Phương pháp giảng dạy bộ môn Lịch sử

 Thực hiến kế hoạch kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên theo Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhằm giúp cán bộ, giáo viên giảng dạy môn Lịch sử (THCS) củng cố kiến thức, phương pháp giảng dạy bộ môn Lịch sử.

 Nội dung tài liệu(thời lượng 30 tiết), gồm 3 chuyên đề, cụ thể như sau:

 1. Đổi mới phương pháp sử dụng sách giáo khoa, các tài liệu hướng dẫn và soạn giảng bài học lịch sử trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở.

 2. Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan và các phương tiện trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở.

 3. Đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở.

 Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, về nội dung cũng như hình thức, rất mong sự đóng góp, bổ sung của các thầy, cô giáo và đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn!

 

doc72 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 10770 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Phương pháp giảng dạy bộ môn Lịch sử, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Trực quan hiện vật bao gồm những di tích lịch sử và cách mạng như Hoành Sơn Quan, khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du, khu di tích lịch sử bến đò Thượng Trụ (xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc), Cây đa Tân Trào, Số nhà 48 Hàng Ngang, Thành nhà Hồ… những di vật khảo cổ và di vật thuộc các thời kỳ lịch sử như: gốm đáy nhọn, rìu đá mài có vai ở Di chỉ bãi Phôi Phối (Nghi Xuân), phác vật rìu đá Rú Dầu - xã Đức Đồng (Đức Thọ), các loại rìu đồng ở Hương Sơn, Thạch Hà...; cọc gỗ ở sông Bạch Đằng, mảnh gốm, lưỡi cày đồng, trống đồng…vv. PTTQ hiện vật là loại tài liệu gốc có giá trị, có ý nghĩa to lớn về mặt nhận thức, thông qua việc tiếp xúc với những di tích, học sinh sẽ có những hình ảnh cụ thể, chân thực về quá khứ và từ đó có tư duy lịch sử đúng đắn.
	2. Nhóm thứ hai
	PTTQ gồm những loại mô hình phục chế như: sa bàn, tranh ảnh…
 Do khả năng khôi phục lại hình ảnh của người, đồ vật, hiện tượng quá khứ một cách sinh động, cụ thể và khả năng xác thực bằng các phương tiện của nghệ thuật tạo hình, đồ dùng trực quan tạo hình có nhiều loại.
 2.1. Mô hình sa bàn và các loại phục chế khác 
 Là đồ dùng dạy học tạo hình vừa có tính nghệ thuật, vừa có tính khoa học trong một mức độ nhất định, nó làm sống lại khung cảnh xã hội. GV cần hướng dẫn cho HS làm các mô hình sa bàn, đồ phục chế về công cụ lao động, qua đó rèn luyện cho HS thói quen lao động, làm phong phú kiến thức, ví dụ: sa bàn chiến dịch Điện Biên Phủ, Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, sa bàn về Ngã ba Đồng Lộc…
 2.2. Hình ảnh và hình vẽ lịch sử
 Là đồ dùng trực quan tạo hình có khả năng cung cấp cho HS hình ảnh tương đối hoàn chỉnh và chân thực về quá khứ như hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tranh vua Quang Trung, tranh Khởi nghĩa hai Bà Trưng...vv.
 2.3. Phim học tập (giáo khoa), phim truyện
 Cũng là loại đồ dùng trực quan tạo hình, bằng hình tượng nghệ thuật, để khôi phục lại những hình ảnh điển hình, cụ thể về một sự kiện lịch sử. Nó tạo cho học sinh những ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc về quá khứ.
	Phim truyện và phim học tập cũng có những tính chất của nghệ thuật và tranh giáo khoa nêu trên, nhưng bằng sự phối hợp của âm nhạc, diễn xuất, lời nói, màu sắc… nên có tác động mạnh mẽ đến học sinh như: Phim Sao tháng Tám, Ngã ba Đồng Lộc, Hoa Ban đỏ, phim tư liệu Cách mạng tháng Tám, phim giải phóng miền Nam…vv.
