Giáo án lớp 4 - Tuần 2

I. Mục đích yêu cầu:

 - Giọng đọc phù hợp với tính cách mạnh mẽ nhân vật Dế Mèn.

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối.

- Chọn được danh hiệu phù hợp với tính cách của Dế Mèn (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

* HS khá giỏi chọn đúng danh hiệu hiệp sĩ và giải thích được lý do vì sao lựa chon (CH4).

II. Chuẩn bị: - Gv : Tranh SGK phóng to, băng giấy hoặc (bảng phụ) viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.

 - HS : Xem trước bài trong sách

 

doc37 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1468 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c rút những bài học kinh nghiệm cho con cháu 
- Truyền thống tốt đẹp, bản sắc của dân tộc, của ông cha ta từ bao đời nay .
Ý1: Ca ngợi truyện co,å đề cao lòng nhân hậu, ăn ở hiền lành 
+ HS đọc đọan 2
- Bài thơ gợi cho em nhớ những truyện cổ: Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường,..
- Tấm Cám: thể hiện công bằng trong cuộc sống, ở hiền gặp lành 
- Đẽo cày giữa đường: khuyên người ta phải tự tin, không nên thấy ai nói thế nào cũng làm theo 
….Thạch Sanh, Sự tích hồ Ba Bể, Nàng tiên Ốc …
+ HS đọc 
- Hai câu thơ cuối bài là lời ông cha răn dạy con cháu đời sau: hãy sống nhân hậu, độ lượng, công bằng, chăm chỉ, tự tin 
Ý2: Bài học quý của ông cha ta muốn răn dạy con cháu đời sau.
Ý nghĩa: Ca ngợi truyện cổ nước ta vừa nhân hậu, thông minh vừa chứa đựng kinh nghiệm quý báu của cha ông. 
+ HS lần lượt nêu 
HS đọc thầm 
HS đọc thuộc
HS thi đọc thuộc 10 dòng thơ đầu hoặc cả bài thơ
HS trả lời 
********************************
TOAÙN:
HAØNG VAØ LÔÙP.
I. Mục tiêu : Giúp HS nhận biết được:
 - Biết được các hàng trong lớp đơn vị, lớp nghìn. 
 - Biết giá trị của chữ số theo vị trí của từng chữ số đó trong mỗi số. 
 - Biết viết số thành tổng theo hàng. (Bt1, 2, 3) 
 - Giúp các em tính cẩn thận, chính xác và trình bày sạch đẹp. 
II. Chuẩn bị : - GV : Bảng phu ïkẻ sẵn như phần bài học SGK. 
 - HS : Xem trước bài, VBT.
III. Các hoạt động dạy - học :
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 
1. Ổn định : Nề nếp.
2. Bài cũ : 
3. Bài mới : - Giới thiệu bài, ghi đề.
HĐ1: Giới thiệu lớp đơn vị, lớp nghìn: 
H. Nêu tên các hàng đã học theo thứ tự từ nhỏ đến lớn?
 GV treo bảng phụ giới thiệu: 
H. Lớp đơn vị gồm mấy hàng, là những hàng nào? 
H. Lớp nghìn gồm mấy hàng, là những hàng nào? 
GV viết số 321 vào cột số ở bảng phu ïvà yêu cầu HS đọc
H. Hãy viết các chữ số của số 321 vào các cột ghi hàng trên bảng phụ.
 GV làm tương tự với các số: 654000, 654321. 
H. Nêu các chữ số ở các hàng của số: 321, 654000, 654321? 
* Lưu ý cho HS: Khi viết các chữ số vào cột ghi hàng nên viết theo các hàng từ nhỏ đến lớn (từ phải sang trái). 
 Yêu cầu HS đọc thứ tự các hàng từ đơn vị đến trăm nghìn. 
HĐ2 : Thực hành
Bài 1:
H. Nêu nội dung của các cột trong bảng số của bài tập? 
- H. Hãy đọc số của dòng thứ nhất?
- H. Hãy viết số năm mươi tư nghìn ba trăm mười hai?
 Yêu cầu HS viết các chữ số của sô 54312 vào cột thích hợp trong bảng. 
- H. Số 54312 có những chữ số hàng nào thuộc lớp nghìn ? 
H. Các chữ số còn lại thuộc lớp gì? 
Hướng dẫn làm tiếp các phần còn lại.
Nhận xét và ghi điểm HS. 
Bài 2a: - Yêu cầu HS làm vào vở nháp.
Gọi HS đọc yêu cầu của bài. 
Yêu cầu từng cặp đọc cho nhau nghe các số và ghi lại chữ số 3 ở mỗi số đó thuộc hàng nào, lớp nào? 
Gvcho HS nêu kết quả .
GV nhật xét , sửa sai.
Bài 2b: Gọi HS đọc yêu cầu của bài. 
H. Dòng thứ nhất cho biết gì?
H. Dòng thứ hai cho biết gì? 
GV viết lên bảng số 38 753 yêu cầu HS đọc. 
H. Chữ số 7 thuộc hàng nào, lớp nào? 
(Chữ số 7 thuộc hàng trăm, lớp đơn vị ). 
H. Giá trị của chữ số 7 trong số 38 753 là bao nhiêu? (700).
