Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biên pháp nâng cao kết quả học tập cho học sinh lớp 3

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Để nâng cao kết quả học tập cho học sinh, các nhà sư phạm ngày càng tìm ra nhiều phương pháp nhằm giúp giáo viên dạy tốt và học sinh học tốt. Nhưng hiện nay chất lượng học tập của học sinh Tiểu học là mối quan tâm lo lắng của đội ngũ giáo viên đang trực tiếp giảng dạy nhất là vùng khó khăn, do tài liệu tham khảo còn ít, đồ dùng - tranh ảnh phục vụ cho việc giảng dạy các môn học còn thiếu.

Qua thực tế giảng dạy tôi thấy học sinh chưa tích cực học tập, đại đa số học sinh học một cách thụ động đối phó, ít hứng thú trong học tập. Thực trạng trên do nhiều nguyên nhân song có thể nói phương pháp dạy học là một trong những yếu tố có tác động lớn làm hạn chế tích cực về chất lượng học tập của học sinh.

Là một giáo viên tiểu học đã nhiều năm tôi trực tiếp giảng dạy lớp 3 chương trình đổi mới đã được dạy theo chuẩn kiến thức kĩ năng và giảm tải của BGD-ĐT. Tôi thấy cần phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao hiệu quả giáo dục. Từ những nhận thức trên, tôi đã suy nghĩ và tìm ra một vài kinh nghiệm về đổi mới phương pháp dạy học trên cơ sở phát huy mặt tích cực của phương pháp truyền thống, kế thừa và nối tiếp phương diện tích cực, điểm ưu việt của phương pháp truyền thống. Đồng thời sử dụng tối đa các phương tiện dạy học hữu ích, mặt mạnh và lợi thế của phương pháp hoạt động bỏ kiểu hoạt động một chiều (nói – nghe – đọc – chép) thay vào đó là kiểu dạy học coi trọng quá trình học của học sinh, học sinh sau quá trình học không chỉ nắm kiến thức mà còn nắm được phương pháp học và tự học. Trên lớp người giáo viên là người tổ chức điều khiển quá trình dạy học để học sinh tích cực chủ động, sáng tạo chiếm lĩnh tri thức mới, bằng những hình thức học tập bắt buộc cụ thể hoá đến tất cả các em học sinh trong lớp phải tham gia. Giáo viên nói ít, giảng giải ít còn học sinh hoạt động nhiều và tự

doc13 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 1032 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biên pháp nâng cao kết quả học tập cho học sinh lớp 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợc học sinh, học sinh dễ hiểu bài, nhớ lâu hơn.
 Ví dụ: Khi dạy môn: Tự nhiên xã hội lớp 3 – Bài 51 “Tôm, cua”, bài 52 
“Cá”. Do gia đình các em có ao hồ và đều làm nông nên tôi cho một số em sưu tầm một số con tôm, cua, cá mang đến lớp để làm dùng trực quan cho các em quan sát và nêu lên đặc điểm của cơ thể tôm, cua, cá
Để không mất nhiều thời gian viết bảng trên lớp nhất là những tiết Tập đọc phần luyện đọc hay tiết “Luyện từ và câu” bài tập thường dài. Tôi thường dùng mặt sau của tờ lịch lớn có thể lật mặt nọ sang mặt kia để viết các đoạn thơ, đoạn văn phần luyện đọc hay bài tập Luyện từ và câu. Chẳng hạn như chuẩn bị cho tiết “Luyện từ và câu” tuần 23 Bài “nhân hoá. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu ?” (SGK – Tiếng Việt 3 tập hai – trang 26) thì giáo viên viết bài tập vào mặt sau của tờ lịch:
Đọc bài thơ sau :
 ÔNG TRỜI BẬT LỬA
Chị mây vừa kéo đến
Trăng sao trốn cả rồi
Đất nóng lòng chờ đợi
Xuống đi nào mưa ơi!
Mưa ! Mưa xuống thật rồi !
Đất hả hê uống nước
Ông sấm vỗ tay cười
Làm bé bừng tỉnh giấc.
Chớp bỗng lòe chí mắt
Soi sáng khắp ruộng vườn
Ơ ! ông trời bật lửa
Xem lúa vừa trổ bông..
