Nguyễn Đăng Điệp: Thơ Việt Nam sau 1975 - Từ cái nhìn toàn cảnh

Tôi muốn nói về thơ Việt sau 1975 bằng những dòng chữ của Trần Dần, người đã vắt kiệt mình vì muốn tạo ra một thứ quả lạ trong thơ và phải chịu nhiều cay đắng vì thứ quả “trái mùa” ấy. Nhưng phía sau điều “giản dị” mà tác giả Mùa sạch nói đến lại hàm chứa một sự thật hiển nhiên: lao động thơ trước hết là lao động chữ. Chính những con chữ, qua cấu trúc nghệ thuật của nhà thơ sẽ cho ta hiểu được chiều sâu và sự vang ngân của tình ý, giọng điệu và tư tưởng nghệ thuật của họ. Nếu hiểu như thế thì thơ ca đâu chỉ chuyên chú vào một mục đích “chở đạo” và ngôn ngữ đâu phải đơn thuần là cái vỏ của tư duy! Trong thơ, chữ cũng chính là tư duy, là cách nói và thái độ nghệ thuật của chủ thể sáng tạo. Như vậy, sự đổi mới trong thơ bao giờ cũng là sự đổi mới đồng bộ giữa cái nhìn nghệ thuật sâu sắc của nhà thơ và ngôn ngữ của anh ta. Nó hoàn toàn khác xa với những trò chơi ngôn ngữ tân kì nhưng thực chất chỉ tạo ra những xác chữ không hồn. Bởi thế, muốn hiểu được những đổi mới thi pháp thơ sau 1975, nhất là thơ ca thời đổi mới, tôi nghĩ, trước hết cần phải nhập được vào mã ngôn ngữ của thơ đương đại. Nhưng điều đó không dễ bởi: thứ nhất, sức ỳ của thói quen và thứ hai, sự đa dạng của thơ sau 1975.

doc12 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1856 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nguyễn Đăng Điệp: Thơ Việt Nam sau 1975 - Từ cái nhìn toàn cảnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thơ người Việt sống ở nước ngoài và các phong trào đang được một số cây bút nêu lên như hậu hiện đại hay Tân hình thức gần đây. Khi mà internet trở thành phương tiện thông tin phổ biến, bên cạnh những tác phẩm được in ấn có giấy phép, người ta vẫn quan tâm đến hai hình thức khác là truyền khẩu (hoặc photocopy để đọc) và văn học mạng. Như vậy, sự đa dạng cùng lúc được thể hiện trên cả ba “công đoạn” của “quy trình” văn học: sáng tác - văn bản - người đọc. Trong giới hạn của bài viết này, chúng tôi chỉ nêu một số khuynh hướng nổi bật của thơ ca Việt Nam đang diễn ra ở trong nước và trên báo chí quốc nội(2).
