Thiết kế hoạt động giáo dục Đạo đức lớp 4

I.Mục tiêu :

Học xong bài này học sinh có khả năng :

1. Nhận thức được:

- Cần phải trung thực trong học tập.

- Giá trị của trung thực nói chung và trung thực trong học tập nói riêng.

2. Biết trung thực trong học tập

3. Biết đồng tình, ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập.

II . Tài liệu và phương tiện dạy học.

GV chuẩn bị :

- SGK Đạo đức 4

- Phiếu BT 1

- Các mẫu chuyện, tấm gương về sự trung thực trong học tập

HS chuẩn bị :

- Thẻ mặt cười, mếu

- SGK Đạo đức.

III Tiến trình

 

doc49 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 8907 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Thiết kế hoạt động giáo dục Đạo đức lớp 4, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: SƯU TẦM CHUYỆN KỂ,THƠ, CA DAO, TỤC NGỮ
 NÓI VỀ SỰ BIẾT ƠN THẦY CÔ GIÁO
+ Yêu cầu các nhóm viết lại các câu thơ, ca dao tục ngữ đã sưu tầm được vào một tờ giấy; tên các chuyện kể sưu tầm được vào tờ giấy khác; và ghi tên kỉ niệm khó quên của mỗi thành viên vào tờ giấy còn lại.
- HS làm việc theo nhóm.
Lần lượt từng HS trong nhóm ghi vào giấy các nội dung theo yêu cầu của GV (không ghi trùng lặp).
Cử người đọc các câu ca dao, tục ngữ.
 THI KỂ CHUYỆN
+ Yêu cầu lần lượt từng nhóm lên kể chuyện. Cử + Hỏi HS : Em thích nhất câu chuyện nào ? Vì sao ?
+ Kết luận : Các câu chuyện mà các em được nghe đều thể hiện bài học gì ?
Dù chúng ta đã học lớp khác có nhiều bạn vẫn nhớ thầy cô giáo cũ. Đối với thầy cô gióa cũ hay thầy cô giáo mới, các em phải ghi nhớ : chúng ta luôn phải biết yêu quí, kính trọng, biết ơn thầy cô.
+ HS mỗi nhóm lần lượt lên kể chuyện.
Các HS khác nhận xét, bày tỏ cảm nhận về các câu chuyện.
- Trả lời
- Lắng nghe.
 SẮM VAI XỬ LÍ TÌNH HUỐNG
+ Đưa ra 3 tình huống :
- HS làm việc theo nhóm.
+ Các nhóm đọc các tình huống được giao và thảo luận đưa ra cách giải quyết, đóng vai thể hiện tình huống. Cách giải quyết tốt: 
Tình huống 1 : Cô giáo lơpù em đang giảng bài thì bị mệt không thể tiếp tục. Em sẽ làm gì ?
Tình huống 2 : Cô giáo chủ nhiệm lớp em còn trẻ, con cô còn nhỏ, chồng cô đi công tác xa. Các em sẽ làm gì để giúp cô ?
Tình huống 3 : Em và một nhóm bạn trên đường đi học về thì gặp con một cô giáo đang đi học về một mình. Nam liền nói : A, nó là con cô giáo Lan đấy. Hôm qua cô ấy mắng oan tớ. Hôm nay tớ phải trêu con bé này cho bõ tức. Trước tình huống đó, em sẽ xử lí thế nào ? 
- Yêu cầu các nhóm thể hiện cách giải quyết (nếu trùng cách giải quyết thì không lặp lại).
+ Hỏi : Em có tán thành cách giải quyết của nhóm bạn không ?
+ Hỏi : Tại sao em lại chọn cách giải quyết đó ? Cách làm đó có tác dụng gì ?
+ Kết luận :
Tình huống 1, 2 : Các em đã nghĩ ra những việc làm thiết thực để biết ơn thầy cô giáo, điều đó thể hiện sự biết ơn thầy cô.
Tình huống 3 : Mặc dù em bị hiểu lầm, em vẫn cần phải kính trọng thầy cô vì thầy cô là người lớn hơn ta, lại là người dạy học cho chúng ta. Thầy cô giáo cũng có lúc mắc lỗi.
Chúng ta sẽ tìm cách khác để thầy cô hiểu rõ hơn chúng ta nhưng không được xúc phạm thầy cô. 
Tình huống 1: Sẽ bảo các bạn giữ trật tự cử 1 bạn xuống trạm y tế báo với bác sĩ, 1 bạn báo với cô hiệu trưởng, 1 số bạn xoa dầu gió nếu cô cần.
Tình huống 2 : Đến thăm gia đình cô, phân công nhau đến giúp cô trông em bé, quét nhà, nhặt rau…
Tình huống 3 : Khuyên bạn Nam không làm thế, vì như thế là không kính trọng cô giáo, là bắt nạt em bé. Và khuyên các bạn cùng đưa em bé về nhà.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- Lắng nghe.
C.Hoạt động ứng dụng
- Yêu cầu HS :
Đọc các câu thơ, ca dao tục ngữ nói về sự biết ơn các thầy cô giáo cho người thân nghe
BÀI 9: Yêu lao động (2 tiết)