2. Trong bài thơ trên:
a. Các sự vật được gọi là gì? 
b. Những sự vật nào được nhân hóa?
c. Các sự vật được tả bằng những từ ngữ nào?
d. Trong câu xuống đi nào mưa ơi ! Tác giả nói với mưa thân mật như thế nào?
Cứ như vậy với quyển lịch năm tờ, tôi đã tận dụng viết được năm bài tập tương tự và sau khi dạy xong tôi đã bảo quản cẩn thận để có thể sử dụng cho năm học sau. Làm như vậy vừa tiện lợi vừa không tốn tiền mua giấy vì có thể tận dụng quyển lịch cũ. Ngoài ra với những tiết Tập đọc – Kể chuyện, Tập làm văn cần sử dụng tranh minh hoạ. Để không tốn kém quá nhiều thay vì vẽ tranh tôi phôtô phóng to tranh có trong SGK rồi tô màu, như vậy lên lớp tránh được việc dạy chay mà không quá tốn kém.
 Các phương pháp dạy học trên lớp: 
2.3.1 Xây dựng nề nếp học tập trong lớp.
Nề nếp trong lớp rất cần thiết, góp phần không nhỏ cho thành công tiết dạy. Ở đây nề nếp lớp không phải chỉ là học sinh ngồi im lặng mà học sinh phải biết lắng nghe và phát biểu một cách trật tự nhưng không kém phần sôi nổi, hứng thú. 
Ví dụ: Trong giờ tập đọc, khi giáo viên đọc mẫu học sinh biết lắng nghe giáo viên đọc để: đọc đúng các từ ngữ khó, để biết được cách đọc các câu, đoạn khó đọc và phát hiện được giọng đọc của từng câu, từng đoạn và cả bài từ đó có thể phát hiện được các từ ngữ khó cần tìm hiểu và cao hơn là nắm được sơ bộ nội dung bài tập đọc.
Muốn được như vậy, giáo viên phải xây dựng được một hình thức học tập đúng đắn: trật tự phát biểu, mạnh dạn, tập trung Đồng thời giáo viên phải biết sắp xếp chỗ ngồi của học sinh trong lớp một cách phù hợp: số học sinh học yếu, đọc chậm được xếp ở những dãy bàn đầu hoặc bàn thứ hai để giáo viên thường xuyên chú ý, hướng dẫn. Mỗi bàn là một nhóm đôi học tập: Mỗi học sinh yếu và một học sinh khá ngồi cùng. Em học sinh khá sẽ giúp đỡ bạn học yếu trong các tiết học .
2.3.2 Hướng dẫn học sinh làm việc với sách giáo khoa:
Sách giáo khoa là phương tiện học tập không thể thiếu đói với học sinh. Trong giờ học giáo viên cần dành một khoảng thời gian nhất định để học sinh làm việc với sách giáo khoa như : Đọc thầm bài, đọc yêu cầu bài tập, xem kênh hình vẽ, tranh minh họa, 
Việc sử dụng sách giáo khoa là yêu cầu chung cho cả lớp, do đó hằng ngày tôi yêu cầu các em luôn mang đủ sách giáo khoa cho từng ngày, từng tiết học. Đồng thời hướng dẫn các em cách sử dụng sách giáo khoa như nắm được yêu cầu hay kí hiệu trong sách, nắm được toàn bộ hay một phần bài học, xác định trọng tâm yêu cầu của bài tập tìm ra mối quan hệ giữa lí thuyết và thực hành, sự lôgíc trong sách sách khoa, tự nêu ra những thắc mắc của mình.
Khi yêu cầu học sinh làm việc với sách giáo khoa, tôi luôn có yêu cầu cụ thể với từng môn học, giờ học để học sinh biết cách sử dụng sách giáo khoa.
