Quy trình dạy học các môn học bậc tiểu học

A.Kiểm Tra: ( Gồm 3 nội dung )

-Viết bảng con âm, tiếng, từ ( GV đọc – HS viết )

-Đọc bảng lớp ( GV viết bảng con cho học sinh đọc cá nhân )

-Đọc bài SGK: HS đọc cá nhân mỗi em một đoạn tùy thuộc vào nội dung bài học dài hay ngắn.

B.Bài mới:

1.Giới thiệu bài:

2.Nội dung bài: Dạy âm thứ nhất

* Dạy âm mới:

-Xuất hiện âm mới ( có rất nhiều hình thức xong đảm bảo mỗi âm GV phải có cách giới thiệu riêng tránh nhàm chán cho học sinh ).

-Sử dụng bộ học vần tiếng Việt.

-Hướng dẫn học sinh phát âm: GV phát âm mẫu.

-Học sinh đọc cả lớp nếu số lượng học sinh ít, nhiều thì 1/3 lớp.

-Nêu cấu tạo âm.

-HS đọc âm.

* Dạy tiếng mới:

-Học sinh ghép tiếng bằng bộ chữ rời ( HS đọc tiếng vừa ghép được trên bảng rời)

-Nêu cấu tạo của tiếng vừa ghép được.

-Học sinh đánh vần tiếng ( cá nhân, đồng thanh).

* Từ mới: ( Lưu ý: tiếng mới cũng là từ mới khi nó đứng độc lập một mình)

-Giới thiệu tranh ảnh, vật thật để xuất hiện từ.

-Giải nghĩa từ mới ( lồng ghép vào phần giới thiệu )

-Học sinh đọc cá nhân, đồng thanh.

* Đọc cột vần: ( Cô vừa dạy âm, tiếng, từ nào mới.)

-Học sinh đọc trên xuống không đọc ngược chỉ đọc xuôi trên xuống.

 

