Giáo án Mĩ thuật Lớp 8 - Tiết 3: Thường thức mĩ thuật: Một số công trình tiêu biểu của mĩ thuật thời Lê

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1) Kiến thức:

- HS hiểu khái quát về thành tựu của mĩ thuật thời Lê - thời kì hưng thịnh của mĩ thuật Việt Nam

- HS hiểu biết thêm một số công trình mĩ thuật thời Lê

2) Kĩ năng:

- HS nhớ và trình bày được nét tổng quát về đặc điểm mĩ thuật thời Lê.

- Phát triển khả năng phân tích, suy luận và tích hợp kiến thức của HS.

3) Thái độ:

HS nhận thức đúng đắn về truyền thống nghệ thuật dân tộc; trân trọng, yêu quý và bảo vệ những giá trị nghệ thuật mà cha ông ta để lại

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng dạy học:

* Giáo viên

- Một số ảnh về công trình kiến trúc, tượng, phù điêu trang trí thời Lê.

- Ảnh chùa Bút Tháp, tháp chuông chùa Keo (Thái Bình), chùa Thiên Mụ (Huế), chùa Phổ Minh (Nam Định), tượng Phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay

- Sưu tầm ảnh về chạm khắc gỗ, hình vẽ trang trí, đồ gốm liên quan đến mĩ thuật thời Lê

* Học sinh - SGK

- Sưu tầm các bài viết, tranh, ảnh liên quan đến mĩ thuật thời Lê.

2. Phương pháp dạy- học:

- Phương pháp trực quan.

- Phương pháp quan sát.

- Phương pháp vấn đáp.

- Phương pháp thảo luận nhóm.

- Phương pháp thực hành luyện tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:

* Ổn định tổ chức

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 555 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 8 - Tiết 3: Thường thức mĩ thuật: Một số công trình tiêu biểu của mĩ thuật thời Lê, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày dạy: 17/09/2014
 TiÕt 3: Th­êng thøc MÜ thuËt:
Một số công trình tiêu biểu
của mĩ thuật thời Lê
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1) Kiến thức:
- HS hiểu khái quát về thành tựu của mĩ thuật thời Lê - thời kì hưng thịnh của mĩ thuật Việt Nam 
- HS hiểu biết thêm một số công trình mĩ thuật thời Lê 
2) Kĩ năng: 
- HS nhớ và trình bày được nét tổng quát về đặc điểm mĩ thuật thời Lê.
- Phát triển khả năng phân tích, suy luận và tích hợp kiến thức của HS. 
3) Thái độ: 
HS nhận thức đúng đắn về truyền thống nghệ thuật dân tộc; trân trọng, yêu quý và bảo vệ những giá trị nghệ thuật mà cha ông ta để lại
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
* Giáo viên
- Một số ảnh về công trình kiến trúc, tượng, phù điêu trang trí thời Lê. 
- Ảnh chùa Bút Tháp, tháp chuông chùa Keo (Thái Bình), chùa Thiên Mụ (Huế), chùa Phổ Minh (Nam Định), tượng Phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay
- Sưu tầm ảnh về chạm khắc gỗ, hình vẽ trang trí, đồ gốm  liên quan đến mĩ thuật thời Lê
* Học sinh - SGK
- Sưu tầm các bài viết, tranh, ảnh liên quan đến mĩ thuật thời Lê. 
2. Phương pháp dạy- học:
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp vấn đáp.
- Phương pháp thảo luận nhóm.
- Phương pháp thực hành luyện tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
* Ổn định tổ chức 
* Kiểm tra bài cũ: ? Nêu sơ lược về mĩ thuật thời Lê?
* Giới thiệu bài (5 phút)
HOẠT ĐỘNG 1: HƯỚNG DẪN HỌC SINH TÌM HIỂU MỘT SỐ CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC TIÊU BIỂU THỜI LÊ 
(?) Em hãy nêu một vài nét về mĩ thuật thời Lê ?
* Chùa Keo:
- GV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ ở SGK và giới thiệu cho các em biết: 
- Chuà Keo ở đâu ? em biết gì về chùa Keo ?
- GV dựa vào tranh ảnh về chùa Keo để diễn giải, phân tích thêm
- GV nhấn mạnh nội dung :
- HS nêu kiến thức đã học ở bài 2
* Chùa Keo:
- Chùa Keo là một điển hình của nghệ thuật kiến trúc Phật giáo Việt Nam
- HS quan sát hình minh hoạ, ở SGK và trả lời câu hỏi
à Chùa Keo (tên chữ là Thần Quang Tự) ở Vũ Thư - Thái Bình. Là một công trình kiến trúc có quy mô lớn 
- Chùa được xây dựng vào thời Lý(1061) bên cạnh biển. Năm 1611 bị lụt nên dời về vị trí ngày nay. Năm 1630 được xây dựng và trùng tu lớn vào các năm 1689,1707, 1957
- Tổng diện tích = 28 mẫu, với 11 công trình gồm 154 gian. Hiện nay còn 17 công trình với 128 gian
- GV nhấn mạnh:
+ Về nghệ thuật : từ tam quan đến gác chuông luôn thay đổi độ cao, tạo ra nhịp điệu của các độ gấp mái liên tiếp trong không gian
- Gác chuông điển hình cho kiến trúc gỗ cao tầng
 Chùa Keo xứng đáng là công trình kiến trúc nổi tiếng của nghệ thuật cổ Việt Nam
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU TÁC PHẨM ĐIÊU KHẮC VÀ CHẠM KHẮC TRANG TRÍ:
* Tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt ngìn tay (chùa Bút Tháp - Bắc Ninh)
- GV kết hợp diễn giải với minh hoạ trên ĐDDH và tranh ảnh liên quan đến tượng Phật :
- GV kết luận :
1. Điêu khắc:Tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt ngìn tay (chùa Bút Tháp - Bắc Ninh)
+ Tượng thường được thờ ở các chùa Việt Nam 
+ Tường Phật được tạc vào năm 1656. Là pho tượng đẹp nhất trong các pho tượng cổ ở Việt Nam . Tên người sáng tác là tiên sinh họ Trương
- GV phân tích nét đẹp của pho tượng
+ Tạc bằng gỗ phủ sơn, tĩnh toạ trên toà sen. Tượng + Bệ cao tới 3,70m với 42 cánh tay lớn, 925 cánh tay nhỏ
+ Nghệ thuật thể hiện đạt tới hoàn hảo, tạo ra những hình phức tạp với nhiều đầu, nhiều tay mà vẫn giữ được vẻ tự nhiên, cân đối, thuận mắt
à Pho tượng có tính tượng trưng cao, được lồng ghép hàng ngàn chi tiết mà vẫn mạch lạc, hài hoà trong khối và nét 
+ Toàn bộ pho tượng là sự thống nhất trọn vẹn
* Hình tượng con Rồng trên bia đá:
? So sánh Rồng thời Lê + Lý + Trần ?
- GV kết luận : 
1. Chạm khắc trang trí: Hình tượng con Rồng trên bia đá:
+ Thời Lê có nhiều chạm khắc hình Rồng trên đá. Có nhiều bia đá và có kích thước lớn ở nước ta. Trên các bia đều chạm nổi hình Rồng để trang trí 
+ Hình con Rồng thời Lê sơ (Thế kỉ XV) từ phong cách Lý- Trần, sau đó ảnh hưởng của Rồng Trung Quốc
-> Rồng thời Lý có dáng hiền hoà, mềm mại, luôn có hình chữc S, khúc uốn lượn nhịp nhàng theo kiểu “thắt túi” từ to -> nhỏ dần về phía sau. Rồng thời Trần cấu tạo mập hơn, khúc uốn lượn theo nhịp điệu “thắt túi” nhưng doãng ra đôi chút so với Rồng thời Lý
à Hình Rồng thời Lê kế thừa tinh hoa của thời Lý + Trần, hay mang những nét gần giống với mẫu Rồng nước ngoài. Song đã được các nghệ nhân Việt hoá cho phù hợp với văn hoá dân tộc
HOẠT ĐỘNG 3: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
- GV đặt ra các câu hỏi để kiểm tra nhận thức của HS 
- GV rút ra một vài nhận xét về các công trình kiến trúc và điêu khắc giới thiệu trong bài
- HS trả lời câu hỏi theo nội dung kiến thức bài học
Bài tập về nhà:
- Học bài trong SGK và vở ghi
- Sưu tầm thêm các tài liệu và bài viết về mĩ thuật thời Lê 
- Quan sát hình Rồng trên bia Vĩnh Lăng và tập ghi chép lại
- Chuẩn bị bài học sau

File đính kèm:

  • docBai 5 Mot so cong trinh tieu bieu cua mi thuat thoi Le.doc