Giáo án Ngữ văn 9 - Kỳ II - Tiết 150, 151

 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Mục tiêu chung

 -Tiếp tục hệ thống hóa kiến thức đã học về câu

 - Có ý thức vận dụng các kiến thức kĩ năng đã học vào trong quá trình tạo lập văn bản và giao tiếp.

2.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng

a. Kiến thức

 Hệ thống kiến thức về câu ( Các thành phần câu, các kiểu câu, biến đổi câu) đã học từ lớp 6 đến lớp 9.

b. Kĩ năng

 - Tổng hợp kiến thức về câu.

 - Nhận biết và sử dụng thành thạo những kiểu câu đã học

II. CHUẨN BỊ

GV:Bảng phụ

HS: Đọc và trả lời câu hỏi sgk

III. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC

 

doc6 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2232 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Kỳ II - Tiết 150, 151, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/ 4/2014
Ngày giảng: 10/ 4/2014 
Tiết 150 
Tổng kết về ngữ pháp
 I. Mục tiêu cần đạt	
1. Mục tiêu chung
	-Tiếp tục hệ thống hóa kiến thức đã học về câu
	- Có ý thức vận dụng các kiến thức kĩ năng đã học vào trong quá trình tạo lập văn bản và giao tiếp.
2.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
a. Kiến thức
	Hệ thống kiến thức về câu ( Các thành phần câu, các kiểu câu, biến đổi câu) đã học từ lớp 6 đến lớp 9.
b. Kĩ năng
	- Tổng hợp kiến thức về câu.
	- Nhận biết và sử dụng thành thạo những kiểu câu đã học
II. chuẩn bị
GV:Bảng phụ
HS: Đọc và trả lời câu hỏi sgk
III. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học
 Thông báo, phân tích ngôn ngữ, nêu vấn đề( động não, đặt câu hỏi); thảo luận ( Thảo luận nhóm, giao nhiệm vụ)
IV. Các bước lên lớp
1.Tổ chức( 1’) Lớp 9a:…./ 30; lớp 9b:…./ 26
2. Kiểm tra đầu giờ
Không kiểm tra giành cho giờ ôn tập
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Khởi động
H. Em đã được học các thành phần nào của câu kể tên?
- HS kể tên
- GV dẫn vào bài học
Hoạt động 2: HDHS Ôn tập 
* Mục tiêu 
 - Hệ thống kiến thức về câu ( Các thành phần câu, các kiểu câu, biến đổi câu) đã học từ lớp 6 đến lớp 9
 - Nhận diện các thành phần câu trong một số câu cụ thể.
 - xác định câu đơn, câu đặc biệt, câu ghép
* Cách tiến hành:
H. Kể tên các thành phần chính, thành phần phụ của câu, nêu dấu hiệu nhận biết?
H. Phân tích thành phần của các câu?
H. Kể tên và nêu dấu hiệu nhận biết các thành phần biệt lập của câu?
GV. Treo bảng phụ, nêu yêu cầu bài tập.
H. Những từ ngữ in đậm là thành phần gì?
HS thảo luận nhóm4/ 2' và báo cáo, nhận xét
GVchốt
H. Xác định CN, VN trong các câu đơn sau?
H. Xác định câu đặc biệt?
H. Xác định câu ghép?
H. Chỉ ra các kiểu quan hệ về nghĩa giữa các vế câu đã tìm được ở bài tập 1?
H. Quan hệ về nghĩa giữa các vế câu trong các câu ghép sau đây là quan hệ gì?
H. Tạo các câu ghép chỉ các kiểu quan hệ nguyên nhân, điều kiện, tương phản, nhượng bộ bằng quan hệ từ thích hợp?
1'
40’
25
C. Thành phần câu
I. Thành phần chính và thành phần phụ
 1. Lí thuyết
- Thành phần chính và các dấu hiệu nhận biết:
+ Thành phần chính của câu là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn.
+ Vị ngữ: Là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi: Làm gì? Làm sao? Như thế nào? Hoặc làm gì?
+ Chủ ngữ: Là thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiện tượng có hoạt động, đặc điểm, trạng thái ... được miêu tả ở vị ngữ. Chủ ngữ thường trả lời câu hỏi Ai? Con gì? Cái gì?
