Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 tăng nhanh vốn từ và hiểu nghĩa từ khi học môn Tiếng Việt
TÓM TẮT NỘI DUNG SÁNG KIẾN
Sau khi rời bàn tay chăm sóc của các cô mẫu giáo cũng như sự chăm chút của ông bà, cha mẹ. Trẻ 6 tuổi bước vào một giai đoạn mới là được đi học và vào học lớp Một tại các trường Tiểu học. Bước đầu học chữ, học đọc, học viết nên trẻ còn nhiều bỡ ngỡ và tiếp thu kiến thức thật khó khăn. Trẻ phải biết và nói lên được những yêu cầu cần thiết của một bài học, từ đó nhìn vào âm – vần – tiếng trẻ đọc lên đúng âm – vần – tiếng giáo viên dạy và cũng từ đây trẻ sẽ hiểu thêm được từ – câu – khổ thơ - bài văn. Với những yêu cầu ngày càng cao đòi hỏi học sinh lớp Một phải nắm bắt được kiến thức một cách vững vàng để biến kiến thức đó thành kĩ năng, kĩ xảo trong môn Tiếng Việt. Cũng vì muốn học sinh học thật tốt môn học này, nên việc giúp trẻ tăng thêm vốn từ hiểu nghĩa từ và tiến tới dùng từ chính xác tạo nền tảng vững chắc cho việc học lên những lớp trên là việc làm khó khăn mà người giáo viên dạy lớp Một phải trải qua và khắc phục.
Chúng ta phải công nhận tiếng Việt rất giàu và đẹp. Lời hay ý đẹp đã có sẵn trong Tiếng Việt và ngày càng phát triển. Chúng ta không lấy thế làm thoả mãn mà cần có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
Việc giúp học sinh lớp Một tăng nhanh vốn từ, hiểu nghĩa từ và tiến tới nói đúng, nói hay là vô cùng cần thiết. Vì nhờ đó mà các em sẽ không gặp khó khăn khi học môn Luyện từ và câu, Tập làm văn ở các lớp học trên.
Muốn phát triển ngôn ngữ của trẻ nhất là học sinh cấp Tiểu học thì phải thông qua các hoạt động tập thể, điều kiện và môi trường sống. Các hoạt động ngày càng phong phú và đa dạng thì vốn hiểu biết của trẻ càng rộng. Hình thức để ta tăng vốn từ cho học sinh một cách nhanh chóng và tốt nhất là thông qua hoạt động dạy học. ở tất cả các môn học, người giáo viên cần chú ý rèn luyện cho các em biết dùng đúng từ, chọn lời hay ý đẹp để sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, từ đó từng bước nâng cao vốn hiểu biết của trẻ.
n có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Việc giúp học sinh lớp Một tăng nhanh vốn từ, hiểu nghĩa từ và tiến tới nói đúng, nói hay là vô cùng cần thiết. Vì nhờ đó mà các em sẽ không gặp khó khăn khi học môn Luyện từ và câu, Tập làm văn ở các lớp học trên. Muốn phát triển ngôn ngữ của trẻ nhất là học sinh cấp Tiểu học thì phải thông qua các hoạt động tập thể, điều kiện và môi trường sống. Các hoạt động ngày càng phong phú và đa dạng thì vốn hiểu biết của trẻ càng rộng. Hình thức để ta tăng vốn từ cho học sinh một cách nhanh chóng và tốt nhất là thông qua hoạt động dạy học. ở tất cả các môn học, người giáo viên cần chú ý rèn luyện cho các em biết dùng đúng từ, chọn lời hay ý đẹp để sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, từ đó từng bước nâng cao vốn hiểu biết của trẻ. Đối tượng