Giáo án lớp 5 năm 2013 - Tuần 8

 I. Mục tiêu

 - Đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.

 + HS đọc chậm đọc diễn cảm được một đoạn của bài.

 + HS khá,giỏi đọc diễn cảm cả bài.

 -Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng.(Trả lời được các câu hỏi 1,2,4)

 - Cho HS Khá,giỏi trả thêm câu hỏi 3.

 II. Đồ dùng dạy học

GV:Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK,Bảng phụ ghi đoạn cần luyện đọc diễn cảm.

III. Các hoạt động dạy học

 

doc42 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1226 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 5 năm 2013 - Tuần 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bát ngát, thênh thang, vô tận, bất tận, khôn cùng
+ Tả chiều dài: xa tít tắp, tít mù khơi, thăm thẳm, ngút ngát, lê thê, dài ngoẵng, 
+ Tả chiều cao: chót vót, vời vợi, chất ngất, cao vút..
+ tả chiều sâu: hun hút, thăm thẳm, hoăm hoắm..
- HS suy nghĩ đặt câu vào vở.
+HS thi cá nhân
+ Tả tiếng sóng: ì ầm, ầm ầm, ầm ào, rì rào, ì oạp, oàm oạp, lao xao, thì thầm
+ Tả làn sóng nhẹ: lăn tăn, dập dềnh, lững lờ, trườn lên, bò lên, ..
+ Tả đợt sóng mạnh: cuồn cuộn, trào dâng, ào ạt, cuộn trào, điên cuồng, dữ dội, khủng khiếp..
- HS suy nghĩ đặt câu vào vở .
3. Củng cố dặn dò
-Cho HS nhắc lại các từ chỉ sự vật,hiện tượng trong thiên nhiên.
- Còn thời gian thì cho HS thi đọc TL các thành ngữ ,tục ngữ BT2.
- Dặn HS về nhà ghi nhớ các từ miêu tả không gian, sông nước, học thuộc các câu tục ngữ, thành ngữ; chuẩn bị bài sau Luyện tập về từ nhiều nghĩa.
* * *
Rút kinh nghiệm :………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………….
 Tiết :2
Môn: Toán
BàI 38 :Luyện tập
i.mục tiêu
 Giúp HS biết:
- So sánh hai số thập phân.
- Sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn.
- Làm bài tập 1,2,3; bài 4 (a).
HS khá ,giỏi làm thêm bài 4b.
II Đồ DùNG DạY HọC
 Bảng con 
iiI. các hoạt động dạy - học 
1. Kiểm tra bài cũ
 - Muốn so sánh hai STP ta có thể làm NTN?
 -Sắp xếp các STP sau theo thứ tự từ bé đến lớn:
 8,123; 7,645; 8,231; 9,01; 7,546.
2. Dạy - học bài mới
2.1.Giới thiệu bài
2.2.Hướng dẫn luyện tập
Bài 1
- Tổ chức cho HS làm bài cá nhân.
-Em Ngọc lên bảng làm bài.
- Yêu cầu HS khá, giỏi giải thích cách làm của từng phép so sánh trên.
Bài 2
- Tổ chức cho HS làm bài cá nhân.
Gọi em Thư lên bảng.GV chấm vở HS yếu.
-GV cùng lớp nhận xét,chữa bài.
Bài 3
- Tổ chức cho HS làm bài cá nhân.
-GV kiểm tra kết quả trên bảng con.
Bài 4(a)
-Gọi 1 hs lên bảng
- Theo dõi giúp đỡ HS gặp khó khăn.
 - Lưu ý HS khá, giỏi làm thêm ý b 
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi.
- HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
84,2 > 84,19 47,5= 47,500
6,843 89,6
- 1 HS lên bảng làm bài.
Sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là :
4,23 ; 4,32 ; 5,3 ; 5,7 ; 6,02
* Để 9,78 < 9,718 thì x < 1
Vậy x = 0
Ta có : 9,708 < 9,718
a) 0,9 < < 1,2
 = 1 vì 0,9 < 1 < 1,2
b) 64,97 < <65,14
 = 65 vì 64,97 < 65 < 65,14
3. Củng cố dặn dò
GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà xem lại các bài tập và chuẩn bị bài sau.
* * *
Rút kinh nghiệm :………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Tiết3
Môn: Kể chuyện
Bài 8 : Kể chuyện đã nghe, đã đọc
 I.Mục tiêu
- Biết kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
- Biết trao đổi về trách nhiệm của con người đối với thiên nhiên ; biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
- HS khá, giỏi kể được câu chuỵên ngoài SGK; nêu được trách nhiệm giữ gìn thiên nhiên tươi đẹp.
Tích hợp nội dung Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Chủ đề Bác Hồ rất yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên.
