Phương pháp tổ chức dạy các dạng bài tập luyện từ và câu cho học sinh lớp 4

Nhận thức được tầm quan trọng của Tiếng Việt trong sự nghiệp giáo dục con người. Từ xa xưa ông cha ta đã sử dụng nó một cách tự giác nhằm để giáo dục trẻ nhỏ.

 Khi chưa có nhà trường, trẻ được giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội. Từ thuở nằm nôi, các em được bao bọc trong tiếng hát ru của mẹ, của bà, lớn lên chút nữa những câu chuyện kể có tác dụng to lớn, là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn trẻ, rèn luyện các em thành con người có nhân cách, có bản sắc dân tộc góp phần hình thành con người mới, đáp ứng yêu cầu của xã hội đối với những thành viên của mình.

Cùng với sự phát triển của xã hội, giáo dục nhà trường xuất hiện như một điều tất yếu, đón bước thiếu nhi cắp sách tới trường. Cả thế giới đang mở trước mắt các em. Kho tàng văn minh nhân loại được chuyển giao từ những điều sơ đẳng nhất. Quá trình giáo dục được thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi, tất cả các môn học.

 

doc18 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1377 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp tổ chức dạy các dạng bài tập luyện từ và câu cho học sinh lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mình với người được hỏi.
	2. Cần tránh những câu hỏi làm phiền lòng người khác.
	Câu khiến:
	1. Khi yêu cầu, đề nghị phải giữ phép lịch sự
	2. Muốn cho lời yêu cầu, được đề nghị lịch sự, cần có cách xưng hô cho phù hợp và thêm vào trước hoặc sau động từ: Làm ơn, giùm, giúp...
	3. Có thể dùng câu hỏi, kiểu câu nếu yêu cầu đề nghị. 
 B. Phương pháp tổ chức dạy cho học sinh làm bài tập “Luyện từ và câu” .
Các kiểu hình thức và kĩ năng cần học trong phân môn “Luyện từ và câu” được rèn luyện thông qua nhiều bài tập với các tình huống giao tiếp tự nhiên. 
	a. Đối với các dạng bài tập mở rộng vốn từ.
	Ví dụ: Tìm các từ ngữ:
	- Thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương đồng loại.
	- Trái nghĩa với nhân hậu hoặc yêu thương.
	- Thể hiện tinh thần đùm bọc, giúp đỡ đồng loại.
	- Trái nghĩa với với đùm bọc hoặc giúp đỡ.
	Ngoài việc sử dụng hướng mẫu trong sách giáo khoa. Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm (4 nhóm). Mỗi nhóm một yêu cầu, sau khi đại diện nhóm trả lời cho học sinh làm việc ở lớp. 
	Nhóm 1: Lòng thương người, đùm bọc, giúp đỡ...
	Nêu ý nghĩa của các từ em tìm được. Các nhóm cùng bổ sung, giáo viên chốt lại ý kiến đúng.
 Liên hệ giữa tình huống học sinh đã làm được trong cuộc sống, quá trình học tập. 
	b. Rèn luyện kĩ năng cấu tạo từ – dạng bài tập tìm từ ghép, từ láy.
	Ví dụ: Tìm từ láy, từ ghép chứa các tiếng sau đây.
	- Ngay
	- Thẳng
	- Thật
	Đối với các dạng bài tập này tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm trong phiếu. Giáo viên có thể sử dụng phương pháp động não thu nạp rất nhiều từ, từ quá trình học sinh, mỗi nhóm hoạt động một nhiệm vụ với từ (Ngay, thẳng, thật).
