Phân phối chương trình Sinh học lớp 11 năm học: 2009-2010
Sự hấp thu nước và muối khoáng ở rễ
Vận chuyển các chất trong cây
Thoát hơi nước
Vai trò của các nguyên tố khoáng
Dinh dưỡng nitơ ở thực vật
Dinh dưỡng nitơ ở thực vật(tt)
Thực hành: thí nghiệm thoát hơi nước và thi nghiệm về vai trò của phân bón
Quang hợp ở thực vật
trao đổi khí qua bề mặt hô hấp. Tỉ lệlớn. Bề mặt trao đổi khí có nhiều mau mạch và sắc tố hô hấp. Có sự lưu thông khí. III. Các hình thức hô hấp Hô hấp qua bề mặt cơ thể Hoạt động của GV Hoạt động của HS Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 17.1 SGK và đọc mục III.1 Các đặc điểm của da giúp giun đất thực hiện trao đổi khí với môi trường xung quanh: + Tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể (tỉ lệ ) khá lớn là nhờ cơ thể có kích thước nhỏ. + Da của giun luôn luôn ẩm ướt giúp các chất khí dễ dàng khuếch tán qua. + Dưới lớp da có nhiều mao mạch.+Có sắc tố hô hấp. + Khí O2 khuếch tán qua da vào cơ thể và CO2 khuếch tán từ trong cơ thể ra ngoài là do có chênh lệch về áp suất O2 và CO2 bên trong và bên ngoài cơ thể. Quá trình chuyển hóa bên trong cơ thể luôn tiêu thụ O2 và liên tục sinh ra CO2. Hô hấp bằng hệ thống ống khí Hoạt động của GV Hoạt động của HS Giáo viên yêu cầu HS quan sát hình 17.2 SGK và đọc mục III.2 rút ra nhận xét. - Ở côn trùng, sự trao đổi khí được thực hiện qua hệ thống ống khí. Các ống khí phân nhánh thành các ống khí nhỏ nhất tiếp xúc trực tiếp với các tế bào của cơ thể. Hệ thống ống khí thông với không khí bên ngoài nhờ các lỗ thở. Sự thông khí trong các ống khí thực hiện được nhờ sự co dãn của phần bụng. Hô hấp bằng mang Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV phân tích thêm: Cấu tạo của mang gồm nhiều cung mang và rất nhiều phiến mang. Điều này làm cho mang cá có diện tích trao đổi khí rất lớn. Dòng nước chảy một chiều gần như chảy liên tục qua mang là do: Khi cá thở vào: Cửa miệng cá mở ra, thềm miệng hạ thấp xuống, nắp mang đóng dẫn đến thể tích khoang miệng tăng lên, áp suất trong khoang miệng giảm, nước tràn qua miệng vào khoang miệng. Khi cá thở ra: Cửa miệng cá đóng lại, thềm miệng nâng lên, nắp mang mở ra làm giảm thể tích khoang miệng, áp lực trong khoang miệng tăng lên có tác dụng đẩy nước từ khoang miệng đi vào mang. Nhờ hoạt động nhịp nhàng của cửa miệng, thềm miệng và nắp mang nên dòng nước chảy từ miệng qua mang theo một chiều và gần như là liên tục. Hiện tượng dòng chảy song song và ngược: Dòng nước chảy bên ngoài mau mạch ngược chiều với dòng máu chảy trong mau mạch của mang. Nếu dòng nước chảy bên ngoài mau mạch mang cùng chiều với dòng máu chảy trong mau mạch mang thì hiệu quả trao đổi khí sẽ kém hơn. Học sinh thực hiện lệnhtrong mục III. Các đặc điểm trao đổi khí (mang) của cá giúp cá trao đổi khí hiệu quả: Tỉ lệ lớn. Bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt. Bề mặt trao đổi khí có nhiều mao mạch và sắc tố hô hấp. Có sự lưu thông khí Miệng và nắp mang đóng mở nhịp nhàng tạo dòng nước chảy liên tục 1 chiều qua mang. Máu chảy trong mau mạch song song và ngược chiều với dòng nước chảy. Hô hấp bằng phổi Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiểm tra lại kiến thức đã học ở lớp 8 Cho học sinh đọc thông tin trong SGK rồi mô tả: Đường dẫn khí Cơ quan trao đổi khí Hoạt động thông khí Đường dẫn khí Khoang mũi Hầu Khí quản Phế quản Cơ quan trao đổi khí: Phổi. Riêng ở chim có thêm: Túi khí Hoạt động thông khí: Bò sát, chim, thú nhờ cơ hô hấp làm thay đổi thể tích khoang bụng hay lồng ngực Học sinh đọc mục IV và V sau đó trả lời các câu hỏi cuối mục V Câu 1: Tại sao hệ thống ống khí trao đổi khí đạt hiệu quả cao? Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát sự phân nhánh của hệ thống ống khí trên hình 17.3 SGK. Từ đó, học sinh thấy được khí O2 từ bên ngoài theo hệ thống ống khí đến tận tế bào nằm sâu bên trong cơ thể và khí CO2 bên trong cơ thể theo hệ thống ống khí đi ra bên ngoài. Câu 2: Đối chiếu với 5 đặc điểm của bề mặt trao đổi khí hãy lí giải tại sao phổi của thú là cơ quan trao đổi khí hiệu quả ở trên cạn. Học sinh quan sát cấu tạo của phổi và nêu được phổi có đủ 5 đặc điểm của bề mặt trao đổi khí nêu ở mục I. Giáo viên lưu ý học sinh: Do hoạt động nhiều, thân nhiệt cao và ổn định nên phổi của thú có rất nhiều phế nang, diện tích bề mặt trao đổi khí lớn hơn hẳn so với phổi bò sát và lưỡng cư. Ếch nhái mặc dù có phổi vẫn phải hô hấp bằng da khi lê cạn là do phổi ếch có cấu tạo đơn giản không đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí. Da ếch phải luôn giữ ẩm ướt mới có thể tiến hành trao đổi khí được. Riêng chim có thêm hệ thống túi khí làm tăng hiệu quả trao đổi khí ở phổi. D. Củng cố Gợi ý đáp án câu hỏi và bài tập ở cuối bài: Đáp án câu 1: Đây là câu hỏi tái hiện lại kiến thức đã học, nếu quên học sinh có thể xem lại mục I. Đáp án câu hỏi 2: Để lên mặt đất khô ráo, giun đất sẽ nhanh chết do khí O2 và CO2 không khuếch tán qua da được vì da bị khô Đáp án câu 3: Ý a là đúng. E. Dặn dò Học sinh nêu tóm tắt các đặc điểm của cơ quan hô hấp thích nghi với môi trường ở nước và ở cạn. Tiết 18 BÀI 19:TUẦN HOÀN MÁU A. Mục tiêu 1. Kiến thức: Nêu được các quy luật hoạt động của tim và hệ mạch: - Tính tự độg của tim, nguyên nhân gây ra tính tự động của tim. - Tim co giãn nhịp nhàng theo chu kì. - Các quy luật vận chuyển máu tróng hệ mạch. - Khái niện huyết áp, huyết áp tối đa, huyết áp tối thiểu, nguyên nhân gây ra huyết áp, nguyên nhân thay đổi huyết áp trong hệ mạch. 2. Kĩ năng: - Quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, liên hệ thực tiễn. 3.Thái độ: - Có ý thức giữ gìn vệ sinh tim mạch phòng tránh một só bệnh về tim mạch. B. Chuẩn bị - Hình 19.1, 19.2, 19.3, 19.4, 19.5 SGK - Bảng 19.1, 19.3 SGK C. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động của GV-HS Nội dung 1. Kiểm tra bài cũ GV: Phân biệt hệ tuần hoàn kín và hệ tuần hoàn hở? HS: - Hệ tuần hoàn hở: Hệ mạch hở, tế bào tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với máu, máu chảy trong ĐM dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm. - Hệ tuần hoàn kín: Hệ mạch kín, máu TĐC với tế bào qua thành MM, máu chảy trong ĐM với áp lưc cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh. 2. Dạy bài mới * ĐVĐ: Bài trước chúng ta đã nghiên cứa khái quát về hệ tuần hoàn của các nhóm ĐV. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu sâu hơn về hoạt động của tim và hệ mạch của lớp thú. GV: Mổ lồng ngực, lấy tim ếch ra khỏi lồng ngực, cho vào cốc thủy tinh đựng dung dịch sinh lí, cho HS quan sát GV đặt câu hỏi: Tim ếch khi được lấy ra khỏi cơ thể có còn co bóp không? HS: Quan sát và trả lời GV bổ sung: Tim bị cắt rời khỏi cơ thể v có khả năng co bóp nhịp nhàng (Nếu đưpợc nuôi dưỡng trong dung dịch sinh lí có đủ ôxy và nhiệt độ thích hợp). Đó là nhờ tính tự động của tim GV: Phát PHT, nội dung: Đọc mục I.1 trang 80 SGK, quan sát H19.1 và trả lời các câu hỏi sau: - Tính tự động của tim là gì? - Nguyên nhân gây ra tính tự động của tim? - hệ dẫn truyền tim gồm những bộ phân nào? - Chức năng? - Con đường dẫn truyền xung