Nội dung tích hợp: Gợi ý HS kể câu chuyện về tình yêu thiên nhiên và việc làm bảo vệ thiên nhiên của Bác Hồ( Câu chuyện Chiếc rễ đa tròn;…)
II. Đồ dùng dạy học
 -Một vài sách,truyện.
III. Các hoạt động dạy- học Tiết 2
A. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu 3 HS nối tiếp nhau kể lại truyện Cây cỏ nước Nam
B. Bài mới
 1. Giới thiệu bài:
Tiết kể chuyện hôm nay,các em tiếp tục thực hành kể chuyện Cây cỏ nước Nam.
 2. Hướng dẫn kể chuyện
 a) Tìm hiểu đề
- Gọi HS đọc đề bài, GV dùng phấn mà gạch chân dưới các từ: được nghe, được đọc, giữa con người với thiên nhiên.
 - Gọi HS đọc phần gợi ý
- Em hãy giới thiệu những câu chuyện mà em sẽ kể cho các bạn nghe.
GV nhận xét
GV yêu cầu HS khá,giỏi KC ngoài SGK.
Giáo viên giới thiệu Bác Hồ rất yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên. Em có biết câu chuyện nào nói về tình yêu thiên nhiên và việc làm bảo vệ thiên nhiên của Bác Hồ( Câu chuyện Chiếc rễ đa tròn;…) thì em kể cho các bạn nghe.
 b) kể trong nhóm
 - Chia nhóm 4 yêu cầu HS kể cho các bạn trong nhóm nghe câu chuyện của mình 
GV gợi ý cho HS trao đổi về nội dung chuyện: 
+ Chi tiết nào trong truyện làm bạn nhớ nhất?
+ Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
+ Câu chuyện của bạn có ý nghĩa gì?
 c) Thi kể và trao đổi về ý nghĩa của truyện
- Tổ chức HS thi kể. 
- Gọi HS nhận xét. 
- GV nhận xét cho điểm.
- 3 HS nối tiếp nhau kể lại,nêu ý nghĩa câu chuyện.
- HS đọc đề bài
- HS đọc phần gợi ý
- HS giới thiệu
- HS kể cho nhau nghe
- HS kể
- Nhận xét lời bạn kể.
- Lớp bình chọn 
3. Củng cố dặn dò
- Con người cần làm gì để thiên nhiên luôn tươi đẹp? ( HS giỏi)
- Nhắc HS có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên và tuyên truyền vân động nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
- Chuẩn bị một câu chuyện về một lần đi thăm cảnh đẹp của mình.
 * * *
Rút kinh nghiệm :…………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Tiết 4
 Khoa học
Bài: Phòng tránh HIV/ AIDS
I. Mục tiêu
Giúp HS
- Biết nguyên nhân và cách phòng tránh HIV/ AIDS.
II. Đồ dùng dạy - học
- Hình minh hoạ trang 35 SGK. 
- HS sưu tầm thông tin, tranh ảnh về phòng tránh HIV/AIDS.
 Giáo dục HS kĩ năng sống:kĩ năng tìm kiếm ,xử lí thông tin,trình bày hiểu biết về HIV/AIDS và cách phòng tránh bệnh HIV/ AIDS; kĩ năng hợp tác với các thành viên trong nhóm.
III. Các hoạt động dạy - học 
A- Kiểm tra bài cũ: 
+ Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào?
+ Chúng ta làm thế nào để phòng bệnh viêm gan A? 
+ Bệnh nhân mắc bệnh viêm gan A cần làm gì?
B-Bài mới
 1- Giới thiệu bài:
 2 -Giảng bài:
Hoạt động 1
HIV/AIDS là gì? Các con đường lây truyền HIV/AIDS
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi "Ai nhanh, ai đúng?"
+ Chia HS thành các nhóm, mỗi nhóm 4 HS yêu cầu HS thảo luận tìm câu trả lời tương ứng với các câu hỏi. Sau đó viết vào một tờ giấy.
+ Nhóm làm nhanh nhất, đúng là nhóm thắng cuộc.
- Nhóm xong trước dán phiếu lên bảng. Các em khác nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, khen ngợi nhóm thắng cuộc.
-GVchốt lại: Nguyên nhân nhiễm HIV/AIDS là do:tiêm chích ma túy,dùng chung bơm kim tiêm,dùng chung dụng cụ có thể dính máu như: dao cạo,bàn chải đánh răng,kim châm; quan hệ tình dục với người nhiễm HIV.
* Muốn biết một người có bị nhiễm HIV hay không người ta phảI xét nghiệm máu.
 Giáo dục HS kĩ năng sống:kĩ năng tìm kiếm ,xử lí thông tin trình bàyhiểu biết về HIV/AIDS và cách phòng tránh bệnh HIV/ AID trong nhóm.
Giá
- Hoạt động theo hướng dẫn của GV.
- Trao đổi, thảo luận, làm bài.
