Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học văn bản Truyện hiện đại Việt Nam - Ngữ văn 9 theo định hướng phát triển năng lực học sinh
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Việc đổi mới phương pháp dạy học ngữ văn vẫn đang là một vấn đề quan trọng có tính thời sự được nhiều cấp học, bậc học quan tâm . Đặc biệt với đề án đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam thì bộ môn ngữ văn cũng phải có bước chuyển mình để đáp ứng xu thế đó. Dạy học các văn bản truyện hiện đại Việt Nam - Ngữ văn lớp 9 chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình. Từ các văn bản học sinh sẽ có những ngữ liệu để khai thác những kiến thức thuộc phân môn: Tiếng Việt và Tập Làm Văn. Đồng thời nắm vững về tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam sẽ rất hũu ích để các em làm tốt kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. Giúp các em đạt kết quả cao trong các kì thi đặc biệt kì thi vào THPT sắp tới.
Vậy Làm thế nào để dạy các văn bản truyện hiện đại Việt Nam thành công, phát huy được năng lực của học sinh. Trước hết tôi nghiên cứu các văn bản pháp quy của ngành, căn cứ vào thực trạng dạy học ngữ văn của nhà trường, mạnh dạn phân tích nguyên nhân, để tìm ra những giải pháp phù hợp. Trong sáng kiến này tôi đã so sánh đối chiếu kết quả trước và sau khi áp dụng các biện pháp và đã có những chuyển biến tích cực trong việc phát huy tốt năng lực của học sinh, hiệu quả dạy học được nâng lên rõ rệt.
ing to know), Học để làm (Learning to do), Học để tự khẳng định (Learning to be) và Học để cùng chung sống (Learning to live together). Đây cũng là mục tiêu cần hướng tới của môn ngữ văn cũng như toàn xã hội. Trước hết phải hiểu rõ khái niệm Năng lực đây là một vấn đề rộng với nhiều định nghĩa khác nhau: Khái niệm năng lực (competency) có nguồn gốc tiếng La tinh “competentia „. “ Năng lực là sự tích hợp các kĩ năng tác động một cách tự nhiên lên các nội dung trong một loại tình huống cho trước để giải quyết những vấn đề do những tinh huống này đặt ra „ (Theo Xavier Roegiers – Làm thế nào để phát triển các năng lực nhà trường). Hoặc như GS. TS Đinh Quang Báo lấy dấu hiệu từ các yếu tố tạo thành khả năng hành động “ Năng lực là khả năng vận dụng những kiến thức kinh nghiệm , kỹ năng , thái độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình huống đa dạng của cuộc sống „ (Hội thảo đổi mới chương trình SGK – Bộ Giáo dục tổ chức 10- 12/12/2012 tại Hà Nội) -Trong giáo dục Theo định hướng năng lưc học sinh quan trọng là xác định rõ những năng lực cần có và có thể phát triển trong dạy học .Trong đó gồm năng lực chung có thể phát triển ở các môn học khác nhau và năng lực riêng Theo quan điểm của các nhà sư phạm nghề Đức, cấu trúc chung của năng lực hành động được mô tả là sự kết hợp của 4 năng lực thành phần sau: Các thành phần cấu trúc của năng lực Năng lực chuyên môn (Professional competency): Năng lực phương pháp (Methodical competency): Năng lực xã hội (Social competency): Năng lực cá thể (Induvidual competency): Từ cấu trúc của khái niệm năng lực cho thấy giáo dục định hướng phát triển năng lực không chỉ nhằm mục tiêu phát triển năng lực chuyên môn bao gồm tri thức, kỹ năng chuyên môn mà còn phát triển năng lực phương pháp, năng lực xã hội và năng lực cá thể. Những năng lực này không tách rời nhau mà có mối quan hệ chặt chẽ. Năng lực hành động được hình thành trên cơ sở có sự kết hợp các năng lực này. -Trước hết là nhóm năng lực cốt lõi chung: Năng lực cốt lõi Nhóm NL làm chủ và PT bản thân Nhóm NL quan hệ xã hội Nhóm năng lực công cụ Năng lực tự học Năng lực giải quyết vấn đề Năng lực sáng tạo Năng lực tự quản lý