 Bài 3 : HS đọc yêu cầu của bài. 
GV viết lên bảng : 52 314
H. Số 52 314 gồm mấy trăm nghìn, mấy chục nghìn, mấy nghìn, mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị? (Số 52 314 gồm 5 chục nghìn, 2 nghìn, 3 trăm, 1 chục, 4 đơn vị. )
H. Hãy viết số 52 314 thành tổng các chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị? 
- Gọi 3 em lên bảng sửa bài, dưới lớp nhận xét.
- Sửa bài chung cho cả lớp.
Bài 4 :- Yêu cầu HS làm vào VBT.
GV lần lượt đọc từng số trong bài cho HS viết
- 1 HS lên bảng sửa.
Lớp theo dõi, nhận xét, làm vào vở. 
Bài 5 :- Yêu cầu HS đọc đề, 2 em tìm hiểu đề trước lớp.
- Gọi 1 em lên bảng sửa bài, dưới lớp nhận xét.
- Sửa bài chung cho cả lớp.
- Yêu cầu HS đổi vở chấm cho nhau và sửa bài
4. Củng cố 
 Nhấn mạnh một số bài HS hay sai.
- Hướng dẫn bài luyện tập thêm về nhà.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: Về nhà làm bài luyện thêm, chuẩn bị bài: So sánh các số có nhiều chữ số.
Hát
- Hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn. 
- Lớp đơn vị gồm ba hàng là hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm.
- Lớp nghìn gồm hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn. 
HS nêu, các bạn nhận xét, bổ sung. 
 Theo dõi.
Bài 1:
Vài em nhắc lại.
Lớp theo dõi, nhận xét và bổ sung.
- Vài em đọc. 
- 1 em lên bảng. Lớp thực hiện cá nhân.
- Lần lượt lên bảng thực hiện, lớp theo dõi và nhận xét. 
- Lần lượt nêu. 
1 em đọc. 
2 em đọc: Năm mươi tư nghìn ba trăm mười hai. 
- 1 HS lên bảng viết, lớp viết nháp : 54312. 
- 1 HS lên viết , cả lớp nhận xét. 
- HS nêu: Chữ số 5 thuộc hàng chục nghìn và 4 hàng nghìn thuộc lớp nghìn.
- Lớp đơn vị. 
Bài 2a 2 em đọc. 
Đáp án:
Số 46 307 chữ số 3 ở hàng trăm, lớp đơn vị. 
Số 56 032 chữ số 3 ở hàng chục, lớp đơn vị. 
Số 123 517 chữ số 3 ở hàng nghìn, lớp nghìn. 
Số 305 804 chữ số 3 ở hàngtrăm nghìn, lớp nghìn. 
Số 960 783 chữ số 3 ở hàng đơn vị , lớp đơn vị. 
* Bài 2b. Ghi giá trị chữ số 7 trong mỗi số ở bảng sau (theo mẫu).
Số
38753
67021
79518
302617
715519
Giá trị của chữ số 7
700
7000
70 000
7
700 000
- HS nêu, bạn nhận xét. 
Bài 3. Viết mỗi số sau thành tổng (theo mẫu).
503 060 = 500 000 +3 000 + 60. 
83 760 = 80 000 + 3 000 + 700 + 60. 
176 091 = 100 000 + 700 000 + 60 000 + 90
 Đổi vở chấm và sửa bài nếu sai
- 1 em lên bảng làm, cả lớp làm vào vở. 
 Bài 4. Viết số…
a/ 500 735. c/ 204 060
b/ 300 402. d/ 82. 
Bài 5. Viết số thích hợp vào chỗ chấm (theo mẫu)
a) Lớp nghìn của số 603 786 gồm các chữ số: 6; 0; 3. 
b) Lớp đơn vị của số 603 785 gồm các chữ số: 7; 8; 5. 
c) Lớp đơn vị của số 532 004 gồm các chữ số: 0; 0; 4. 
- Lắng nghe.
- Nghe và ghi bài tập về nhà.
*****************************************8**********************
ĐỊA LÝ:
DÃY HOÀNG LIÊN SƠN
I/ Mục tiêu:
 - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của dãy Hoàng Liên Sơn:
 + Dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt nam: có nhiều đỉnh nhọn, sườn núi rất dốc, thung lũng thường hẹp và sâu.
 + Khí hậu ở những nơi cao lạnh quanh năm.
 - Chỉ được dãy Hoàng Liên Sơn trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam.
 - Sử dụng bảng số liệu để nêu đặc điểm khí hậu ở mức độ đơn giản: dựa vào bảng số liệu cho sẵn để nhận xét về nhiệt độ của Sa Pa vào tháng 1 và tháng 7.
* HS khá giỏi:
+ Chỉ và đọc tên những dãy núi chính ở Bắc Bộ: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.
+ Giải thích vì sao Sa Pa trở thành khu du lịch, nghỉ mát nổi tiếng ở vùng núi phía Bắc.
II. Đồ dùng dạy - học 
 - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
 - Tranh ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn và đỉnh núi Phan - xi- păng
III. Các họat động dạy - học 
1. Ổn định: Hát
2. Bài cũ : 
