Giáo án lớp 5 năm 2013 - Tuần 6

 I. Mục tiêu

 - Đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài, các số liệu thống kê trong bài.

 -Hiểu nội dung: Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của nhân dân ở Nam Phi. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

 II. Đồ dùng dạy- học

 GV :Tranh ảnh minh hoạ trong SGK ;bảng phụ.

 HS :SGK

 III. Các hoạt động dạy- học

 

doc41 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1067 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 5 năm 2013 - Tuần 6, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m nhận trách nhiệm tiêu diệt tác nhân gây bệnh.
II. Đồ dùng dạy học
Hình minh hoạ trang 26, 27 SGK
III. Các hoạt động dạy - học 
1- Kiểm ta bài cũ: 
GV gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi về cách dùng thuốc an toàn
2- Bài mới:
 a- Giới thiệu bài: 
 b-Giảng bài:
Hoạt động 1
Một số kiến thức cơ bản về bệnh sốt rét
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, tổ chức cho các em thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau:
1. Nêu các dấu hiệu của bệnh sốt rét? (Khi mắc bệnh sốt rét, người bệnh thường có biều hiện như thế nào?)
2. Tác nhân gây bệnh sốt rét là gì?
3. Bệnh sốt rét có thể lây từ người bệnh sang người lành bằng đường nào?
4. Bênh sốt rét có nguy hiểm như thế nào?
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.
- HS làm việc theo nhóm, dựa vào hiểu biết của bản thân và nội dung SGK để trả lời các câu hỏi, 
Câu trả lời tốt là:
1. Khi bị mắc bệnh sốt rét, người bệnh có các biểu hiện như: Cứ 2, 3 ngày lại sốt một cơn; lúc đầu rét run, đắp nhiều chăn vẫn thấy rét; sau đó là sốt cao kéo dài hàng giờ, cuối cùng là toát mồ hôi và hạ sốt.
2. Đó là một loại ký sinh trùng sống trong máu người bệnh.
3. Muỗi a-nô-phen là thủ phạm làm laylan bệnh sốt rét. Muỗi đốt người bệnh, hút máu có ký sinh trùng sốt rét của người bệnh rồi truyền sang cho người lành.
4. Bệnh sốt rét gây thiếu máu. Người mắc bệnh có thể nặng có thể tử vong vì hồng cầu bị phá huỷ hàng loạt sau mỗi cơn sốt rét.
- 4 nhóm HS lần lượt cử đại diện báo cáo theo 4 nội dung thảo luận. Các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
Hoạt động 2
Cách đề phòng bệnh sốt rét
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm theo hướng dẫn.
+ Yêu cầu HS quan sát hình ảnh minh hoạ trang 27 SGK, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
1. Mọi người trong hình đang làm gì? Làm như vậy có tác dụng gì?
2. Chúng ta cần làm gì để phòng bệnh sốt rét cho mình và cho người thân cũng như mọi người xung quanh?
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Kết luận: Cách phòng sốt rét tốt nhất, ít tốn kếm nhất là giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh, diệt muỗi, diệt bọ gậy và chống muỗi đốt.
- Cho HS quan sát hình vẽ muỗi a-nô-phen và hỏi:
+ Nêu những đặc điểm của muỗi a-nô-phen?
+ Muỗi a-nô-phen sống ở đâu?
+ Vì sao chúng ta phải diệt muỗi?
- Kết luận: Nguyên nhân gây bệnh sốt rét là do một loại ký sinh trùng gây ra. Hiện nay cũng đã có thuốc chữa và thuốc phòng. Nhưng cách phòng bệnh tốt nhất là giữ vệ sinh nhà ở và môi trường sống xung quanh.
+ Tiến hành thảo luận nhóm
+ Đại diện các nhóm trình bày. Mỗi nhóm chỉ trả lời về 1 hình. Các nhóm có ý kiến khác bổ sung.
1. Hình 3: Một người đang phun thuốc trừ muỗi, phun thuốc trừ muỗi để tiêu diệt muỗi, phòng bệnh sốt rét.
- Hình 4: Mọi người đang quét dọn vệ sinh, khơi thông cống rãnh. Đây là những nơi muỗi thường ẩn nấp, sinh sản. Không có chỗ ẩn nấp, muỗi sẽ chết.
- Hình 5: Mọi người đang tẩm màn bằng chất phòng muỗi. Làm như vậy để mỗi không chui được vào màn để đốt người, tránh muỗi mang ký sinh trung từ bệnh sang người lành.