học sinh của tôi ở đây là học sinh lớp Một. Ở lứa tuổi này khả năng tập trung chú ý của trẻ chưa cao, tư duy chưa phát triển nên việc bồi dưỡng vốn từ cho các em ở giai đoạn này rất khó khăn. Để giải quyết khó khăn ban đầu đấy thì trong hoạt động dạy học của mình, tôi đã sử dụng một số biện pháp để giúp trẻ tăng thêm vốn từ, hiểu nghĩa từ để tiến tới dùng từ sinh động và chính xác, tạo đà cho những năm học sau. Vì vậy để nâng cao chất lượng dạy học cũng như cho học sinh lớp 1 tăng nhanh vốn từ và hiểu nghĩa từ, tôi chọn đề tài Mét sè biÖn ph¸p gióp häc sinh líp 1 t¨ng nhanh vèn tõ vµ hiÓu nghÜa tõ khi häc m«n TiÕng ViÖt. PHẦN II MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1.Nội dung chương trình và thực trạng về việc dạy học Tiếng Việt ở lớp 1 1.1 Chương trình Tiếng Việt lớp 1: - Âm và chữ cái: gồm 28 bài - Học vần: gồm 75 bài - Tập đọc: Học theo chủ điểm từ tuần 25 đến hết năm học. 1.2. Thực trạng về việc dạy học Tiếng Việt ở lớp 1 Qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy lớp 1 và trao đổi với đồng nghiệp tôi nhận thấy rằng: Khả năng ghi nhớ của đa số các em là rất chậm, trong khi đó tất cả các bài học của các em đều là mới mẻ. Trong quá trình lên lớp, mặc dù giáo viên đã hết sức cố gắng giúp học sinh nắm được các kiến thức như tên âm, vần, chữ cái,, song chỉ sang tiết học sau có khi các em lại quên nhất là những chữ ghép. Kinh nghiệm cho tôi thấy, nếu cứ rèn học sinh một chiều thì rất khó. Phải rèn học sinh thông qua các mẹo vặt hay bằng trực quan cụ thể thì sẽ mang lại hiệu quả cao. 2. Cách giải quyết: 2.1. Giai đoạn 1: Giai đoạn trẻ bắt đầu học âm và chữ cái: Muốn học sinh chóng biết đọc thì người giáo viên cần phải biết kết hợp với cha mẹ học sinh kèm cặp, giúp đỡ trẻ nhanh chóng thuộc tất cả những chữ cái đã học. Phân biệt được nguyên âm, phụ âm và thanh điệu để làm cơ sở cho việc xây dựng tiếng mới, từ mới. Sau đó học sinh biết ghép phụ âm với nguyên âm rồi thanh điệu để tích luỹ vốn từ cho mình. Để giúp các em hiểu, dễ dàng tìm ra được nhiều tiếng mới, tôi hướng dẫn các em thông qua bảng ghép tiếng. Bảng 1: Gồm 16 con chữ ghi phụ âm đầu (b, v, l, h, c, n, m, d, đ, t, x, s, r, k, p, g) viết ở cột dọc đầu tiên phía bên trái. Phía trên đầu 6 cột dọc còn lại ghi các thanh (“ngang” – không dấu “sắc”, “huyền”, “nặng”, “hỏi”. “ngã”). Thanh Âm đầu \ / . ? ~ b ... . . ... ... v ... . . ... ... l ... . . ... ... . Bảng 2: Gồm các phụ âm đầu được ghi bằng 2, 3 con chữ (th, ch, kh, ph, nh, gh, qu, ng, ngh, tr) được ghi ở cột dọc, và 6 cột ghi thanh như ở bảng 1 Thanh Âm đầu \ / . ? ~ th ... . . ... ... ch ... . . ... ... kh ... . . ... ... . Hai bảng này tôi làm lấy và để dùng cho nhiều năm. Tôi có thể sử dụng để các em chơi trò chơi học tập hoặc củng cố bài vừa học. Ví dụ: ở bảng 1. Khi học bài âm: i – a các em sẽ ghép được rất nhiều tiếng từ đơn. Thanh Âm đầu \ / . ? ~ b ba bà bá bạ bả bã