 Ví dụ : Trong giờ dạy Tập đọc để giúp các em tìm hiểu nội dung bài một cách dễ dàng thì sau khi luyện đọc câu, đoạn, giáo viên yêu cầu cả lớp đọc thầm bài và dùng bút chì gạch dưới những từ ngữ, câu thơ, câu văn nói lên nội dung chính của bài văn, bài thơ cụ thể như : Khi dạy bài “Trên đường mòn Hồ Chí Minh” (Tiếng Viêt 3 – Tập 2 – Trang 18) sau khi đọc nối tiếp câu, đoạn, tôi yêu cầu học sinh đọc thầm bài , tìm và dùng bút chì gạch dưới những chi tiết nói lên nỗi vất vả của đoàn quân vượt dốc. Hay khi dạy bài “Bàn tay cô giáo” trước khi tìm hiểu bài, tôi yêu cầu cả lớp đọc thầm bài thơ và gạch dưới những dòng thơ ca ngợi đôi bàn tay khéo léo của cô giáo.
Hoặc khi dạy toán để hướng dẫn học sinh giải bài toán có văn sau khi yêu cầu một học sinh đọc bài toán, cả lớp đọc thầm để học sinh tìm hiểu bài toán cũng như tìm ra cách giải nhanh hơn, phát huy được tính tích cực của tất cả học sinh, tôi yêu cầu các em đọc thầm bài toán và nêu câu hỏi dưới dạng
mệnh lệnh làm việc : 
“Hãy gạch chân dưới những gì mà bài toán cho biết và dưới câu hỏi của bài toán”. Sau đó giáo viên mới dùng câu hỏi gợi ý hướng cho học sinh cách giải bài toán.
Ví dụ : Bài toán : Mỗi đội thủy lợi đào được 315 m mương trong 3 ngày. Hỏi trong 8 ngày, đội đó đào được bao nhiêu mét mương, biết số mét mương đào trong mỗi ngày là như nhau ? 
Với hình thức tổ chức dạy học như trên cô giáo đã yêu cầu được tất cả học sinh trên lớp đều phải làm việc, bắt các em phải chăm chú đọc bài để tìm từ, tìm câu thích hợp tay thì cầm bút để gạch dưới những từ, câu, dữ kiện bài toán cho biết và yêu cầu phải tìm của bài toán. Như vậy tôi đã giúp học sinh cả lớp tự làm việc với SGK đồng thời nắm được tinh thần, thái độ học tập của từng học sinh trong lớp.
2.3.3 Sử dụng đồ dùng trực quan:
Sử dụng đồ dùng trực quan trong quá trình dạy học là một phương pháp tạo cho nội dung bài dạy một cách sinh động, giúp học sinh nắm được kiến thức một cách dể dàng, sự ghi nhớ của học sinh được khắc sâu, bền vững hơn. Một tiết dạy vừa kết hợp cả lời giảng và hình ảnh giúp học sinh dể hiểu bài và kích thích sự hưng phấn học tập, tìm tòi của các em hơn.
Thế nhưng sử dụng đồ dùng trực quan như thế nào cho đúng và chuẩn mực trong khi lên lớp để tránh lạm dụng đồ dùng trực quan.
Chẳng hạn khi dạy một bài tập đọc thì giáo viên có thể dùng tranh để giới thiệu bài và vận dụng bức tranh để giải nghĩa một số từ ngữ trong bài.
Ví dụ: khi dạy bài tập đọc “Nhà rông ở Tây Nguyên”(SGK Tiếng Việt 3-Tập 1 Trang 127) khi giới thiệu bài giáo viên đưa bức tranh được phóng to ngôi nhà rông đê giới thiệu: Giáo Viên chỉ vào bức tranh và nói “Đây là một kiểu nhà của các dân tộc Tây Nguyên chúng ta, nhà rông là nhà cộng đồng của các buôn làng. Để hiểu thêm về đặc đểm của nhà rông và các sinh hoạt cộng đồng gắn với nhà rông của đồng bào dân tộc Tây Nguyên chúng ta cùng
đọc và tìm hiểu bài “nhà rông ở Tây Nguyên” .
Sau khi giới thiệu xong giáo viên cất tranh, đi vào luyện đọc và tìm bài. Phần tìm hiểu bài giáo viên nêu câu hỏi 1: 
Vì sao nhà rông phải chắc và cao ?