	3. Nhóm thứ ba
 	PTTQ quy ước bao gồm các loại bản đồ lịch sử, đồ thị, đồ họa, niên biểu…
 Loại đồ dùng trực quan này tạo cho HS những ảnh tượng trưng khi phản ảnh những mặt chất lượng và số lượng của quá trình lịch sử, đặc trưng khuynh hướng phát triển của hiện tượng kinh tế - chính trị của đời sống. Nó không chỉ là phương tiện để cụ thể hóa sự kiện mà còn là cơ sở để hình thành khái niệm lịch sử cho HS. Trong dạy học lịch sử ở nhà trường, GV thường sử dụng các loại đồ dùng trực quan quy ước sau:
 3.1. Bản đồ
 Bản đồ Lịch sử nhằm xác định sự kiện trong thời gian và không gian nhất định. Đồng thời bản đồ còn giúp HS suy nghĩ và giải thích các hiện tượng lịch sử về mối quan hệ nhân quả, về tính quy luật và trình tự phát triển của quá trình lịch sử, giúp cho các em củng cố ghi nhớ kiến thức đã học.
 Bản đồ chia thành hai loại chính: bản đồ tổng hợp và bản đồ chuyên đề.
 Bản đồ tổng hợp phản ánh những sự kiện lịch sử quan trọng nhất của một nước hay nhiều nước có liên quan ở một thời kỳ nhất định.
 Bản đồ chuyên đề nhằm diễn tả những sự kiện riêng lẻ hay một mặt của quá trình lịch sử như diễn biến của một trận đánh, sự phát triển kinh tế của một nước trong một giai đoạn lịch sử.
	Trong thực tế dạy học lịch sử cần có sự kết hợp của hai loại bản đồ nêu trên khi trình bày một sự kiện. Việc sử dụng bản đồ trong dạy học là điều kiện cần thiết, không thể thiếu được trong điều kiện nước ta hiện nay. 
 3.2. Niên biểu
 Niên biểu là hệ thống hóa các sự kiện theo thứ tự thời gian, đồng thời nêu mối liên hệ giữa các sự kiện cơ bản của một nước trong một thời kiỳ. Về niên biểu, có thể chia ra mấy loại chính như sau:
Niên biểu tổng hợp là bản thống kê những sự kiện lớn xảy ra trong một thời gian dài. Niên biểu này giúp HS không những ghi nhớ những sự kiện chính, mà còn nắm các mốc thời gian đánh dấu mối quan hệ của các sự kiện quan trọng. 
Niên biểu chuyên đề trình bày những vấn đề quan trọng nổi bật nào đấy của một thời kì lịch sử nhất định, nhờ đó mà HS hiểu được bản chất sự kiện một cách đầy đủ.
Niên biểu so sánh dùng để đối chiếu so sánh các sự kiện xảy ra cùng một lúc trong lịch sử, nhằm làm nổi bản chất, đặt trưng của các sự kiện ấy, hoặt để rút ra một kết luật khái quát có tính chất nguyên lý.
 3.3. Đồ thị
 Đồ thị dùng để diễn tả quá trình phát triển, sự vận động của một sự kiện lịch sử, trên cơ sở sử dụng số liệu, tài liệu thống kê trong bài học, đồ thị có thể biểu diễn bằng một mũi tên để biểu diễn trên các trục hoành (ghi thời gian) và trục tung (ghi sự kiện). 
	4. Các phương tiện khác
Do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật mà việc áp dụng các phương tiện kỹ thuật vào DHLS ngày càng tăng. Nói đến phương tiện kỹ thuật giáo dục trước hết là nói đến các phương tiện dùng trong việc giảng dạy như kênh hình, phim ảnh, máy ghi âm, máy phóng hình... Trong DHLS, các phương tiện kỹ thuật được sử dụng ngày càng nhiều như màn hình nhỏ (tivi, đèn chiếu), radio, máy ghi âm... Song không thể nào thay thế cho các PTTQ đã có, càng không thể thay thế vai trò của người GV trên lớp. Vì vậy, cần phải phối hợp như thế nào giữa các đồ dùng trực quan vốn có và các phương tiện kỹ thuật hiện đại, GV sẽ có vai trò như thế nào trong việc tổ chức dạy học có hiệu quả. Dĩ nhiên, trong khuôn khổ một giờ học, không thể sử dụng mọi loại đồ dùng trực quan, mọi thiết bị dạy học, mà cần phải lựa chọn và biết cách sử dụng tùy theo tình hình cụ thể và đặc điểm của từng lớp học.