3.1. Xu hướng viết về chiến tranh qua những khúc ca bi tráng về số phận của dân tộc
Mặc dù chiến tranh trôi qua chưa lâu nhưng nếu đặt nó trong tương quan với lịch sử mấy nghìn năm của dân tộc dễ nhận thấy một thực tế: các nhà văn đã có một độ lùi cần thiết để nhìn về cuộc chiến bằng cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn. Trước đây, hiện thực hiện lên trong tác phẩm thường là hiện thực “nhìn thấy” thì trong thơ sau 1975, chiến tranh chủ yếu hiện lên trong ký ức. Tôi gọi đó là thứ hiện thực tự cảm thấy. Với một khoảng cách thẩm mỹ như thế, chiến tranh không chỉ được nhìn từ mặt trước mà còn được nhìn từ phía sau với bao nỗi đau trĩu nặng, bao nhức nhối khó lành. Chất giọng xót xa, nỗi buồn được nói nhiều trong thơ. Đáng chú ý là trong khoảng gần ba mươi năm qua xuất hiện hai đợt sóng trường ca. Đợt thứ nhất xuất hiện vào những năm cuối thập kỷ 70 đầu thập kỷ 80 và đợt thứ hai xuất hiện vào những năm cuối thế kỷ XX. Sự xuất hiện của các tập trường ca cho thấy nhu cầu tổng kết về chiến tranh và lịch sử trong thơ là một nhu cầu có thật. Từ điểm nhìn hiện tại, các nhà thơ phóng chiếu cái nhìn sâu, xa về lịch sử đất nước - một lịch sử oai hùng nhưng cũng không ít đau thương và bất hạnh. Ý thức nói nhiều hơn về bi kịch khiến cho các tập thơ này không rơi vào giọng điệu tụng ca dễ dãi mà thể hiện chiều sâu ngẫm ngợi của nhà thơ về thế thái nhân tình  trong sự chuyển động không ngừng của lịch sử. Bên cạnh những cây bút thành danh ở thể loại trường ca như Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu …là sự xuất hiện của Trần Anh Thái với Đổ bóng xuống mặt trời, Hoàng Trần Cương với Trầm tích… Sự vạm vỡ, tính trường sức của thể loại được gắn kết với những trải nghiệm cá nhân và những suy tư mang tính khái quát cao đã khiến cho thơ ca giai đoạn này có được những khúc ca giàu tính nghệ thuật về số phận đất nước, nhân dân.
3.2. Xu hướng trở về với cái tôi cá nhân, những âu lo của đời sống thường nhật
Đây là xu hướng nổi bật nhất trong thơ sau 1975. Những năm đầu thập kỷ 80 thơ ở giai đoạn chuyển giọng: nhà thơ nói nhiều hơn về nỗi buồn nhân sinh, về những cảm nhận của cái tôi trước một thực tại khắc nghiệt. Nếu như trước đây, các nhà thơ dường như e ngại nói về nỗi buồn thì trong thơ sau 1975, nhiều nhà thơ công khai bày tỏ nỗi buồn. Đó không hẳn là nỗi buồn kiểu Thơ mới mà là nỗi buồn gắn chặt với một thực tại mới, một cảm quan nghệ thuật mới. Có nỗi buồn về thần tượng bị gẫy đổ, ảo tưởng bị tan vỡ khi nhận ra “Chúa chỉ bằng đất đá” (Nguyễn Trọng Tạo), có nỗi buồn vì cuộc sống mưu sinh làm cho con người chỉ chú ý chuyện tồn tại mà “xa dần truyện bớt dần thơ” (Nguyễn Duy) và có những trắc ẩn về riêng tư, đôi lứa: Em chết trong nỗi buồn - Chết như từng giọt sương - Rơi không thành tiếng (Lâm Thị Mỹ Dạ). Chất giọng tự thú, tự bạch trở thành gam giọng phổ biến. Cắt nghĩa về thực trạng này có thể nhìn từ hai phía: thứ nhất, đó là nỗi buồn xuất phát từ thời thế, sự khủng hoảng về niềm tin, sự bất an trước thời cuộc; thứ hai, trong nền kinh tế thị trường, quan hệ người trở nên lỏng lẻo, con người sống trong nhiều mối quan hệ hơn nhưng cũng cô đơn hơn. Câu hỏi Người sống với nhau thế nào thể hiện rất rõ tâm trạng của một thời đoạn lịch sử cụ thể. Nét nổi bật của xu hướng này là các nhà thơ rung động trước những biến thái tâm lý tinh tế, sâu kín, nhiều khi ngỡ như thật mong manh. Tuy nhiên cũng xuất hiện không ít nỗi đau giả, những tiếng khóc vờ vì cảm xúc hời hợt và thói triết lý vặt trong thơ. Thậm chí, việc nói quá nhiều đến nỗi buồn, kể lể dài dòng về chúng một cách nông cạn  đã khiến cho không ít tác phẩm rơi vào tình trạng phản cảm. Ta biết rằng, buồn, cô đơn là một phạm trù thẩm mĩ và cũng là một đề tài nổi bật của thơ ca. Không hẳn nỗi buồn nào cũng nhất thiết phải có nguyên cớ. Tuy nhiên, điều quan trọng là nhà thơ phải thể hiện được những nỗi buồn sâu sắc và thấm đầy chất nhân bản. Đó phải là những giọt nước mắt có giá trị thanh lọc cảm xúc, khiến con người phải biết sống cao đẹp hơn, “Người” hơn. Thơ ca sau 1975 tuy viết nhiều về nỗi buồn nhưng dường như vẫn còn hiếm những  nỗi buồn cao cả được thể hiện một cách sâu sắc và ám ảnh.