Năng lực giao tiếp Năng lực hợp tác Năng lực Sử dụng CN-TT Năng lực sử dụng ngôn ngữ Năng lực tính toán Nhóm NL làm chủ và PT bản thân Nhóm NL quan hệ xã hội Phát triển cho học sinh những năng lực chuyên biệt: Năng lực giao tiếp Nghe đọc Nói, viết Tiếp nhận văn bản Tạo lập văn bản Năng lực đọc hiểu Năng lực tập làm văn Qua bài giảng ngữ văn phải giúp học sinh hình thành những phẩm chất: (1) Yêu gia đình, yêu quê hương, đất nước. (2) Nhân ái khoan dung. (3) Trung thực, tự trọng, chí công vô tư. (4) Tự lập tự tin, tự chủ, có tinh thần vượt khó. (5) Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước với nhân laoij và môi trường tự nhiên. (6) Thực hiện nghĩa vụ đạo đức, tôn trọng chấp hành kỉ luật, pháp luật. Để hình thành được những phẩm chất năng lực đó trong môn ngữ văn thì nhất thiết phải cải tiến phương pháp dạy học. Tuy nhiên để đổi mới giảng dạy tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam để phát triển năng lực cho học sinh không chỉ đổi mới mục tiêu bài giảng mà còn phải cải tiến phương pháp dạy học. 4.2. Cải tiến các phương pháp dạy học 4.2.1. Cải tiến phương pháp dạy học truyền thống: Các phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình đàm thoại, luyện tập luôn là những phương pháp quan trọng trong dạy học . Đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là loại bỏ các phương pháp dạy học truyền thống quen thuộc mà cần bắt đầu từ việc cải tiến nâng cao hiệu quả và khắc phục những nhược điểm của chúng. Để nâng cao hiệu quả của các phương pháp dạy học này người giáo viên cần nắm vững những yêu cầu và sử dụng thành thạo các kỹ thuật của chúng trong việc chuẩn bị cũng như tiến hành bài lên lớp . Chẳng hạn như kỹ thuật mở bài, kĩ thuật trình bày giải thích trong thuyết trình, kĩ thuật đặt các câu hỏi và xử lý các câu trả lời trong đàm thoại : Ví dụ : Khi vào bài “Lặng lẽ Sapa „ – Ngữ Văn 9. Giáo viên mở bài bằng cách cho học sinh quan sát bản Đồ Tự nhiên Việt Nam và vị trí của SAPA. Học sinh lên bảng xác định theo yêu cầu của giáo viên: Cách vào bài này vừa rèn cho học sinh năng lực quan sát, năng lực sử dụng công nghệ thông tin.. tạo hứng thú và trải nghiệm thực tế cho học sinh tiếp cận bài mới một cách tự nhiên nhất. Minh họa cụ thể giáo án 1.2 phụ lục. 4.2.2: Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học: Không có một phương pháp dạy học nào hoàn toàn phù hợp với mọi mục tiêu và nội dung dạy học. Mỗi phương pháp hình thúc có một ưu nhược điểm riêng vì vậy việc phối hợp các phương pháp và hình thúc dạy học là phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực và nâng cao chất lượng dạy học. Dạy toàn lớp , dạy theo nhóm, nhóm đôi và dạy học các thể là những hình thúc cần kết hợp với nhau. Chẳng hạn, khi học về văn bản Lặng lẽ Sa Pa Ngữ văn 9 có thể tổ chức các góc: Viết bài luận, sáng tác thơ nhạc, vẽ tranh, xem băng hình, thảo luận... về nội dung liên quan đến bài học. Ví Dụ: Minh họa giáo án 1,2 - Phụ lục. 4.2.3: Thực hiện dạy học tích hợp, liên môn: Theo ThS Đỗ Thu Hà dạy học tích hợp là tổ chức nội dung dạy học sao cho học sinh có thể huy động nội dung, kiến thức, kĩ năng cần thiết thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đó hình thành kiến thúc kĩ năng cho học sinh, hình thành các năng lực cần thiết. Trước hết, các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp, liên môn giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn. Nói một cách ngắn gọn, dạy học tích hợp là định hướng dạy học trong đó giáo viên tổ chức, hướng dẫn để học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, đời sống; thông qua đó hình thành những kiến thức, kĩ năng