Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Học hát cho học sinh Lớp 4

 Sáng kiến "Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Học hát cho học sinh lớp 4” của tôi nhằm tìm ra các biện pháp có tính khả thi để nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy phân môn Học hát cho học sinh lớp 4 ở trường Tiểu học.

 Nếu sáng kiến được triển khai và thực hiện tốt,sẽ có những đóng góp nhất định:

 + Thứ nhất: Về thực tiễn quản lý, kinh nghiệm cho chúng ta thấy thực trạng của việc dạy và học phân môn Học hát của học sinh lớp 4. Qua đó, thấy được tính tất yếu khách quan phải tiến hành cải tiến phương pháp giảng dạy phân môn này.

 + Thứ hai: Kết quả nghiên cứu của kinh nghiệm về mặt lý luận và thực tiễn có thể giúp các trường Tiểu học có thêm một số nguồn tài liệu tham khảo để đưa ra những giải pháp cụ thể cho đơn vị mình trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy phân môn Học hát.

 Đó là những đóng góp, lợi ích trước mắt. Về lâu dài sáng kiến này sẽ là cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn Âm nhạc nói chung và phân môn Học hát nói riêng cho các trường Tiểu học.

 

doc27 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 330 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Học hát cho học sinh Lớp 4, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuổi này học sinh có xu hướng hát bằng giọng ngực, âm thanh vì thế vẫn trong sáng nhưng mạnh mẽ và dày dạn hơn. Âm vực của các em khá rộng, các em càng lớn âm sắc càng ổn định, âm vực giọng mở rộng dần.
Khi đã xác định được tầm cữ giọng của học sinh thì giáo viên tiến hành cho học sinh luyện thanh.
	Dưới đây là một số mẫu luyện thanh cơ bản với mẫu âm trong quãng 3, đây là những bài học cơ bản để học sinh làm quen với luyện thanh, các bài học được thực hiện như sau.
	+ Chuẩn bị tư thế đứng hát vững vàng, tự nhiên.
	+ Hát với nhịp độ vừa phải không vội vàng.
	+ Hát với âm lượng vừa phải không cố gắng hát to quá.
	+ Hát chụm để âm thanh phát ra có cộng hưởng, âm thanh phát ra sáng, gọn, rền.
	+ Hát giai điệu câu luyện thanh theo tên nốt chính xác.
	+ Tập bậm môi, lưỡi khi hát các phụ âm khi hát các phụ âm và mở khẩu hình theo các nguyên âm, khi hát các từ: ma, mê, mi
	+ Tập hít hơi bằng mũi một cách nhẹ nhàng, lấy vào đủ hơi để hát trôi chảy từng nhịp một
Bài tập1:
 &=2===T======S==!====b======!===T======S==!=====R====:==="
 Mi mi mi Ma ma ma
 Mi rê đồ Mi rê đồ 
Bài tập2: 
&==2===R===S===T===S==!===b=====!===R===S===T===S==!====R====:==="
 Mi mà
 Đồ rê mi rê đồ Đồ rê mi rê đồ
Bài tập3:
&=3==R===S===T===S===T===S==!==R===S===T===S===T===S==!====b=====:======"
 La la
 Đồ rê mi rê mi rê Đồ rê mi rê mi rê đồ
	Sau khi tiến hành luyện thanh, giáo viên chia bài hát thành từng câu ngắn để các em có đủ hơi và không mệt khi tập, sau đó hướng dẫn các em đọc lời ca kết hợp gõ đệm theo tiết tấu. Đây là bước đệm để HS cảm nhận được tiết tấu của bài hát.
Tiếp theo, giáo viên hát mẫu từng câu rồi cho các em hát lại, sau khi hát mỗi câu chừng 2-3 lần giáo viên có thể đàn lại giai điệu để cho các em lắng nghe thêm một lần nữa trước khi tập những câu hát tiếp theo. Dạy hát từng câu theo lối móc xích cho đến khi hết bài rồi quay lại từ đầu cho đến hết bài. Dạy từng câu liên tiếp sẽ giúp học sinh nhận biết trọn vẹn bài hát, việc gọt giũa, trau chuốt nên dành đến khi luyện tập, củng cố.
	Trong quá trình học hát giáo viên phải giúp học sinh phân biệt sự khác nhau giữa hát và nói, khi hát phải dùng sức nhiều hơn, âm thanh khi được phát ra phải có độ ngân ở mỗi âm đều vang lên nhẹ nhàng nhưng rất rõ và đẹp.Có thể dùng đàn kết hợp nhưng chỉ nên đàn giai điệu sau khi đã được nghe hát mẫu và đệm theo khi học sinh đã thuộc bài. Lưu ý: đàn không thể trực tiếp giúp các em về mặt xử lý âm thanh, tiếng hát như sự du dương của âm thanh, chất lượng phát âm, nhả chữ vì đó là những kỹ năng tập hát mà đàn không thể hiện được.