- Thành phần phụ và dấu hiệu nhận biết:
+ Trạng ngữ: Đứng đầu câu, cuối câu hoặc đứng giữa chủ ngữ và vị ngữ, nêu lên hoàn cảnh về không gian, thời gian, cách thức, phương tiện, nguyên nhân, mục đích ... diễn ra sự việc nói trong câu.
 Được ngăn cách với nòng cốt câu bằng dấu phẩy.
+ Khởi ngữ:
Vị trí: Thường đứng trước chủ ngữ
Tác dụng: Nêu lên đề tài của câu
Dấu hiệu: Có thể thêm quan hệ từ vê, đối với vào trước khởi ngữ.
2. Bài tập: Phân tích thành phân câu
a. Đôi càng tôi/ mẫm bóng.
 CN VN
b. Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi, mấy
 Trạng ngữ
 người học trò cũ/ đến sắp hàng dưới hiên/ rồi đi vào 
 CN VN1 VN2
lớp.
c. Còn tấm gương = thuỷ tinh tráng bạc, nó /vẫn là 
 Khởi ngữ CN VN
người bạn trung thực, chân thành, thẳng thắn, không hề nói dối, cũng không bao giờ biết nịnh hót hay độc ác.
II. Thành phần biệt lập
 1. Lí thuyết
- Thành phần cảm thán: Được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
- Thành phần tình thái: Được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
- TP gọi đáp: Được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp.
- TP phụ chú: Được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.
* Dấu hiệu nhận biết: Chúng không trực tiếp tham gia vào sự việc được nói trong câu. Chính vì vậy chúng được gọi chung là thành phần biệt lập.
2. Bài tập: Xác định thành phần biệt lập trong các câu.
a. Có lẽ: TP tình thái
b. Ngẫm ra: TP tình thái.
c. Dừa xiêm ..., vỏ hồng ...: TP phụ chú.
d. Bẩm: gọi - đáp
 Có khi: TP tình thái
e. Ơi: gọi - đáp
D. Các kiểu câu
I. Câu đơn
 1. Tìm chủ ngữ - vị ngữ
 a. Những nghệ sĩ / không.......mới mẻ 
 CN VN
 (Nguyễn Thi, Tiếng nói văn nghệ)
b. Không, lời gửi cho....nhân loại/ phức ......hơn.
 CN VN
 (Nguyễn Thi, Tiếng nói văn nghệ)
c. Nghệ thuật/ là tiếng nói của tình cảm
 CN VN
d. Tác phẩm/ vừa là...........trong lòng.
 CN VN 
 (Nguyễn Thi, Tiếng nói văn nghệ) 
e. (Lúc đi, đứa con gái....tuổi) Anh/ thứ sáu...Sáu
 phụ chú CN VN
2. Xác định câu đặc biệt
a. - Có tiếng nói léo xéo ở gian trên.
 - Tiếng mụ chủ ...
b. - Một anh thanh niên 27 tuổi!
c.- Những ngọn điện ... thần tiên.
 - Hoa trong công viên.
 - Những quả bóng ... góc phố.
 - Tiếng rao ... trên đầu ...
 - Chao ôi, ...cái đó.
II. Câu ghép
1. Tìm câu ghép
a. Anh gửi ... chung quanh.
b. Nhưng vì bom ... choáng.
c. Ông lão ... cả lòng.
d. Còn nhà hoạ sĩ ... kì lạ.
e. Để người con gái ... cô gái.
2. Chỉ ra các kiểu quan hệ về nghĩa giữa các vế câu đã tìm được ở bài tập 1
a. Quan hệ bổ sung
b. Quan hệ nguyên nhân
c. Quan hệ bổ sung
d. Quan hệ nguyên nhân
e. Quan hệ mục đích.
3. Chỉ ra quan hệ về nghĩa trong các câu ghép
a. Quan hệ tương phản
b. Quan hệ bổ sung
c. Quan hệ điều kiện – giả thiết.
4. Tạo câu ghép
a. Quả bom tung lên và nổ trên không, hầm của Nho bị sập.
-> Nguyên nhân: Vì quả bom tung lên và nổ trên không, (nên) hầm của Nho bị sập.
-> Điều kiện: Nếu quả bom tung lên và nổ trên không thì hầm của Nho bị sập.
b. Quả bom nổ khá gần. Hầm của Nho không bị sập.
-> Tương phản: Quả bom nổ khá gần, nhưng hầm của Nho không bị sập.
-> Nhượng bộ: Hầm của Nho không bị sập, tuy quả bom nổ khá gần.
4. Củng cố (1')
 GV tổng kết lại những kiến thức cơ bản của tiết học