Từ
Từ láy
Từ ghép
Ngay
Ngay ngáy
Ngay thẳng, ngay ngắn...
Thẳng
Thẳng thắn
Ngay thẳng, thẳng tắp...
Thật
Thật thà
Sự thật, thẳng thật...
	Cùng yêu cầu của bài đã cho học sinh chọn từ để đặt câu với từ đó. Giáo viên cho học sinh làm việc cá nhân.
	* Cho học sinh so sánh từ láy, từ ghép:
	 Giáo viên chốt:
	Từ bao giờ cũng có nghĩa vì nó là đơn vị nhỏ nhất để đặt câu. 
Từ láy, từ ghép đều là từ có nghĩa. Từ láy là phối hợp những tiếng có phụ âm đầu, vần hoặc cả âm đầu và giống nhau gọi là từ láy. Từ ghép là ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau, đó là từ ghép. Dựa vào cấu tạo trên mà học sinh có thể xác định từ ghép và từ láy.
	Giáo viên có thể lấy thêm ví dụ:
	+ Từ ghép: Cơn mưa, nhà cửa, bông hoa...
	+ Từ láy: Luộm thuộm, chăm chỉ...
	c. Luyện tập các bài có dạng về tính từ, động từ, danh từ.
	Trong đó chương trình sách giáo khoa cũng lựa chọn những tình huống giao tiếp gắn bó với cuộc sống gần gũi của học sinh.
	Ví dụ1: Viết họ và tên 3 bạn nam, 3 bạn nữ trong lớp em. Họ và tên các bạn ấy là danh từ chung hay danh từ riêng? vì sao?
	Với bài này tôi đã gợi ý cho học sinh: Xác định tên của bạn mình, viết, ghi rõ họ, tên. Lưu ý đó là danh từ chung hay danh từ riêng.
	Cho học sinh làm việc cá nhân, nêu miệng. Phần học này học sinh thường hay mắc lỗi ở vạch danh từ chung.
	Tôi yêu cầu các em nêu lại danh từ chung là gì? Dùng phép “suy” để học sinh áp dụng vào bài của mình.
	Ví dụ 2: Gạch dưới các động từ trong đoạn văn sau:
	Yiết Kiêu đến kinh đô yết kiến vua Trần Nhân Tông
	Nhà vua: Trẫm cho nhà ngươi nhận một loại binh khí
	Yết Kiêu: Thần chỉ xin một chiếc dùi sắt
	Nhà vua: Để làm gì ?
	Yết Kiêu: Để dùi những chiếc thuyền của giặc vì thần có thể lặn hàng giờ dưới nước.
	Tôi đã cho học sinh làm việc theo nhóm. Học sinh trong nhóm thảo luận nêu trước lớp.
	Lưu ý có 2 từ “dùi” từ nào là động từ ? Lấy ví dụ trường hợp khác. Người ta lấy cái đục là cái lỗ để nước đục chảy ra.
	Ví dụ 3: Tìm những từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất được gạch chân trong đoạn văn sau:
	Hoa cà phê thơm đậm và ngọt lên mùi hương thường theo gió bay đi rất xa. Nhà thơ Xuân Diệu chỉ có một lần đến đây ngắm nhìn của cà phê đã phải thốt lên.
	Hoa cà phê thơm lắm em ơi
	Hoa cùng một điệu với hoa nhài
	Trong ngà trắng ngọc, xinh và sáng.
	Như miệng em cười đâu đây thôi...
	Đây là bài tập để rèn luyện về tính từ và bài này hơi trừu tượng với học sinh
Cho các em phân tích đề bài trước vì yều cầu của bài không quen thuộc với học sinh ;các em đã hiểu .
 Tìm những từ biểu thị mức độ của đặc điểm tính chất của cá từ gạng chân cụ thể : Hoà cà phê thơm như thế nào ? (thơm đậm và ngọt ) nên mùi hương bay đi rất xa. Lần lượt học sinh tìm (trả lời cá nhân theo phương pháp động não):
	Thơm – lắm
	Trong – ngà
	Trắng – ngọc 