Trong câu hỏi này giáo viên lại đưa bức tranh để học sinh quan sát ngôi nhà rông để thấy hình ảnh ngôi nhà rông vừa chắc, vừa cao, cuối cùng giáo viên kết luận :
Nhà rông phải chắc để sử dụng lâu dài, chịu được gió bão chứa được nhiều người hội họp. 
Nhà rông phải cao để khi đàn voi đi qua không đụng sàn, mái cao để khi múa rông chiêng ngọn giáo không vướng mái. Sau đó giáo viên cất tranh đi. 
Khi dạy bài “Cá” (Tự nhiên xã hôi lớp 3” để học sinh nắm được tên các bộ phận cơ thể con cá, giáo viên cho học sinh quan sát con cá thật đang bơi 
trong bình thủy tinh. Cho học sinh quan sát và trả lời câu hỏi :
- Cá thường sống ở đâu ?
- Cá di chuyển bằng gì ? 
- Các loài cá đều thở bằng gì ?
Sau đó cho học sinh quan sát tranh con cá đã được phóng to và gọi học sinh lên bảng chi và nêu tên các bộ phận và đặc điểm chung của con cá.
Trong quá trình dạy học, sử dụng đồ dùng trực quan là khâu cần thiết của mỗi giáo viên, song khi sử dụng người giáo viên phải biết sử dụng thì phương pháp này mới có hiệu quả, không lạm dung phương pháp này làm lãng phí thời gian của tiết học, làm cho học sinh phân tán tư tưởng trong giờ học.
2.3.4 Hướng dẫn học sinh làm việc với bảng con: 
 Cùng với sách giáo khoa bảng con là một phương tiện học tập không
thể thiếu được của học sinh. Nói chung ở hầu hết các môn học, bài học ở Tiểu
 học giáo viên cũng có thể yêu cầu học sinh sử dụng bảng con.
Hình thức này có rất nhiều tác dụng, chỉ trong một khoảng thời gian ngắn giáo viên đã có thể tổ chức được hoạt động học tập cho toàn lớp, xác định ngay được chất lượng học tập và kiểm tra được sự tiếp thu tri thức của học sinh để giáo viên có biện pháp sửa chữa kịp thời những lỗi sai chung của cả lớp và những lỗi sai cá biệt của một số em. Tuỳ theo từng bài mà giáo viên lựa chọn cách dùng bảng con cho phù hợp.
Ví dụ : Khi dạy bài “Luyện tập chung” (SGK Toán 3 – Trang 83, để không mất nhiều thời gian làm bài tập 2 và kiểm tra sự tiếp thu bài mới của học sinh tôi cho học sinh làm bảng con theo tổ tương ứng với ba dãy bàn.
Tổ 1: Tính giá trị của biểu thức: 15 + 7 8 = ?
Tổ 2: Tính giá trị của biểu thức: 90 + 28 : 2 = ?
Tổ 3: Tính giá trị của biểu thức: 201 + 39 : 3 = ?
Sau khi học sinh dơ bảng giáo viên chọn những bảng của học sinh làm sai và gọi học sinh nhận xét chéo để sửa bài giúp bạn. Đồng thời chọn một số bảng làm đúng, trình bày đẹp để lớp nhận xét và tuyên dương động viên kịp thời.
2.3.5 Tổ chức cho học sinh làm việc với phiếu bài tập:
Bên cạnh với việc hướng dẫn học sinh sử dụng bảng con thì tôi thấy sử dụng phiếu bài tập trong các giờ học cũng là một hình thức học tập rất thích hợp với học sinh theo phương pháp đổi mới hiện nay. Vì phiếu học tập là một trong những công cụ hữu hiệu thu thập và sử lí thông tin ngược. Nó là một hệ thống những công việc bắt buộc học sinh phải tiến hành để có thể tự mình chiếm lĩnh được kiến thức mới, tự mình hình thành được những kĩ năng mới. Những công việc này đã được viết trong giấy có chứa sẵn chổ trống để học sinh tự làm hoặc những câu hỏi có ghi sẵn nội dung yêu cầu thảo luận.
Trong thực tế giảng dạy, tôi thấy việc sử dụng phiếu giao vi

File đính kèm:

  • docSKKN Mot so bien phap nang cao ket qua hoc tap cho hoc sinh lop 3.doc
Giáo án liên quan