v vi vì ví vị vỉ vĩ . Khi ghép được các tiếng mới rồi thì các em rất chóng thuộc bài, nhanh biết đọc và viết đúng chính tả. Trên cơ sở các tiếng đơn đó, học sinh sẽ ghép các tiếng đã học với các tiếng vừa xây dựng được để thành từ bằng cách sử dụng bộ đồ dùng thực hành tiếng Việt. Qua việc làm này học sinh sẽ có được vốn từ phong phú. Ví dụ: bà ba con bò ba sa quần bò ba lô bò bò gạo ba số ba sữa bò ba má bò lê bò càng ba ba ........ ........ Đối với một số từ còn khó hiểu đối với học sinh tôi giảng giải nghĩa từ thật ngắn gọn để giúp các em hiểu và sử dụng từ tốt. Ở đây giáo viên có rất nhiều hình thức sử dụng để giảng giải nghĩa từ cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ như: dùng tranh minh hoạ, đồ dùng trực quan, hành động, lời nói, ... Ví dụ: Từ “ba ba” tôi dùng tranh minh hoạ Từ “ba lô” sử dụng vật thật Từ “số ba” tôi viết chữ số ba dưới nhóm ba đồ vật để minh hoạ Từ “bò lê bò càng” là một thành ngữ ý chỉ đánh đau đến nỗi phải bò, phải lê (dùng cả chân và tay để di chuyển). Từ đó giúp các em hiểu từ và nhận biết các đồ vật chính xác qua từ. Với các âm g – gh, ng – ngh, c- k tôi hướng dẫn các em năm vững luật chính tả khi sử dụng để ghép tiếng, ghép từ. Ví dụ: g gh ng a, o, ô, ơ, u, ư ngh e, ê, i, (y) c k Trên cơ sở luật chính tả đó khi gặp một số từ như: nghi ngờ – kì cọ ghế gỗ – nghô nghê Các em sẽ không viết sai lỗi chính tả và dùng từ một cách chính xác hơn. 2.2.Giai đoạn 2: Đây là lúc trẻ chuyển sang học vần Khi việc tìm ra tiếng và từ mới của học sinh đã thành thạo và thành kĩ năng rồi thì sang phần vần các em tìm từ mới khá nhanh và tiết học diễn ra sinh động hơn. Các em sẽ thi nhau tìm và phát hiện ra nhiều từ mới kể cả học sinh trung bình ở lớp. Qua thực tế đó vốn từ ngữ của các em sẽ rất nhiều và phong phú. ở giai đoạn này, giáo viên cũng có thể sử dụng phương pháp dùng bảng ghép như ở trên: Ghép âm đầu với các vần rồi thanh điệu. Nhưng hiệu quả sẽ không cao và không phát huy được trí lực của học sinh. Muốn đạt được kết quả cao trong bài học thì ta có thể thay bằng việc giải quyết các bài tập Tiếng Việt dưới dạng trò chơi học tập để học sinh tự ghép và viết được các từ (giáo viên phải đầu tư suy nghĩ để đưa ra trò chơi hợp lí, phù hợp với đối tượng học sinh). Ví dụ: Khi dạy bai vần: uê - uy, tôi đưa ra dạng bài sau để học sinh chơi. Nối âm với vần để thành tiếng có nghĩa. th r uê ng t uy kh Trên cơ sở đó học sinh phải suy nghĩ để tìm được tiếng có nghĩa trong thực tế, rồi giáo viên sẽ dẫn dắt các em ghép thêm dấu thanh để được các từ mới khác nữa. Theo cách ghép này các em sẽ tìm được nhiều từ hay, có nghĩa. Từ đó, các em có vốn từ phong phú để áp dụng cho việc học tốt môn Tiếng Việt ở các lớp trên. Ví dụ: Các em có thể tìm được như: thuê nhà, ruy băng, đóng thuế, nguy hiểm, tuy nhiên, ma tuý, khuy áo, tuỳ ý,tuỷ sống, tận tuỵ, nguỵ trang... Trong quá trình học sinh ghép tiếng