doc31 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 5407 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Quy trình dạy học các môn học bậc tiểu học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+ Cách 2: Những bài có tiếng nước ngoài hoặc khó phát âm, Hs trong lớp thường mắc sai phổ biến thì làm như sau: Gv đọc mẫu sau đó viết từ đó lên bảng cho Hs đọc cá nhân, đồng thanh – sau đó mới cho học sinh đọc nối tiếp như cách 1)
* Hướng dẫn học sinh đọc đoạn:
- Bài chia làm mấy đoạn?
- Hs đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp
+ Lần 1: Hs đọc lướt mỗi em một đoạn.
+ Gv kết hợp hướng dẫn Hs đọc câu dài (Cách ngắt nghỉ câu – Hs đọc).
+ Gv kết hợp hướng dẫn đọc đoạn khó ( cách ngắt nghỉ câu – Hs đọc).
+ Bài có mấy nhân vật? ( Kết hợp nêu giọng đọc cho nhân vật có trong bài)
+ Lần 2: Hs đọc nối tiếp từng đoạn kết hợp giải nghĩa từ trong SGK.
+ Lần 3: Tùy theo nội dung bài dài hay ngắn.
* Đọc đoạn trong nhóm:
* Đọc đồng thanh đoạn, bài ( giai đoạn đầu của lớp 2).
2.3.Tìm hiểu bài:
- Học sinh đọc kết hợp trả lời trong SGK
- Rút ra nội dung bài
2.4 Luyện đọc lại.
- Hs đọc và trả lời câu hỏi của Gv.
- Tổ chức cho học sinh đọc thuộc lòng, thi đọc thuộc lòng( Nếu là bài học thuộc lòng)
2.5 Củng cố - dặn dò.
* Cách ghi bảng phân môn tập đọc lớp 2, 3 như sau:
Phần bảng bên trái
1. Luyện đọc:
- Từ:
- Câu, đoạn:
- Giọng đọc:
Phần bảng bên phải
2. Tìm hiểu bài
- Từ ngữ:
________________________________________________
DẠY TẬP ĐỌC LỚP 4, 5
1.Kiểm tra:
- Hs đọc bài SGK, Hs trả lời câu hỏi
- Gv nhận xét ghi điểm.
- Gv tóm tắt nội dung bài.
2. Bài mới:
2.1 Giới thiệu bài:
2.2 Luyện đọc:
- Gọi 1 học sinh đọc toàn bài, cả lớp theo dõi đọc thầm
- HD học sinh cách đọc ( giọng đọc toàn bài)
- Bài chia làm mấy đoạn? – HS nêu.
* Đọc từng đoạn trước lớp – HD học sinh cách đọc đoạn dài
- Lần 1: Hs đọc Gv kết hợp sửa phát âm cho học sinh ( có 2 cách)
+ Cách 1 : Hs đọc nếu sai Gv trực tiếp sửa luôn ( không chủ định)
+ Cách 2: Những bài có tiếng nước ngoài hoặc khó phát âm, Hs trong lớp thường mắc sai phổ biến thì làm như sau: Gv đọc mẫu sau đó viết từ đó lên bảng cho Hs đọc cá nhân, đồng thanh – sau đó mới cho học sinh đọc nối tiếp như cách 1)
- Lần 2: Hs đọc nối tiếp từng đoạn kết hợp giải nghĩa từ trong SGK.
- Lần 3: Đọc trong nhóm
- Gv gọi học sinh đọc toàn bài.
- Gv đọc mẫu
2.3 Tìm hiểu bài
- Hs đọc lớp đọc thầm
- Gv nêu câu hỏi.
- Hs trả lời câu hỏi
- Câu hỏi liên hệ thực tế nếu có
- Gv tiểu kết đoạn 1 – Rút ra ý đoạn 1
- Các đoạn khác làm tương tự
2.4 Luyện đọc lại:
- Hs đọc nối tiếp kết hợp nêu giọng đọc của mỗi đoạn.
- Nhắc lại giọng đọc của toàn bài.
- 1 Hs đọc toàn bài
* Luyện đọc diễn cảm (Gv chọn đoạn và ghi vào bảng phụ treo lên).
- Có 2 cách:
+ Cách 1: Gv đọc mẫu, hs nhận xét cách đọc của Gv rút ra cách đọc hay của đoạn văn.
+ Cách 2: Cho Hs đọc mẫu, Hs lớp tự nhận xét cách đọc rút ra cách đọc hay.
Tổ chức cho học sinh đọc trong nhóm.
Thi đọc diễn cảm.
Tuyên dương em đọc hay.
2.5 Nội dung bài tập đọc ( Nếu là bài truyện đọc thì ghi là ý nghĩa ).
- Gv đặt câu hỏi.
- Hs tự rút ra nội dung chính của bài.
- Gv ghi bảng Hs đọc, kết hợp ghi vở.
2.6 Củng cố - dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài.
- Liên hệ thực tế.
- GD đạo đức cho học sinh, truyền thống lịch sử của tỉnh hay của nước ta.
- Chuẩn bị tiết sau.
______________________________________
Phụ lục 1 
QUY TRÌNH DẠY CÁC MÔN HỌC BẬC TIỂU HỌC