	Như vậy các em thấy quen thuộc với cách làm của bài này.
c. Củng cố khắc sâu mở rộng luyện các dạng bài tập về câu.
Với dạng bài này cũng được lựa chọn với thực tiễn sinh động hàng ngày để học sinh biết đặt câu đúng, phù hợp với tình huống giao tiếp, đảm bảo lịch sự khi đặt câu.
1. Câu kể.
Ví dụ 1: Đặt một vài câu kể để:
a) Kể việc làm hàng ngày sau khi đi học về.
b) Tả chiếc bút em đang dùng.
c) Trình bày ý kiến của em về tình bạn.
d) Nói lên niềm vui của em khi nhận được điểm tốt.
Tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân. Kể về việc em làm...
Lưu ý học sinh khi viết hết câu phải có dấu chấm. Học sinh viết và đọc cho học sinh trong lớp nhận xét bổ sung.
 Nội dung của các yêu cầu trên khác nhau: Tả, bày tỏ ý kiến, nói lên niềm vui...
	Giáo viên hướng dẫn mẫu:
	+ Tả kết hợp với dùng từ ngữ gợi tả, biện pháp nghệ thuật
	+ Bày tỏ ý kiến – yêu mến, gắn bó như thế nào?
	+ Nói lên niềm vui – vui sướng như thế nào khi được điểm tốt.
	Ví dụ 2: Khi muốn mượn bạn cái bút, em có thể chọn những cách nói nào?
	a) Cho mượn cái bút!
	b) Lan ơi, cho tớ mượn cái bút!
	c) Lan ơi, cậu có thể cho tớ mượn cái bút được không?
	Cho học sinh trả lời cá nhân, học sinh chọn trường hợp c, vì nó thể hiện sự lịch sự trong giao tiếp.
	Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động tiếp nối. Trao đổi theo cặp, thực hành lời yêu cầu lịch sự.
	2. Câu hỏi:
	Đối với việc giữ lịch sự khi đặt câu hỏi, dạng bài tập cho phần này cũng rất cụ thể:
	Ví dụ: So sánh các câu hỏi trong đoạn văn sau: Em thấy câu các bạn nhỏ hỏi cụ già có thích hợp hơn những câu hỏi khác không? Vì sao?
	 Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. Tiếng nói cười ríu rít. Bỗng các bạn dừng lại khi thấy một cụ già đang ngồi ở vệ đường. Trông cụ thật mệt mỏi, cặp mắt lộ rõ vẻ u sầu.
	- Chuyện gì đã xảy ra với ông cụ thế nhỉ? Một em trai hỏi, - Đám trẻ tiếp lời bàn tán sôi nổi:
	- Chắc là cụ bị ốm?
	- Hay là cụ đánh mất cái gì?
	- Chúng mình thử hỏi xem đi?
	Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi:
	- Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cho cụ không?
	Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân. Trước hết học sinh phải xác định câu nào là câu hỏi, câu nào là câu các bạn phỏng đoán với nhau: cho học sinh so sánh.
	Các câu các em hỏi nhau:	- Chuyện gì xảy ra với ông cụ thế nhỉ?
	- Chắc là cụ bị ốm
	- Hay cụ đánh mất cái gì?
	Câu hỏi các bạn nhỏ hỏi cụ già:
	- Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không?
	Hướng dẫn học sinh nhận xét về câu hỏi của các bạn nhỏ với cụ già là rất phù hợp trong trường hợp đó vì: Nếu không biết nguyên nhân của ông cụ như thế nào mà hỏi cụ bị ốm hay cụ đánh mất cái gì... sẽ làm tổn thương đến ông cụ (chẳng may ông cụ rơi vào hoàn cảnh như vậy). Qua bài tập này củng cố khắc sâu cho học sinh về cần đặt những câu hỏi lịch sự, tránh những câu hỏi làm phiền lòng người khác.