mới; phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống. Tuy nhiên tích hợp trong môn ngữ văn không chỉ là sự tích hợp ba phân môn Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn mà học sinh còn biết vận dụng những kiến thức tổng hợp những hiểu biết về ngôn ngữ, văn học, lịch sử, địa lý, phong tục, vốn sống, vốn tri thức và kinh nghiệm của bản thân. Điều này cũng thể hiện rõ một trong những nhiệm vụ môn học là cá thể hóa người học. Dạy học theo quan điểm liên môn có ba mức độ: ở mức độ thấp, giáo viên nhắc lại tài liệu, sự kiện, kĩ năng các môn có liên quan, cao hơn đòi hỏi học sinh nhớ lại và vận dụng kiến thức đã học của các môn học khác, và cao nhất đòi hỏi học sinh phải độc lập giải quyết các bài toán nhận thức bằng vốn kiến thức đã biết, huy động các môn có liên quan theo phương pháp nghiên cứu. - Dạy học vận dụng kiến thức liên môn giúp cho giờ học sẽ trở nên sinh động hơn, vì không chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham gia vào quá trình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực của học sinh. - Dạy học liên môn cũng góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học sinh. Tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận tức là khi xem xét một vấn đề phải đặt chúng trong một hệ quy chiếu, từ đó mời có thể nhận thức vấn đề một cách thấu đáo. Ví Dụ: Minh họa giáo án 1,2- Phụ lục. 4.2.4: Thực hiện dạy học giải quyết vấn đề: Dạy học giải quyết vấn đề ( Dạy học nêu vấn đề) là quan điểm dạy học nhằm phát triển năng lực tư duy khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề. Học được đặt trong một tình huống có vấn đề đó là tình huống chứa đựng mâu thuẫn nhận thức thông qua việc giải quyết vấn đề giúp học sinh lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phương pháp nhận thức. Dạy học giải quyết vấn đề là con đường cơ bản để phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh. Trong Tác phẩm truyện có rất nhiều vấn đề đặt ra về cuộc sống, con người... Vì Vậy kiểu dạy học nêu vấn đề là hoàn toàn phù hợp. Ở kiểu dạy học này giáo viên và học sinh phải chuẩn bị tốt những hoạt động sau: Tiểu sử tác giả Hoàn cảnh ra đời tác phẩm Nghệ thuật đặc sắc Nội dung chủ đề tác phẩm. Để thực hiện tốt giáo viên nên chia thành các hoạt động nhóm để gieo vấn đề. GIÁO VIÊN HỌC SINH 1. Hình thành nhóm 2. Giới thiệu tình huống chứa đựng vấn đề; giới thiệu vấn đề; 3. Thúc đẩy các nhóm; 4. Phản hồi kết quả hoạt động nhóm; 5. Sử dụng các câu hỏi để định hướng các hoạt động của học sinh và đưa ra các gợi ý nếu cần 1. Xác định rõ vấn đề 2. Đề xuất ý tưởng, giải pháp; xác định những kiến thức đã biết, chưa biết để giải quyết vấn đề 3. Tự nghiên cứu, tìm hiểu các thông tin chưa biết 4. Kiểm nghiệm giả thuyết, giải pháp 5. Trình bày kết quả giải quyết vấn đề Ví Dụ: Minh họa giáo án 1,2- Phụ lục. 4.2.5: Thực hiện dạy học tăng cường sử dụng công nghệ thông tin 4.2.5.1. Giáo viên TS Đỗ Ngọc Thống cho rằng “Đã đến lúc nếu không nói là đã quá muộn, cần nghiên cứu và triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở bộ môn ngữ văn một cách rộng rãi, đúng hướng và có hiệu quả”. - Hiện nay việc ứng dụng CNTT giúp giáo viên xây dựng thư viện tư liệu thuận lợi, phong phú, khoa học hơn và không mất nhiều thời gian như trước đây. Việc khai thác tư liệu có thể lấy từ các nguồn : + Khai thác thông tin, tranh, ảnh, tư liệu bài giảng từ mạng Internet + Khai thác tranh ảnh từ sách, tài liệu, báo chí, tạp chí ... Trong quá trình tham khảo sách, báo, tài liệu gặp những tranh, ảnh đặc biệt cần thiết, có thể dùng máy Scan quét ảnh và lưu vào USB, cuối cùng cậ
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_van_ban_truyen_hien_dai_viet_n.doc