MÔN TOÁN LỚP 1, 2, 3
DẠNG BÀI MỚI
I.Ổn định
II.Kiểm tra.
Kiến thức cũ.
Nhận xét cho điểm.
Gv nhắc lại kiến thức tiết trước.
Hoặc kiểm tra kiến thức có liên quan tới bài học.
III.Bài mới.
1.Giới thiệu bài.
2.Bài mới.
2.1 Hoạt động 1: Hình thành kiến thức mới.
* Đặt vấn đề:
- Gv hướng dẫn Hs quan sát đồ dùng trực quan ( thực hành trên bộ đồ dùng toán, cắt ghép hình, bài toán, phép tính...)
- Hs quan sát
- Gv đặt câu hỏi để bật ra kiến thức của bài học. ( Nhận xét đồ dùng trực quan, từ hình đã học tạo ra hình mới theo yêu cầu, tóm tắt bài toán...)
- Hs trả lời câu hỏi, lớp nhận xét bổ sung.
- Gv chốt câu trả lời đúng.
* Giải quyết vấn đề.
- Gv hướng dẫn Hs thực hiện yêu cầu đề ra của hoạt động 1.
- Gv đặt câu hỏi.
- Hs trình bày, giải thích cách làm, lớp nhận xét, bổ xung.
- Chốt kiến thức hoạt động 1
2.2 Hoạt động 2: Kết luận
- Gv đặt câu hỏi để hs tự tìm ra, hoặc gv hỗ trợ thêm.(Cách thực hiện phép tính, công thức, quy tắc, cách giải dạng toán...)
- Hs trả lời, lớp nhận xét, bổ xung.
- Gv gọi Hs nhắc lại kết luận.
2.3 Hoạt động 3: Thực hành
- Gv hướng dẫn Hs làm các bài tập theo thứ tự của tiết học đó.
* Bài 1:
- Đọc bài tập sgk ( gv hoặc hs )
- Xác định yêu cầu của bài tập (Hs tự xác định hoặc gv hỗ trợ)
- Gv hướng dẫn hs tìm cách giải bài tập ( Khuyến khích hs tìm nhiều cách giải khác nhau)
- Hs giải bài tập ( Cá nhân, nhóm, phiếu bài tập...)
- Hs trình bày, lớp nhận xét bổ xung.
- Gv chốt lời giải đúng.
- Tiểu kết: Củng cố nội dung bài tập.
* Các bài tập khác hướng dẫn tương tự,
IV. Củng cố - Dặn dò .
Nhắc lại nội dung toàn bài.
Chuẩn bị tiết sau.
_________________________________________
MÔN TOÁN LỚP 1, 2, 3
DẠNG BÀI LUYỆN TẬP
I.Ổn định
II.Kiểm tra.
Kiến thức bài cũ: Quy tắc, phép tính, bài toán.
Gv nhận xét, ghi điểm.
Hoặc kiểm tra kiến thức có liên quan đến ôn tập.
III.Bài mới,
1.Giới thiệu bài.
2. Nội dung.
- Gv hướng dẫn Hs hoàn thiện các bài tập theo yêu cầu của tiết học.
- Tùy từng bài mà gv lựa chọn hình thức dạy học cho phù hợp (Nhóm, cá nhân, phiếu bài tập, trò chơi học tập...)
* Bài 1:
- Đọc bài tập sgk (gv hoặc hs)
- Xác định yêu cầu của bài tập ( Hs tự xác định hoặc gv hỗ trợ)
- Gv hướng dẫn hs tìm cách giải bài tập ( Khuyến khích hs tìm nhiều cách giải khác nhau)
- Hs giải bài tập ( Cá nhân, nhóm, phiếu bài tập...)
- Hs trình bày, lớp nhận xét bổ xung.
- Yêu cầu hs giải thích cách làm.
- Yêu cầu hs nêu lại các kiến thức có liên quan khi làm bài tập trên.
- Gv chốt lời giải đúng.
- Tiểu kết: Củng cố nội dung bài tập.
* Các bài tập khác hướng dẫn tương tự.
IV.Củng cố - Dặn dò.
Tổng hợp kiến thức toàn bài.
Nhận xét tiết học.
________________________________________________
MÔN TOÁN LỚP 1, 2, 3
DẠNG BÀI LUYỆN TẬP
I.Ổn định.
II.Kiểm tra.
Kiến thức bài cũ: Quy tắc, phép tính, bài toán.
Gv nhận xét, ghi điểm.
Hoặc kiểm tra kiến thức có liên quan đến tiết ôn tập
III.Bài mới.
Giới thiệu bài.
Nội dung.
Gv hướng dẫn hs hoàn thiện các bài tập theo yêu cầu của tiết học
Tùy từng bài mà gv lựa chọn hình thức dạy học cho phù hợp (Nhóm, cá nhân, phiếu bài tập, trò chơi học tập...)
* Bài 1:
- Đọc bài tập sgk (gv hoặc hs)
- Xác định yêu cầu của bài tập ( Hs tự xác định hoặc gv hỗ trợ)
- Gv hướng dẫn hs tìm cách giải bài tập ( Khuyến khích hs tìm nhiều cách giải khác nhau)
- Hs giải bài tập ( Cá nhân, nhóm, phiếu bài tập...)
- Hs trình bày, lớp nhận xét bổ xung.
- Yêu cầu hs giải thích cách làm.
