp giảng dạy nội dung các bài thực hành, học phải đi đôi với hành
	Đặc sinh của 

File đính kèm:

  • docSKKN sinh 7.doc