5. Hướng dẫn học tập ( 1’)
- Ôn tập để nắm vững kiến thức Ngữ pháp đã học
- Ôn tập kĩ phần truyện: Tiết 155 kiểm tra phần truyện
Ngày soạn: 06/ 4/2014
Ngày giảng: 10,11/ 4/2014 
Tiết 151
Tổng kết về ngữ pháp
 I. Mục tiêu cần đạt	
1. Mục tiêu chung
	-Tiếp tục hệ thống hóa kiến thức đã học về câu
	- Có ý thức vận dụng các kiến thức kĩ năng đã học vào trong quá trình tạo lập văn bản và giao tiếp.
2.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
a. Kiến thức
	Hệ thống kiến thức về câu ( Các thành phần câu, các kiểu câu, biến đổi câu) đã học từ lớp 6 đến lớp 9.
b. Kĩ năng
	- Tổng hợp kiến thức về câu.
	- Nhận biết và sử dụng thành thạo những kiểu câu đã học
II. chuẩn bị
GV:Bảng phụ
HS: Đọc và trả lời câu hỏi sgk
III. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học
 Thông báo, phân tích ngôn ngữ, nêu vấn đề( động não, đặt câu hỏi); thảo luận ( Thảo luận nhóm, giao nhiệm vụ)
IV. Các bước lên lớp
1.Tổ chức( 1’) Lớp 9a:…./ 30; lớp 9b:…./ 26
2. Kiểm tra đầu giờ
Không kiểm tra giành cho giờ ôn tập
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Khởi động
H. Em đã được học các thành phần nào của câu kể tên?
- HS kể tên
- GV dẫn vào bài học
Hoạt động 2: HDHS Ôn tập 
* Mục tiêu 
 - Hệ thống kiến thức về câu ( Các thành phần câu, các kiểu câu, biến đổi câu) đã học từ lớp 6 đến lớp 9
 - Nhận diện các thành phần câu trong một số câu cụ thể.
* Cách tiến hành
H. Tìm câu rút gọn?
H: Xác định bộ phận đúng trước của câu được tách ra? Tác dụng?
H.Hãy biến đổi các câu cho trước thành câu bị động?
H. Tìm câu nghi vấn? Chúng có được dùng để hỏi không?
H. Tìm câu cầu khiến? Mục đích? 
* Chú ý: “Cơm chín rồi” là câu trần thuật được dùng làm câu cầu khiến.
HS đọc & yêu cầu 
HS thảo luận nhóm bàn 5’ 
Các nhóm báo cáo
GV nhận xét chốt
1'
40
C. Thành phần câu
I. Thành phần chính và thành phần phụ
II. Câu ghép
III. Biến đổi câu
1. Tìm câu rút gọn
- Quen rồi
- Ngày nào ít: ba lần.
2. Xác định bộ phận đúng trước của câu được tách ra? Tác dụng?
Các bộ phận của câu đứng trước tách ra thành câu độc lập (tách để nhấn mạnh nội dung được tách ra)
a. Và làm việc có khi suốt đêm.
b. Thường xuyên.
c. Một dấu hiệu chẳng lành.
3. Biến đổi câu thành câu bị động.
a. Đồ gốm được người thợ thủ công làm ra khá sớm.
b. Một cây cầu lớn sẽ được tỉnh ta bắc qua tại khúc sông này.
c. Những ngôi đền ấy đã được người ta dựng lên từ hàng trăm năm trước.
IV. các kiểu câu ứng với mục đích giao tiếp khác nhau.
1. Câu nghi vấn
- Ba con, sao con không nhận? (Dùng để hỏi)
- Sao con biết là không phải? (Dùng để hỏi)
2. Câu cầu khiến
a. ở nhà trông em nhá! (Dùng để ra lệnh)
 Đừng có đi đâu đấy. (Dùng để ra lệnh)
b. Thì má cứ kêu đi.(Dùng để yêu cầu)
 Vô ăn cơm. (Dùng để mời)
 “Cơm chín rồi” (dùng để y/c.)
3. Xác định kiểu câu
 Câu nói của anh Sáu có hình thức câu nghi vấn. Nó đựơc dùng để bộc lộ cảm xúc, điều này được xác nhận trong câu đứng trước của tác giả: “Giận quá và không kịp suy nghĩ, anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên”
4. Củng cố (1')
 GV tổng kết lại những kiến thức cơ bản của tiết học
5. Hướng dẫn học tập ( 1’)
- Ôn tập để nắm vững kiến thức Ngữ pháp đã học
- chuẩn bị xem lại bài tập làm văn và bài kiểm tra tiết sau trả bài

File đính kèm:

  • doctiet 150+ 151.doc
Giáo án liên quan