(Chưa có thiết kế)
BÀI 10: Thực hành kĩ năng (1 tiết)
(Chưa có thiết kế)
BÀI 11: Kính trọng biết ơn người lao động (2 tiết)
MỤC TIÊU: 
1. Học sinh hiểu: vai trò quan trọng của người lao động.
2. Học sinh biết: Vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động.
3. Học sinh có thái độ: Cư xử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ.
TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
* Học sinh:
- SGK Đạo đức 4
- Thẻ mặt cười/khóc hoặc thẻ đúng sai.
*Giáo viên:
- Phiếu bài tập cho HĐCB số 4.
TIẾN TRÌNH:
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài: Buổi học đầu tiên.
 Năm nay, lớp 4A có cô giáo mới. Buổi đầu tiên làm quen với lớp, cô giáo yêu cầu:
 - Các em hãy giới thiệu đôi nét về bản thân và gia đình mình.
 Cả lớp sôi động hẳn lên, bạn nào cũng hào hứng:
 - Thưa cô, em tên là Hồng. Bố mẹ em là công nhân nhà máy điện ạ.
 - Thưa cô, em tên là Sơn. Bố em là bộ đội biên phòng, mẹ em là giáo viên ạ.
 - Thưa cô, em tên là Trang. Bố em là phóng viên, mẹ em là bác sĩ ạ.
 Đến lượt Hà, cũng như các bạn, em kể rất tự hào :
 - Thưa cô, em là Hà. Bố mẹ em đều làm nghề quét rác ạ.
 Trong lớp bỗng rộ lên những tiếng cười. Hà ngơ ngác nhìn quanh, rồi như hiểu ra, mặt em đỏ bừng, rơm rớm nước mắt. Cô giáo bước đến bên Hà, âu yếm đặt tay lên vai em :
 - Cảm ơn bố mẹ em, những người lao động đã giữ cho thành phố của chúng ta luôn sạch đẹp. Không có nghề nào là tầm thường, chỉ có những kẻ lười biếng, vô công rồi nghề mới đáng xấu hổ.
 Không khí im lặng bao trùm lớp học. Những bạn lúc trước cười to nhất, giờ cúi mặt ngượng ngùng…Một bạn rụt rè đứng dậy :
 - Thưa cô, chúng em thật có lỗi. Chúng em xin lỗi cô, xin lỗi bạn Hà.
 THÙY DUNG
2. Thảo luận và trả lời câu hỏi:
a) Vì sao một số bạn trong lớp lại cười khi nghe bạn Hà giới thiệu về nghề nghiệp của bố mình?
b) Nếu em là bạn cùng lớp với Hà, em sẽ làm gì trong tình huống đó? Vì sao?
c) Các nhóm HS trình bày kết quả thảo luận và giải quyết tình huống, các nhóm khác trao đổi, tranh luận.
d) GV kết luận: Cơm ăn, áo mặc, sách học và mọi của cải khác trong xã hội có được là nhờ những người lao động. Em phải kính trọng và biết ơn người lao động.
3. Hỏi – đáp:
Theo em, trong số những người nêu dưới đây, ai là người lao động? Vì sao?
a) Nông dân	h) Giáo viên
b) Bác sĩ	i) Kẻ buôn bán ma túy
c) Người giúp việc trong gia đình	k) Kẻ buôn bán phụ nữ, trẻ em
d) Người lái xe ôm	l) Người ăn xin
đ) Giám đốc công ti	m) Kẻ trộm
e) Nhà khoa học	n) Kĩ sư tin học
g) Người đạp xích lô	n) Nhà văn, nhà thơ
4. Thảo luận và làm bài vào phiếu bài tập.
Em hãy cho biết, nhữnh người lao động trong các tranh dưới đây làm nghề gì và công việc đó có ích cho xã hội như thế nào?
NHÓM
Tranh
Nghề
Lợi ích mang lại cho xã hội
5. Những hành động, việc làm nào dưới đây thể hiện sự kính trọng và biết ơn người lao động?
a) Chào hỏi lễ phép 
b) Nói trống không 
c) Giữ gìn sách vở, đồ dùng, đồ chơi 
d) Dùng hai tay khi đưa hoặc nhận vật gì
đ) Học tập gương những người lao động 
e) Quý trọng sản phẩm lao động
g) Giúp đỡ người lao động những việc phù hợp với khả năng
h) Chế giễu người lao động nghèo, người lao động chân tay
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH	
1. Các nhóm đóng vai và xử lí tình huống.
a) Giữa trưa hè, bác đưa thư mang thư mang thư đến cho nhà Tư. Tư sẽ…
b) Hân nghe mấy bạn cùng lớp nhại tiếng của một người bán hàng rong. Hắn sẽ…
c) Các bạn của Lan đến chơi và nô đùa trong khi bố đang ngồi làm việc ở góc phòng. Lan sẽ…
* Các nhóm đóng vai và xử lí tình huống, các nhóm – GV nhận xét và KL cách xử lí phù hợp nhất.
2. Trình bày sản phẩm.
Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hát, tranh ảnh, truyện…nói về người lao động.