	Hướng dẫn hát kết thúc bài là một yêu cầu rất quan trọng. Thông thường khi hát đến câu cuối và tiếng cuối cùng của bài hát các em ngắt giọng ngay. Đó là một thói quen cần khắc phục ngay, phải hát câu cuối cùng của bài thật đầy đủ, chú trọng đến âm kết, để câu kết thúc được rõ ràng, đậm nét, có tác dụng mạnh đến tình cảm và nhận thức của chính bản thân người hát và người nghe.
Khi dạy hát giáo viên không nên hát cùng học sinh. Lúc các em tái hiện các câu hát là lúc giáo viên tạm nghỉ ngơi, tích cực bằng cách lắng nghe để phát hiện các em hát sai, kịp thời chỉ ra và sửa chữa.
	Hát sai có thể do các nguyên nhân như: thiếu tập trung chú ý, âm vực giọng của các em còn chưa phát triển, chưa biết phối hợp giữa thính giác và giọng hát thiếu mạnh dạn, rụt rè, không tự tin và không tích cực, nhiệt tình tham gia học hát, đôi khi có thể do khuyết tật bẩm sinh như tai nghe kém, cấu tạo thanh đới không bình thường. Có em chỉ tách riêng khi hát sai những khi hát cùng với tập thể thì hát đúng, em đó cần có chỗ dựa vào giọng hát của bạn hoặc tiếng đàn Việc sửa chữa hát sai cho học sinh tuỳ theo từng nguyên nhân giáo viên phải luôn khích lệ, động viên các em tuyệt đối không nên làm cho các em bi quan, nghĩ rằng mình không thể hát đựơc và không thể hát đúng. để tránh hát sai không nên để học sinh hát sai mới sửa, có một vài biện pháp như sau:
	- Dự kiến trước những chỗ các em dễ hát sai: Xây dựng cho học sinh thói quen biết im lặng lắng nghe và biết khi nào là hát chính xác. Hướng dẫn các em tập hát đúng ngay từ khi bắt đầu. Khi học sinh đã tiếp thu sai thì giáo viên phải phân tích diễn giải âm thanh sai, đúng rồi thị phạm bằng cách hát mẫu 2- 3 lần.
*. Luyện tập, củng cố, biểu diễn bài hát (bước 7)
	Việc này không chỉ còn giúp học sinh thuộc bài hát, hát chính xác mà còn giúp học sinh thể hiện tình cảm, sắc thái của bài và một số yêu cầu khác. phần củng cố được lặp đi lặp lại nhiều lần càng giúp cho việc cảm thụ bài hát nắm vững các phương tiện biểu diễn âm nhạc và năng lực âm nhạc của các em được nâng lên dần dần. Trong phần củng cố ôn luyện có thể thực hiện một vài trong nhiêù công việc như sau:
	- Hát đúng nhịp độ quy định của bài, những chỗ cần hát nhanh dần, chậm dần, ngân tự do
	- Phát âm rõ các âm tiết, các từ trong lời ca.
	- Lấy hơi và ngắt hơi đúng chỗ.
	- Hát hoà giọng và hát đồng đều.
	- Tập hát cùng với phần đệm nhạc cụ có nhạc dạo.
	- Tìm hiểu sâu hơn về nội dung bài hát.
	- Hát kết hợp với vỗ tay hoặc gõ đệm theo nhịp, phách hay theo tiết tấu lời ca của bài hát. Mỗi bài hát được xây dựng trên từng dạng âm hình tiết tấu khác nhau. Vì thế, tập vỗ tay hoặc gõ đệm theo có tác dụng củng cố về nhịp, phách, tiết tấu sẽ có ích khi vận dụng để học tập.
- Tập hát theo lối hát đối đáp (hát nối tiếp) hoặc hát có lĩnh xướng và đồng ca.
- Hát kết hợp vận động, phụ hoạ (múa đơn giản).
Kết quả của việc học hát được đánh giá rõ nhất thông qua một hoạt động cụ thể là trình bày, biểu diễn bài hát. Tập biểu diễn bài hát giúp học sinh mạnh dạn, tự tin hơn có ý thức cố gắng trong quá trình học tập để có thể biểu diễn được.
	Việc biểu diễn có thể tiến hành dưới hình thức hát cá nhân, song ca, tam ca, tốp ca, đồng ca. Giờ học hát là dịp để các em tập biểu diễn, tập làm quen với việc hát trước mọi người,qua đó tự khẳng định mình và đồng cảm với sự hưởng ứng của tập thể lớp.
2.3.2. Một số biện pháp thực hiện:
*. Biện pháp 1: Biện pháp trực quan