diện trong hệ dẫn truyền? HS: Thảo luận và hoàn thành PHT trong 7’ GV: Sau 7’ gọi đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm so sánh, nhận xét, bổ sung GV: củng cố, kết luận GV: Tính tự động của tim có ý nghĩa gì? HS: Giúp tim đập tự động cung cấp đủ ôxy và chất dinh dưỡng cho cơ thể ngay cả khi chúng ta ngủ. GV: Cho HS nghiên cứa SGK mục I.2, H19.2 trang 81, dựa vào kiến thức đã học ở lớp 8, trả lời câu hỏi sau: - Một chu kì tim gồm mấy pha? Thời gian? - Vì sao tim hoạt động suốt đời không mệt mỏi? (từ khi trong bụng mẹ chết ) HS: Trả lời GV bổ sung - Tim hoạt động suốt đời không mệt mỏi vì trong mỗi chu kì tim, thời gian cơ tim co và giãn là hợp lí. Do đó tim không bị mỏi GV: Đọc SGK mục I.2, quan sát bảng 19.1 và trả lời các câu hỏi sau: - Nhịp tim là gì? Ở người trưởng thành nhịp tim trung bình là bao nhiêu? - Rút ra nhận xét từ bảng 19.1? ĐV có khối lượng càng lớn, nhịp tim càng nhỏ và ngược lại I. Hoạt động của tim 1. Tính tự động của tim - Khái niệm: Tính tự động của tim là khả năng co giãn tự động theo chu kì của tim - Nguyên nhân gây ra tính tự động của tim: do hệ dẫn truyền tim - Hệ dẫn truyền tim gồm: + NXN: tự phát xung điện, truyền xung điệnNNT và cơ tâm nhĩ +NNT: nhận xung điện từ NXN bó His + Mạng Puoc-kin: truyền xung điện cơ tâm thất 2. Chu kì hoạt động của tim - Tim co giãn nhịp nhàng theo chu kì - Một chu kì tim (0.8s) gồm 3 pha: + TN co: 0.1s + TT co: 0.3s + Giãn chung:0.4s - Nhịp tim là số chu kì tim trong 1 phút D. CỦNG CỐ - Gọi một HS lên ghép các miếng ghép về cấu tạo và chức năng của hệ dẫn truyền theo đúng trình tự dẫn truyền xung điện trong hệ dẫn truyền tim - Người bị bệnh huyết áp cao có huyết áp tối đa và tối thiểu là bao nhiêu? - Người bị bệnh huyết áp thấp có huyết áp tối đa và tối thiểu là bao nhiêu? - Khi ăn thức ăn nhiều colesteron có ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe? E. DẶN DÒ - Đọc phần em có biết ở cuối bài và trả lời câu hỏi SGK Tuần Tiết BÀI 19: TUẦN HOÀN MÁU(tt) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: Nêu được các quy luật hoạt động của tim và hệ mạch: - Tính tự độg của tim, nguyên nhân gây ra tính tự động của tim. - Tim co giãn nhịp nhàng theo chu kì. - Các quy luật vận chuyển máu tróng hệ mạch. - Khái niện huyết áp, huyết áp tối đa, huyết áp tối thiểu, nguyên nhân gây ra huyết áp, nguyên nhân thay đổi huyết áp trong hệ mạch. 2. Kĩ năng: - Quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, liên hệ thực tiễn. 3.Thái độ: - Có ý thức giữ gìn vệ sinh tim mạch phòng tránh một só bệnh về tim mạch. B. THIẾT BỊ DẠY HỌC - Hình 19.1, 19.2, 19.3, 19.4, 19.5 SGK - Bảng 19.1, 19.3 SGK - Ếch, khay mổ, bộ đồ mổ, cốc thủy tinh dựng dung dịch sinh lí - Các miếng phép về cấu tạo và chức năng của hệ dẫn truyền - Phiếu học tập C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC Hoạt động của GV-HS Nội dung GV: Đọc SGK mục II.1 nghiên cứa H19.3, dựa vào kiến thức đã học ở lớp 8, trả lời câu hỏi sau: - Hệ mạch gồm những loại mạch nào? - Sự khác nhau về cấu tạo của ĐM, MM, TM có ý nghĩa gì? GV bổ sung: thành ĐM gồm 3 lớp,có nhiều sợi đàn hồi cùng với sự co bóp của tim giúp máu chảy liên tục trong hệ mạch. Thành MM mỏng, gồm 1 lớp tế bào giúp sự TĐC giữa các tế bào với máu. Thành TM mỏng hơn thành ĐM cũng gồm 3 lớp, ít sợi đàn hồi hơn ĐM GV: Đọc SGK mục II.2 trang 82 dựa vào kiến thức đã học ở lớp 8, trả lời câu hỏi: - Huyết áp là gì? Nguyên nhân gây ra huyết áp? - Tại sao tim đập nhanh, mạnh HA tăn
File đính kèm:
- giao an sinh hoc 11 tron bo HOT.doc