	 Học sinh còn bỡ ngỡ trong việc phân tích các câu hỏi. Tôi đã dướng dẫn các em phải đặt nó trong văn cảnh cụ thể.
	Hoạt động liên hệ: Cho học sinh đặt câu hỏi phù hợp khi gặp tình huống như trong bài tập trên ở ngoài thực tế.
Câu khiến
- Dạng bài tập cho mảng kiến thức này gồm:
- Chuyển các câu kể thành câu khiến.
- Đặt câu khiến phù hợp với các tình huống.
- Đặt câu khiến theo yêu cầu có 	 “hãy” trước động từ
	“đi” hoặc “nào” sau động từ
	“xin” hoặc “mong” trước chủ ngữ
 - Nêu tình huống có thể dùng câu khiến nói trên.
Ví dụ 1: Chuyển các câu kể thành câu khiến
- Nam đi học
- Thanh đi lao động
- Ngân chăm chỉ
- Giang phấn đấu học giỏi.
Với bài tập này trước hết tôi cho học sinh phân tích mẫu: - Nam đi học!
	-Nam phải đi học!
	- Nam hãy đi học!
Cho học sinh nhận xét mẫu so với câu ban đầu: Thêm cac từ “đi”, “phải”,
“hãy” ứng với lời yêu cầu ở mức nặng –nhẹ tuỳ thuộc vào mỗi lời yêu cầu.
	- Nam đi học đi ! 	(yêu cầu nhẹ nhàng)
	- Nam phải đi học!	( yêu cầu bắt buộc)
	- Nam hãy đi học đi! 	( yêu cầu mang tính ra lệnh)
Sau đó tôi tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm ( 3 nhóm ứng với 3 tổ), 
mỗi tổ một câu rồi nêu miệng nhận xét.
	Tôi chốt lại học sinh: Muốn đặt câu khiến có thể dùng một trong các cách sau: Thêm các từ hãy, đừng, chớ, nên, phải vào trước động từ... và cuối câu dùng dấu chấm than (!).
	Cùng phương pháp tổ chức này tôi cho học sinh làm ví dụ 2.
	Ví dụ 2: Đặt câu khiến cho những yêu cầu dưới đây:
	a. Câu khiến có hãy ở trước động từ.
	b. Câu khiến có đi hoặc nào ở trước động từ.
	c. Câu khiến có xin hoặc mong ở trước chủ ngữ.
	Phần này học sinh không còn bỡ ngỡ về cách đặt câu khiến.
	a. Bạn hãy làm bài tập đi!
	b. Mong các em làm bài tập thật tốt!
	4. Câu cảm: (câu cảm thán)
	Yêu cầu học sinh hiểu câu cảm là câu dùng để bộc lộ cảm xúc (vui mừng, thán phục, đau xót, ngạc nhiên...) của người nói.
	Lưu ý trong câu cảm thường có các từ ngữ: ôi, chao, chà, trời, quá, lắm, thật...Khi viết câu cảm cuối câu thường có dấu chấm than (!).
	Ví dụ 1: Đặt câu cảm cho các tình huống sau:
	a. Cô giáo ra một bài toán khó, cả lớp chỉ một bạn làm được. Hãy đặt câu cảm để bày tỏ sự thán phục.
	b. Vào ngày sinh nhật của em, có một bạn cũ đã chuyển trường từ lâu bỗng nhiên tới chúc mừng em. Hãy đặt câu cảm để bày tỏ sự ngạc nhiên và vui mừng.
	Tôi đã tổ chức cho học sinh làm việc cặp đôi và đóng vai trò trong tình huống, một bạn nêu, một bạn trả lời, cả lớp nhận xét bổ sung.
	a. Ôi, bạn giỏi quá!
	b. Ôi, bất ngờ quá, tớ cảm ơn bạn!
	Tôi cho học sinh suy nghĩ tìm thêm các tình huống khác đặt câu cảm, nêu cá nhận để các bạn nhận xét.
	Ví dụ 2: Những câu cảm sau đây bộ lộ cảm xúc gì? 
	a. Ôi, bạn Nam đến kìa!
	b. ồ, bạn Nam thông minh quá!
	c. Trời, thật là kinh khủng!
	Theo tôi phần này tôi cho h

File đính kèm:

  • docPP to chuc day cac dang bai tap ren luyen tu va caucho HS lop4.doc