a) Các nhóm lần lượt trưng bày sản phẩm của mình tại bàn nhóm và GV mời cả lớp cùng đứng dậy đi tham quan sản phẩm của các nhóm.
b) GV nhận xét sản phẩm của các nhóm và nêu một số sản phẩm hay.
3. Thực hành.
Hãy kể, viết hoặc vẽ về mọt người lao động mà em kính phục, yêu quý nhất. 
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Thực hiện những lời nói và việc làm thể hiện sự kính trọng, biết ơn người lao động.
BÀI 12: Lịch sự với mọi người (2 tiết)
(Chưa có thiết kế)
BÀI 13: Giữ gìn các công trình công cộng (2 tiết)
I. MỤC TIÊU :
1.HS hiểu :
- Các công trình cộng cộng là tài sản chung của xã hội.
- Mọi người phải có trách nhiệm bảo vệ giữ gìn .
- Những việc cần làm để giữ gìn các công trình cộng cộng.
2. Biết tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ các công trình cộng cộng.
3. Có thái độ phản đối những hành vi không biết giữ gìn và bảo vệ các công trình cộng cộng.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: 
1. HS chuẩn bị .
- Vở bài tập Đạo đức 4 . SGK Đạo đức 4
- Mỗi HS có 3 tấm bìa xanh, đỏ, vàng .
2. GV chuẩn bị .
- Phiếu thông tin bài tập 4 HĐTH.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN :
1 . Xử lí tình huống
.
a. HS quan sát tranh và đọc thông tin.
Đi học về qua nhà văn hóa xã Tuấn rủ Thắng : “Tường quét vôi trắng thế này mà vẽ con ngựa lên đó thì đẹp lắm đây.ta vẽ đi ,Thắng ơi !”
b. Các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi.
Nếu em là bạn Thắng trong tình huống trên em sẽ làm gì ? Tại sao? 
c . Các nhóm trình bày kết quả .
d. GV kết luận : Nhà văn hóa xã là một công trình công cộng, là nơi sinh hoạt văn hóa chung của nhân dân, được xây dựng bởi nhiều công sức ,tiền của . Vì vậy ,Thắng cần phải khuyên Hùng nên giữ gìn, không được vẽ lên đó.
GV: Yêu cầu HS Làm Bài tập 1 vở bài tập Đạo đức 4 / 32.-Yêu cầu HS trình bày .
2. (Bài tập 1, SGK)
 Trong những tranh dưới đây, tranh nào vẽ hành vi, việc làm đúng? Vì sao?
a. GV giao cho từng nhóm HS thảo luận bài tập 1
b. Các nhóm thảo luận .
c. HS trình bày .
d. Gv kết luận :
- Tranh 1: Sai 
- Tranh 2 : Đúng
- Tranh 3 : Sai
- Tranh 4 : Đúng 
GV: Yêu cầu HS Làm Bài tập 2 vở bài tập Đạo đức 4 / 33.
- Yêu cầu HS trình bày
3. Xử lý tình huống
 Một hôm, hi đi chăn trâu ở gần đường sắt, Hưng thấy một số thanh sắt nối đường ray đã bị bọn trộm lấy đi .
Nếu em là bạn Hưng em sẽ làm gì khi đó ? Vì sao?
Trên đường đi học về, Toàn thấy mấy bạn nhỏ ném đất vào các biển báo giao thông
Theo em Toàn nên làm gì trong tình huống đó? Vì sao?
GV yêu cầu các nhóm thảo luận,xử lý tình huống .
Các nhóm HS thảo luận .
Theo từng nội dung,đại diện các nhóm trình bày,bổ sung tranh luận ý kiến trước lớp .
GV: Kết luận :
Cần báo cho người lớn hoặc những người có trách nhiệm về việc này (Công an ,nhân viên đường sắt …)
Cần phân tích lợi ích biển báo giao thông,giúp các bạn nhỏ thấy rõ tác hại của hành động ném đất đá vào biển báo giao thông và khuyên ngăn họ .
 GV: Yêu cầu HS Làm Bài tập 3 vở bài tập Đạo đức 4 / 33.
 -Yêu cầu HS trình bày
GV: Mời 2-3 HS đọc phần ghi nhớ 
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Báo cáo kết quả điều tra 
Em hãy cùng các bạn trong nhóm tìm hiểu tình trạng hiện tại của một vài công trình công cộng ở địa phương mình và nêu biện pháp để giữ gìn chúng theo mẫu bảng sau
Số thứ tự 
Công trình công cộng
Tình trạng hiện tại 
Biện pháp giữ gìn
Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả điều tra về những công trình công cộng ở địa phương .
Cả lớp thảo luận về các bản báo cáo như :
Làm rõ ,bổ sung ý kiến về thực trạng các công trình và nguyên nhân .
Bàn cách 

File đính kèm:

  • docHDGD DAO DUC 4 VNEN.doc
Giáo án liên quan