2. Để phòng bênh sốt rét, chúng ta cần:
Mắc màn khi đi ngủ.
Phun thuốc diệt muỗi.
Phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh.
Chôn kín rác thải.
Dọn sạch những nơi có nước đọng vũng lầy.
Thả cá cờ vào chum, vại, bể nước.
Mặc quần áo dài tay vào buổi tối…
- Lắng nghe.
+ Muỗi a-nô-phen to, vòi dài, chân dài, khi đốt đầu chúc xuống còn bụng chổng ngược lên.
+ Muỗi a-nô-phen sống ở nơi tối tăm, ẩm thấp, bụi rậm. Muỗi a-nô-phen thường đẻ trứng ở cống rãnh, những nơi nước đọng hay ngay trong mảnh bát, chum vại,.... có chứa nước.
+ Muỗi là con vật trung gian truyền bệnh sốt rét. Nó hút máu có ký sinh trùng sốt rét của người bệnh rồi truyền sang cho người lành. Muỗi sinh sản rất nhanh.
3.Củng cố – dặn dò :
-GV chốt lại bài học.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương các HS, nhóm HS tích cực hoạt động tham gia xây dựng bài.
- Dặn dò HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết và ghi lại vào vở, tìm hiểu và ghi lại các thông tin, hình ảnh tìm hiểu được về bệnh sốt xuất huyết.
 Rút kinh nghiệm
…..………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
 Tiết: 4
Môn: Địa lí
 đất và rừng
i. mục tiêu
Sau bài học, HS có thể
- Biết các loại đất chính của nước ta: đất phù sa và đất phe-ra- lít.
- Nêu được một số đặc điểm của đất pe - ra - lít, đất phù sa.
- Phân biệt được rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn.
- Nhận biết nơi phân bố của đất phù sa, đất phe-ra-lít; của rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn trên bản đồ (lược đồ).
- Biết một số tác dụng của rừng đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta: điều hoà khí hậu, cung cấp nhiều sản vật, đặc biệt là gỗ.
 - HS khá, giỏi:Nhận biết được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác đất, rừng một cách hợp lí.
Tích hợp giáo dục một số biện pháp bảo vệ rừng.
ii. đồ dùng dạy – học
GV Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam
 Các hình minh hoạ trong SGK.
iii. các hoạt động dạy - học 
A-Kiểm tra bài cũ 
3 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+ Nêu vị trí và đặc điểm của vùng biển nước ta?
+ Biển có vai trò thế nào đối với đời sống và sản xuất của con người?
+ Kể tên và chỉ trên bản đồ vị trí một số bẵi tắm, khu du lịch biển nổi tiếng ở nước ta.
B Bài mới
 1-Giới thiệu bài:
 2-Các hoạt động
Hoạt động 1
các loại đất chính ở nước ta
- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân với yêu cầu như sau:
-Kể tên các loại đất chính ở nước ta.
- Nêu đặc điểm từng loại đất đó. 
-GV gọi HS trả lời.
-GV nhận xét chốt lại.
- Đọc SGK
Trả lời câu hỏi.
+Có hai loại đất chính:đất Phù sa và đất phe -ra- lít.
+Đất phù sa được hình thành do sông ngòi bồi đắp,rất màu mỡ; phân bố ở đồng bằng.
+Đất Phe -ra-lít có màu đỏ hoặc đỏ vàng,thường nghèo mùn, phân bố ở vùng đồi núi.
-Lớp nhận xét
- GV kết luận: Nước ta có nhiều loại đất nhưng chiếm phần lớn là đất phe - ra - lít có màu đỏ hoặc đỏ vàng, tập trung ở vùng đồi, núi. Đất phù sa do các con sông bồi đắp rất màu mỡ, tập trung ở đồng bằng.
Hoạt động 2
sử dụng đất một cách hợp lí
GV hỏi HS khá ,giỏi)
+ Đất có phải là tài nguyên vô hạn không? Từ đây em rút ra kết luận gì về việc sử dụng và khai thác đất? (+ Nếu chỉ sử dụng mà không cải tạo, bồi bổ, bảo vệ đất thì sẽ gây cho đất các tác hại gì?
+ Nêu một số cách cải tạo và bảo vệ đất mà em biết.
- GV sửa chữa câu trả lời của HS cho hoàn chỉnh.
HS xung phong trả lời.
-+ Đất không phải là tài nguyên vô hạn mà là tài nguyên có hạn. Vì vậy, sử dụng đất phải hợp lí.
+ Nếu chỉ sử dụng mà không cải tạo đất thì đất sẽ bị bạc màu, xói mòn, nhiễm phèn, nhiễm mặn,...
+ Các biện pháp bảo vệ đất:
Bón phân hữu cơ, phân vi sinh trong trồng trọt.