4.1. Phim đèn chiếu 
 Phim đèn chiếu là loại màn ảnh phổ biến, đơn giản, dễ sử dụng, phù hợp với điều kiện của chúng ta. Nội dung của phim đèn chiếu được xây dựng trên cơ sở sự kiện cơ bản trình bày quá trình lịch sử, với nhiều tài liệu minh họa phong phú hấp dẫn.
4.2. Phim video (băng ghi hình)
 Đây là loại đồ dùng với nhiều nội dung phong phú kết hợp chặt chẽ với hình ảnh lời nói và âm nhạc, tác động vào các giác quan của HS, cung cấp một khối lượng thông tin lớn, hấp dẫn, kiến thức nhiều. Hình ảnh màu sắc, âm thanh tạo cho HS biểu tượng sinh động về quá khứ, làm cho các em có cảm giác như đang sống cùng sự kiện sinh động về quá khứ. Điều này góp phần khắc phục việc “hiện đại hóa” lịch sử.
Việc sử dụng phim đèn chiếu, phim video trong DHLS không để giải trí, minh họa bài học mà chủ yếu là bổ sung kiến thức giúp HS hiểu sâu hơn bài học.
 Phân loại PTTQ chỉ mang tính chất tương đối, vì trong thực tế lại có những vấn đề cụ thể cần được xem xét. Ví dụ: Ảnh chụp về một sự kiện lịch sử là một tài liệu trực quan (trước hết là một tư liệu lịch sử có giá trị) có ý nghĩa rất lớn trong việc dạy HS, song lại có loại ảnh chụp khi sự kiện đang diễn ra và có loại ảnh dàn dựng lại sự kiện lịch sử để chụp... Giá trị, ý nghĩa của những bức tranh lịch sử, phim truyện về đề tài lịch sử cũng còn bàn luận nhiều, còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu, song ý nghĩa của PTTQ trong DHLS là điều được khẳng định.
 	IV. SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN TRỰC QUAN THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG DHLS 
 PTTQ được sử dụng tốt sẽ huy động được sự tham gia của nhiều giác quan, sẽ kết hợp chặt chẽ được hai hệ thống tín hiệu với nhau là tai nghe, mắt thấy, tạo điều kiện cho HS dễ hiểu, nhớ lâu, phát triển năng lực chú ý quan sát, hứng thú. Tuy nhiên, nếu sử dụng không tốt, không đúng mức dễ làm HS phân tán, không tập trung vào các sự kiện cơ bản. Phải căn cứ vào yêu cầu giáo dưỡng, giáo dục của bài học để lựa chọn PTTQ cho phù hợp. Định rõ phương pháp thích hợp đối với việc sử dụng mỗi loại PTTQ. Tránh tình trạng HS chỉ xem cho biết mà không hiểu. Khi sử dụng PTTQ cần đi sâu phân tích bản chất sự kiện để HS dễ tiếp thu và hiểu sâu kiến thức. Đảm bảo việc kết hợp lời nói với việc trình bày PTTQ, đồng thời rèn khả năng thực hành của HS khi xây dựng và sử dụng PTTQ (đắp sa bàn, vẽ lược đồ, tường thuật trên bản đồ…).
 Phương pháp trực quan được thể hiện dưới hình thức minh họa và trình bày:
 - Minh họa thường những đồ dùng trực quan có tính chất minh họa như bản mẫu, bản đồ, tranh vẽ, hình ảnh…
 - Trình bày gắn liền với thiết bị kỹ thuật, chiếu phim và đồ dùng trực quan…
	Trong thực tế dạy học, GV thường sử dụng các phương tiện trực quan khác nhau như:
 + Vật thật: các bảo tàng, di tích lịch sử, các hiện tượng tự nhiên giúp các em gần gũi với đời sống thực tế, gây ấn tượng sâu sắc, gây hứng thú học tập cho học sinh;
 + Vật tượng trưng: bản đồ, sơ đồ, bảng biểu giúp HS thấy được một cách trực quan các sự vật, hiện tượng được biểu diễn dưới dạng khái quát và đơn giản;
 + Vật tạo hình: tranh ảnh, hình vẽ, phim… ngoài khả năng quan sát trực tiếp các sự vật, hiện tượng không thể trông thấy được;
 + Khi sử dụng các phương tiện này, GV cần chú ý về số lượng, hình thức,

File đính kèm:

  • docTL LỊCH SỦ THCS bản chinh.doc