- Yêu cầu hs nêu lại các kiến thức có liên quan khi làm bài tập trên.
- Gv chốt lời giải đúng.
- Tiểu kết: Củng cố nội dung bài tập.
* Các bài tập khác hướng dẫn tương tự.
IV.Củng cố - Dặn dò.
Tổng hợp kiến thức toàn bài.
Nhận xét tiết học.
___________________________________
MÔN TOÁN LỚP 4 + 5
DẠNG BÀI MỚI.
I.Ổn định
II.Kiểm tra.
Tùy từng bài.
Gv chốt kiến thức.
III. Bài mới.
1.Giới thiệu bài.
- Trực tiếp.
- Gián tiếp.
2.Bài mới.
a.Hoạt động 1: Hình thành kiến thức mới.
* Nêu vấn đề: Hs quan sát trực quan (thực hành cắt ghép hình, đọc đề toán, một phép tính...)
- Gv đặt câu hỏi . Tổ chức cho hs thực hiện.
- Gv nhận xét.
- Gv chốt vấn đề cần giải quyết.
* Giải quyết vấn đề: Gv hướng dẫn (Hoặc hs tự tìm ) đề giải quyết vấn đề trên.
- Gv đặt câu hỏi: Tổ chức cho hs thực hiện.
- Gv nhận xét
- Gv chốt vấn đề đã giải quyết.
b.Hoạt động 2: Kết luận (Rút ra cách thực hiện phép tính, quy tắc, công thức...)
- Gv đặt câu hỏi. Tổ chức cho hs thực hiện.
- Gv chốt câu trả lời đúng.
c.Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành.
- Gv hướng dẫn hs làm lần lượt từng bài theo chuẩn KTKN
+ Bài 1: Thông thường là thực hành kiến thức vừa khám phá để làm bài tập.
Đọc đề toán.
Xác định yêu cầu của đề bài.
Xác định bài thuộc dạng toán nào
Hướng dẫn hs tìm cách giải.
Hs giải bài tập.
Gv chữa bài.
+ Bài 2: Thường là vận dụng kiến thức đã học để giải.
Hướng dẫn như bài 1.
+ Bài 3: Rèn luyện kỹ năng ở mức phải tìm tòi suy nghĩ để giải được bài tập.
- Hướng dẫn như bài 1.
* Lưu ý: với dạng bài tập này hs đòi hỏi phải nêu được kiến thức có liên quan khi giải.
* Lưu ý: Qua từng bài cần cho hs giải thích được cách làm tránh hs nhìn bài của bạn. Đối với hs khá giỏi cần yêu cầu hs đã vận dụng các kiến thức nào để giải được bài tập trên.
IV. Củng cố - Dặn dò.
Nhắc lại toàn bộ kiến thức vừa cung cấp cho hs.
Chuẩn bị tiết sau.
-Hs thực hiện theo yêu cầu trình bày. Lớp nhận xét bổ xung.
- Hs thực hiện theo yêu cầu, trình bày, lớp nhận xét
- Hs trình bày, lớp nhận xét bổ xung.
- Nhiều hs nhắc lại.
-Hs
-Hs thực hiện
-Hs giải bài tập.
-Hs trình bày, lớp nhận xét, bổ xung.
MÔN TOÁN LỚP 4 + 5
DẠNG BÀI ÔN TẬP
I.Ổn định
II.Kiểm tra.
Kiến thức cũ.
Gv nhận xét ghi điểm.
Gv nhắc lại nội dung bài tiết trước.
III.Bài mới.
1.Giới thiệu bài.
- Trực tiếp.
- Gián tiếp.
2.Bài mới: Gv cần chỉ định rõ hình thức tổ chức dạy học trong từng bài cụ thể (nhóm, cá nhân, phiếu bài tập, trò chơi...song phải thực sự phù hợp với kiến thức của bài.
* Hoạt động 1: Bài tập 1.
- Đọc nội dung
- Nêu yêu cầu.
- Xác định dạng toán.
- Nêu các bước thực hiện.
- Giải bài tập.
- Gv chốt lời giải đúng.
- Tiểu kết bài tập 1.
* Hoạt động 2: Bài tập 2.
- Cách hướng dẫn tương tự.
* Các hoạt động khác hướng dẫn tương tự như hoạt động 1.
* Lưu ý: Đối với các bài toán có lời văn, các phép tính nên khuyến khích hs tìm phương án giải khác nhau.
IV. Củng cố - Dặn dò
- Nhắc lại toàn bộ kiến thức vừa ôn tập.
- Chuẩn bị tiết sau.
Hs thực hiện theo yêu cầu.
Hs trình bày, lớp nhận xét đánh giá.
MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 1, 2, 3
DẠNG BÀI MỚI.
I.Ổn định
II.Kiểm tra.
Kiến thức cũ.
Gv nhận xét.
Hoặc kiểm tra nội dung có liên quan đến bài mới.
III.Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
- Tùy từng bài ( Trực tiếp hoặc gián tiếp)
2. Nội dung.
2.1 Hoạt động 1: Hướng dẫn hs làm bài tập sgk.
* Lưu ý : Gv tùy thuộc vào từng bài tập, t

File đính kèm:

  • docquy trinh day hoc cac mon o tieu hoc.doc