Làm ruộng bậc thang ở các vùng đồi, núi để tránh đất bị xói mòn.
Tháu chua, rửa mặn ở các vùng đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn.
Đóng cọc, đắp đê,... để giữ đất không bị sạt lở, xói mòn...
- 1 nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình trước lớp, các bạn nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
Hoạt động 3
các loại rừng ở nước ta
- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân với yêu cầu như sau:
Quan sát các hình 1, 2, 3 của bài, đọc SGK và hoàn thành sơ đồ về các loại rừng chính ở nước ta (GV kẻ sẵn mẫu sơ đồ lên bảng )
- GV hướng dẫn từng nhóm HS. (Nhắc HS quan sát kĩ hình 2, 3 để tìm đặc điểm của các loại rừng).
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận.
- GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau dựa vào sơ đồ để giới thiệu về các loại rừng ở Việt Nam, sau đó gọi 2 HS lần lượt lên bảng vừa chỉ trên lược đồ và trình bày
 GV nhận xét.
- HS nhận nhiệm vụ sau đó:
+ Đọc SGK
+ Kẻ sơ đồ theo mẫu vào vở
+ Dựa vào nội dung SGK để hoàn thành sơ đồ.
Lưu ý: sơ đồ mẫu không có phần in nghiêng.
- 2 HS ngồi cạnh nhau cùng giới thiệu cho nhau nghe.
- 2 HS lên chỉ và giới thiệu về rừng VN
- KL: Nước ta có nhiều loại rừng, nhưng chủ yếu là rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn. Rừng rậm nhiệt đới chủ yếu tập trung ở vùng đồi núi, rừng ngập mặn ven biển.
các loại rừng chính ở VN
 Rừng ngập mặn
 Rừng rậm nhiệt đới
Vùng phân bố: vùng đất thấp ven biển 
Đặc điểm: -
- Chủ yếu là cây sú vẹt.
- Có bộ rễ nâng khỏi mặt đất.
Vùng phân bố đồi núi
Đặc điểm: Nhiều loại cây, rừng nhiều tầng,có tầng cao, có tầng thấp
Hoạt động 4: Vai trò của rừng
+ Hãy nêu các vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất của con người?
GV hỏi HS khá giỏi.
+ Tại sao chúng ta phải sử dụng và khai thác rừng hợp lí?
+ Em biết gì về thực trạng của rừng nước ta hiện nay?
+ Để bảo vệ rừng. Nhà nước và nhân dân cần làm gì?
+ Cho HS nêu vài lần các biện pháp bảo vệ rừng.
+ các vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất: 
Rừng cho ta nhiều sản vật, nhất là gỗ.
Rừng có tác dụng điều hoà khí hậu
Rừng giữ cho đất không bị xói mòn
Rừng đầu nguồn giúp hạn chế lũ lụt
Rừng ven biển chống bão , cát, bảo vệ đời sống các vùng ven biển
HS khá, giỏi trả lời.
+ Tài nguyên rừng là có hạn, không được sử dụng, khai thác bừa bãi sẽ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên này.
Việc khai thác rừng bừa bãi ảnh hưởng xấu đến môi trường, tăng lũ lụt , bão...
+ HS trình bày các thộng tin đã sưu tầm được :
Những vùng rừng bị bị phá nhiều và nguyên nhân gây ra.
Những vùng rừng được trồng mới
Những khu rừng nguyên sinh của nước ta.
+ Nhà nước cần ban hành luật bảo vệ rừng, có chính sách phát triển kinh tế cho nhân dân vùng núi, tuyên truyền và hỗ trợ nhân dân trồng rừng.
+ Nhân dân tự giác bảo vệ rừng, từ bỏ các biện pháp canh tác lạc hậu như phá rừng làm nương rẫy...
3-củng cố, dặn dò
- 2 HS đọc ghi nhớ.GV giáo dục HS tiết kiệm năng lượng,bảo vệ đất rừng.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương các HS, nhóm HS tích cực hoạt động, sưu tầm được nhiều thông tin để xây dựng bài.
- Dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị tiết ôn tập.
Rút kinh nghiệm:………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………..
 =========================
Ngày soạn: 1/10/2013 
Ngày dạy: Thứ năm 11/10/2013
Tiết1
Môn: T ập đọc.
bài 12: Tác phẩm của Si- le và tên phát xít
 I. Mục tiêu
 1. Đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các tên nước ngoài trong bài; bước đầu đọc diễn cảm được bài văn 
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi cụ già người Pháp đã dạy cho tên sĩ quan Đức hống h

File đính kèm:

  • docG.A.L.5.T.6.doc