	- GV giới thiệu nội dung chương trình môn địa lý.
3. Bài mới : 
GV giới thiệu bài –Ghi đề bài - HS nhắc lại.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 
Hoat động 1: Làm việc cá nhân:
Bước 1: GV chỉ vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn trên bản đồ Địa lý Việt Nam.
Cho HS thảo luận nhóm và làm vào phiếu.
Gọi Hs đọc mục 1 SGK.
H: Kể tên những dãy núi chính ở phía Bắc nước ta?
H': Trong những dãy núi đó dãy núi nào cao nhất?
H: Dãy núi Hoàng Liên Sơn nằm ở phía nào của sông Hồng và sông Đà ?
H: Dãy núi Hoàng Liên Sơn dài bao nhiêu km, rộng bao nhiêu km ? 
H: Đỉnh núi, sườn và thung lũng ở dãy núi Hoàng Liên Sơn như thế nào?
Bước 2: GV yêu cầu HS trình bày kết quả.
GV nhận xét sau đó treo bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam lên bảng
Họat động 2: Thảo luận nhóm
Gv giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm.
+ Chỉ đỉnh núi Phan - xi - păng trên hình 1 và cho biết độ cao của nó?
 + Tại sao đỉnh núi Phan - xi - păng gọi là “nóc nhà" của Tổ Quốc?
GV cho HS quan sát tranh ảnh và mô tả đỉnh núi Phan - xi - păng?
GV nhận xét, kết luận lại.
Hoạt động 3: Làm việc nhóm nhỏ
GV gọi HS đọc thầm mục 2 SGK và cho biết khí hậu những nơi cao ở Hoàng Liên Sơn Như thế nào?
 GV gọi HS chỉ vị trí của Sa Pa trên bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam treo tường.
H': Dựa vào bảng số liệu SGK em hãy nhận xét về nhiệt độ ở Sa Pa
- GV nhận xét chốt lại. 
4. Củng cố, dặn dò 
GV gọi 1 - 2 HS đọc phần bài học SGK
- Nhận xét giờ học 
- Về học thuộc bài học và chuẩn bị cho bài sau. 
1/ Hoàng liên Sơn - dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam.
+ HS quan sát sau đó dựa vào ký hiệu, tìm vị trí của dãy núi Hoàng liên Sơn ở hình 1/ SGK.
- Dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Sông Gâm, dãy Ngân sơn, dãy Bắc Sơn, dãy Đông Triều.
 - Dãy núi Hoàng Liên Sơn cao nhất.
- Dãy núi Hoàng Liên Sơn nằm ở giữa sông Hồng và sông Đà.
- Dãy núi Hoàng Liên Sơn dài 180 km, rộng 30 km.
- Đỉnh núi nhọn, sườn núi rất dốc, thung lũng thường hẹp và sâu.
- HS trình bày trước lớp
HS lên chỉ vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn mô tả dãy núi Hoàng Liên Sơn trên bản đồ.
HS thảo luận trong nhóm.
- HS Chỉ đỉnh núi Phan - xi - păng trên bản đồ. Độ cao của đỉnh núi là 3143 m.
- Tại vì đỉng núi Phan - xi - păng cao nhất nước ta và có hình dạng giống như nóc nhà.
 - Đỉnh núi Phan - xi - păng nhọn, xung quanh có mây mù che phủ. 
 HS 1 - 2 nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
2/ Khí hậu lạnh quanh năm.
- Khí hậu ở những nơi cao lạnh quang năm, nhất là vào những tháng mùa đông, đôi khi có tuyết rơi, từ độ cao 2000m đến 2500m thường mưa nhiều, rất lạnh, từ độ cao 2500 m trở lên khí hậu càng lạnh hơn, gió thổi mạnh.
- 1 HS lên chỉ, lớp nhận xét.
- Sa Pa có khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp nên trở thành nơi du lịch, nghỉ mát lý tưởng của vùng núi phía Bắc.
1 - 2 em đọc.
*********************************
KHOA HỌC:
TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI(TT)
I. Mục tiêu : Sau bài học, HS có khả năng:
 - Kể tên được một số cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người: tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết.
 - Biết được nếu một trong các cơ quan trên ngừng hoạt động, cơ thể sẽ chết.
II. Chuẩn bị : - GV: Hình trang 8 SGK, Phiếu học tập.
 - HS : Xem trước bài.
III. Các hoạt động dạy - học :
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 
1. Ổn định : Chuyển tiết.
2. Bài cũ : Trao đổi chất ở người.
H. Trao đổi chất là gì?
H. Con người, thực vật và động vật sống được là nhờ những gì?

File đính kèm:

  • doctuan 2 lop 4.doc
Giáo án liên quan