mới, từ mới nếu gặp những từ không bình thường, thiếu văn hoá hoặc không có trong thực tế thì giáo viên cần uốn nắn ngay cho trẻ để các em biết chọn từ đúng, hay khi sử dụng. 2.3. Giai đoạn 3 Giai đoạn tập đọc Chuyển sang giai đoạn tập đọc thì việc tìm từ đã ở mức đòi hỏi cao hơn. Ngoài việc giúp học sinh hiểu để tiến tới rèn đọc lưu loát, diễn cảm các bài tập đọc sách giáo khoa thì giáo viên dần dần hướng dẫn các em bước đầu tìm những từ cùng nghĩa và từ gần nghĩa hay trái nghĩa (ở mức độ dễ). Ở đây giáo viên có thể sử dụng tranh minh hoạ để học sinh dễ tư duy và phát huy được tính tích cực của nhiều học sinh. Ví dụ: Khi dạy bài tập đọc: “Sau cơn mưa” Qua việc đưa tranh minh hoạ khi giảng bài của giáo viên, học sinh hiểu: sau trận mưa rào, bầu trời, mặt đất, mọi vật đều tươi đẹp. Vậy khi học sinh xem tranh cảm thụ được vẻ đẹp và nội dung tranh rồi, tôi rèn cho học sinh và hướng dẫn các em chú ý vào từ mà tôi định cho các em khai thác thêm. cụ thể trong câu: “Những đoá râm bụt thêm đỏ chói” Tôi rút ra từ: “đỏ chói” và yêu cầu các em tìm những từ cùng nghĩa và gần nghĩa (hay những từ chỉ các sắc độ khác nhau của màu đỏ). Các em sẽ tìm được rất nhiều từ như: đỏ thắm, đỏ bừng, đo đỏ, đỏ au, đỏ tía, đỏ ửng, đỏ rực, đỏ tươi, đỏ lựng, đỏ quạch... Sau đó các em có thể diễn đạt lại màu đỏ của hoa râm bụt theo cảm nhận của mình. Ví dụ: “đỏ chói” có thể thay bằng các từ khác như: đỏ rực - đỏ thắm - đỏ tươi... để diễn đạt theo ý hiểu của mình. Đây cũng là cơ sở giúp cho các em có vốn từ phong phú khi luyện nói câu, tập đặt câu chứa tiếng có vần đã học sau này. Ở trình độ học sinh lớp Một tuỳ theo khả năng của các em để tìm được nhiều hay ít từ. Nếu cần giáo viên có thể đưa ra để bổ sung cho các em theo tính chất để nâng cao sự hiểu biết của các em. Tuy nhiên, khi học sinh đưa ra từ ngữ khó hiểu thì giáo viên phải có đủ kiến thức và tầm hiểu biết rộng để giải đáp cho các em (nếu cần). Ví dụ: - Học sinh tìm được từ mới có vần uê là: “khuê phòng” thì giáo viên có thể giải đáp cho học sinh một cách dễ hiểu: Đó là phòng giành cho các cô tiểu thư con nhà giàu có, quan lại ở thời phong kíên ngày xưa (nay đã ít dùng từ này). - Từ “sĩ số”: là từ Hán – Việt (sĩ: học trò; số: số lượng) – số học trò... PHẦN III: Kết luận Qua một số cách làm trên và kết hợp với các biện pháp rèn đọc – luyện viết cho các em, tôi đã giúp các em có sự hiểu biết và vốn từ khá phong phú. Chính vì vậy, tôi đã thu được một số kết quả chủ yếu trong dạy học như sau: Theo đúng phân phối chương trình thì khoảng giữa học kì 2 mới học hết phần vần. Nhưng đến cuối học kì 1, 90% học sinh lớp tôi đã biết đọc thông thuộc và thành thạo các bài tập đọc, mẩu chuyện ngắn và báo Hoạ Mi. Kết quả kiểm tra cuối học kì một cũng luôn đạt kết quả cao. Số lượng từ, từ mới được bổ sung trong tiết học đã giúp các em tăng vốn
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_1_t.doc