Đây là biện pháp hiệu quả nhất về cả nội dung và hình thức. Các đồ dùng được sử dụng trong giờ học hát là: Đàn phím điện tử, đài đĩa, đầu video, tranh ảnh, máy chiếuMục đích của việc sử dụng giáo cụ trực quan là tạo nên các âm thanh hình ảnh trực tiếp, tác động vào quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh góp phần hỗ trợ các em dễ dàng lĩnh hội tri thức. Biện pháp này giúp các em nhận thức về môn học nhẹ nhàng và đơn giản hơn nhưng lại rất hiệu quả. Trong thời kì công nghệ thông tin phát triển như hiện nay thì việc sử dụng công nghệ thông tin phục vụ cho giảng dạy là điều có thể thực hiện được. Giáo viên nên sử dụng máy chiếu đa năng, máy tính, để truyền tải những hình ảnh và âm thanh giúp cho bài giảng của giáo viên thêm sinh động, gây được hứng thú đối với HS. 
	+ Xem băng hình trong và ngoài giờ học. 
Thông thường trong giờ học hát, chúng ta vẫn thường áp dụng phương pháp truyền thống là: giáo viên hát mẫu sâu đó dạy từng câu theo lối móc xích cho đến hết bài. Điều này làm cho học sinh đôi khi nhàm chán. Việc cho học sinh xem băng hình nhằm mục đích gợi sự hào hứng cho học sinh, làm các em thích hát và diễn xuất tốt hơn. Sau khi học xong bài hát, xem băng hình sẽ củng cố cho các em lời ca, giai điệu của bài hát, giúp các em sáng tạo cho mình phong cách biểu diễn tốt hơn. 
*. Biện pháp 2: Thực hành thể hiện bài hát bằng cách phân chia thành nhiều thể loại.
Các bài hát của học sinh Tiểu học được biên soạn khá phong phú và đa dạng, mỗi loại mang một đặc trưng nhất định, liên quan đến yếu tố diễn tả âm nhạc. Có những bài hát mang khí thế mạnh mẽ, lại có những bài sôi nổi, hóm hỉnh, vui nhộn. Các bài hát đó được phân chia chủ yếu ở các thể loại: hành khúc, trữ tình, bài hát vui tươi.
+Biện pháp thể hiện bài hát hành khúc
Đây là loại bài hát có đặc điểm chung là nhịp độ vừa phải, hợp với bước đi khoẻ khoắn, rắn rỏi. Giáo viên dạy học sinh thể hiện đúng tính chất của những bài hát này nhưng cũng không quá rập khuôn, cứng nhắc. Dưới đây tôi xin lấy ví dụ bài hát: "Thiếu nhi thế giới liên hoan".
Bài hát “Thiếu nhi thế giới liên hoan” do nhạc sĩ Lưu Hữu Phước sáng tác. Bài hát có lời ca hồn nhiên, trong sáng, nói về tình hữu nghị của trẻ em trên toàn thế giới.
Khi dạy hát, giáo viên hướng dẫn học sinh hát thể hiện tính chất mạnh mẽ của nhịp đi, tình cảm rắn rỏi, quyết tâm nhưng phải mềm mại những từ có luyến ở ô nhịp thứ 11, tư thế đứng vững chắc, có thể vừa hát vừa kết hợp đánh nhịp nhẹ nhàng.
+ Biện pháp thể hiện bài hát trữ tình
Bài hát trữ tình điển hình ở giai điệu mượt mà, du dương, êm ái, sâu lắng.Trong chương trình Âm nhạc lớp 4 các em có 3 bài hát được viết ở loại bài hát trữ tình, đó là bài: “Bạn ơi lắng nghe”, “Cò lả” và bài “Bàn tay mẹ” 
 Khi dạy hát, giáo viên hướng dẫn học sinh hát thể hiện bài hát theo cảm xúc yêu thương trìu mến một cách tự do, không gò bó với âm thanh trong sáng, mềm mại.
+ Biện pháp thể hiện bài hát vui:
Các bài hát vui, giai điệu thường có tính chất vui vẻ, rộn ràng, dí dỏm,. Có khi mô phỏng tiếng cười, tiếng chim hótNhững bài hát vui thường có tốc độ nhanh, thể hiện sự náo nhiệt sôi nổi bằng âm thanh trong sáng, gọn, trôi chảy.
Chương trình Âm nhạc lớp 4 có 6 bài hát ở dạng này. Đó là các bài hát:
1. Em yêu hoà bình
2. Trên ngựa ta phi nhanh.
3. Khăn quàng thắm mãi vai em.
4. Chúc mừng
5. Chim sáo.
6. Chú voi con ở Bản Đôn. 
Ở những bài hát này, giáo viên có thể tổ chức biểu diễn dưới nhiều hình thức khác nhau giúp học sinh cảm thấy hứng thú, giờ học sinh động hơn. Ngoài ra giáo viên có thể cho các em tổ chức thành các nhóm hát đối đáp, tổ chức thi biểu diễn bài hát để chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.
*. Biện pháp thứ 3: Biện pháp giảng dạy mang tính hệ thống liên tục
Đây là phương pháp đảm bảo một trong 8 nguyên tắc dạy học của nhiều nhà giáo dục vĩ đại. Những kiến thức mà người giáo viên cung cấp cho học sinh là một loạt những kiến thức khác nhau nhưng phải đảm bảo sự sâu chuỗi một cách hệ thống. Dạy học cái gì trước, cái gì sau, cái dễ đến cái khó, cái đơn giản đến cái phức tạp như vậy, mới tránh lộn xộn, làm cho 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_g.doc
Giáo án liên quan