- Lời giải đúng:
	1.c	3.d	5.a
	2.b	4.e
Hoạt động 2 Cách phòng tránh HIV/AIDS
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ trang 35 và đọc các thông tin.
- Em biết những biện pháp nào để phòng tránh HIV/AIDS?
- Nhận xét, khen ngợi những HS có kiến thức về phòng tránh HIV/AIDS.
- GV chốt lại.
- 
- 4 HS tiếp nối nhau đọc thông tin.
- Tiếp nối nhau phát biểu ý kiến trước lớp:
+ Thực hiện nếp sống lành mạnh, chung thuỷ.
+ Không nghiện hút, tiêm chích ma tuý.
+ Dùng bơm kim tiêm tiệt trùng dùng một lần rồi bỏ đi.
+ Khi phải truyền máu cần xét nghiệm máu trước khi truyền.
+Không quan hệ tình dục với người nhiễm HIV.
+ Phụ nữ nhiễm HIV/AIDS không nên sinh con.
 3-Củng cố – dặn dò:
 -Nêu các cách phòng tránh HIV/AIDS 
 - Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS, nhóm HS tích cực tham gia xây dựng bài.
 - Dặn HS về nhà học bài ,nhớ các cách phòng tranh HIVvà chuẩn bị bài sau.
 * * *
Rút kinh nghiệm
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
 ===========================
Môn: Địa lí
 Bài 8: dân số nước ta
i. mục tiêu
Sau bài học, HS có thể:
- Biết sơ lược về dân số, sự gia tăng dân số của Việt Nam.
- Biết tác động của dân số đông, và tăng nhanh: gây nhiều khó khăn đối với việc đảm bảo các nhu cầu học hành, chăm sóc y tế của người dân về ăn, mặc, ở, học hành, chăm sóc y tế.
- Sử dụng bảng số liệu, biểu đồ để nhận biết một số đặc điểm về dân số và sự gia tăng dân số của nước ta.
- HS khá, giỏi : Nêu một số ví dụ cụ thể về hậu quả của sự gia tăng dân số ở địa phương.
II. Đồ dùng dạy - học
- Bảng số liệu về dân số các nước Đông Nam á năm 2004 
- Biểu đồ gia tăng dân số Việt Nam 
II. các hoạt động dạy - học
 A-Kiểm tra bài cũ 
- 3 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+ Chỉ và nêu vị trí, giới hạn của nước ta trên bản đồ.
+ Nêu vai trò của đất, rừng đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta.
+ Chỉ và mô tả vùng biển Việt Nam. Nêu vai trò của biển đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta.
B-bài mới
 1/Giới thiệu bài
 2/Các hoạt động 
Hoạt động 1
dân số, so sánh dân số việt nam với dân số các nước 
đông nam á
-GV treo bảng số liệu.
- yêu cầu HS đọc bảng số liệu
. GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, xử lý các số liệu và trả lời các câu hỏi sau 
+ Năm 2004, dân số nước ta là bao nhiêu người?
+ Nước ta có dân số đứng hàng thứ mấy trong các nước Đông Nam á?
- Từ kết quả nhận xét trên, em rút ra đặc điểm gì về dân số Việt Nam? (Việt Nam là nước đông dân hay ít dân?)
- GV gọi HS trình bày kết quả trước lớp.
- GV nhận xét, bổ sung câu trả lời cho HS.
- HS đọc bảng số liệu.
- HS làm việc cá nhân và ghi câu trả lời ra phiếu học tập của mình.
+ Năm 2004, dân số nước ta là 82,0 triều người.
+ Nước ta có dân số đứng hàng thứ 3 trong các nước Đông Nam á sau In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin.
+ Nước ta có dân số đông.
- 1 HS lên bảng trình bày ý kiến về dân số Việt Nam theo các câu hỏi trên, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- GV kết luận: Năm 2004, nước ta có số dân khoảng 82 triệu người. Nước ta có số dân đứng thứ 3 ở Đông Nam á và là một trong những nước đông dân trên thế giới (theo tạp trí Dân số và Phát triển, năm 2004 Việt Nam là nước đông dân thứ 14 trên thế giới).
Hoạt động 2
gia tăng dân số ở việt nam
- yêu cầu HS đọc biểu đồ dân số Việt Nam -.
- Biểu đồ thể hiện dân số của nước ta những năm nào? Cho biết số dân nước ta từng năm.
Gọi HS khá,giỏi nêu nhận xét.
+ Từ năm 1979 đến năm 1989 dân số nước ta tăng bao

File đính kèm:

  • docG.A.L.5.T.8.doc
Giáo án liên quan