3.3. Xu hướng đi sâu vào những vùng mờ tâm linh đậm chất tượng trưng siêu thực
Về thực chất, đây là sự phát triển sâu hơn của khuynh hướng thứ hai. Nhân thân tiểu vũ trụ, đi sâu vào vũ trụ người, khám phá chiều sâu không cùng của nó bao giờ cũng là một thách thức đối với nghệ sĩ. Nỗ lực đào sâu vào cái tôi ẩn giấu, cố gắng phát hiện chiều sâu tâm linh của con người là nét nổi bật của xu hướng này. Sự khác biệt giữa khuynh hướng này và khuynh hướng thứ hai chủ yếu nằm ở cấp độ và cách khai thác sự đa chiều của cái tôi. Nếu  như xu hướng thứ hai chủ yếu tìm hiểu bản thể cái tôi trong các quan hệ đời sống, sự tương tác giữa cá nhân với hoàn cảnh thì ở xu hướng thứ ba này, các nhà thơ tập trung tìm hiểu cấu trúc cái tôi trong quan hệ với chính nó. Tại đây, tính “tự động tâm lý” đậm màu siêu thực và sự “ú ớ” trong cảm thức nghệ thuật được đề cao. Muốn thế, nhà thơ, theo cách nói của Đặng Đình Hưng, phải “nhập - thấy”. Trong trường hợp ấy, thơ là hình ảnh nội tâm về thế giới nội tâm, là ý thức chống lại các quy tắc có sẵn trong thơ, là sự khước từ sự có mặt của tư duy duy lý trong nghệ thuật. Về thực chất, các cây bút đi theo hướng này muốn trình loài người hình ảnh về con người tâm linh. Đây là một đoạn thơ của Đặng Đình Hưng trong Ô mai:
Cơn thể njiệm đầy triển vọng hoàn thành, thì một hôm (có lẽ tại thời tiết, jở jời) bỗng phát sinh một số biến chứng, biến chứng từ trong ra. Hôm ấy trời se se- mùa chuyển, anh lại thấy người gai gai khó nói- như man mác- như mây trôi- lại như trống trải cô li- như tiếng gọi mùa:
xuân hạ thu đông
đi jiữa mùa em jó lộng
thu cùng
đi jiữa mùa xuân
jó lạnh xuân mùa
thay áo
mùa sương em
sương ngượng
ngỡ ngàng
ngấp nghé
Đoạn thơ trên đây không tuân thủ cấu trúc cú pháp thông thường, sự thay đổi tâm trạng được hình dung như một biến chứng bất thường,  kiểu ký tự của tác giả cũng khác so với từ ngữ quen dùng (jiữa, jó…)… Xu hướng này có thể tìm thấy trong thơ “vụt hiện” của Hoàng Hưng, một số thi phẩm của Hoàng Cầm, Lê Đạt, Dương Tường… Tất nhiên không phải nhà thơ nào chủ trương phải đi sâu vào con người tâm linh và đề cao lối viết tự động, tìm mọi cách đưa ngôn ngữ thơ ca khỏi phạm trù tiêu dùng cũng đều đều “ú ớ” và tắc tị như có người lên tiếng phủ nhận. Một số câu thơ của họ khá hay nhưng nếu đẩy quỏ xa, xu hướng này rất dễ rơi vào bế tắc như trước đây Xuân thu nhã tập từng một lần thất bại. Tất nhiên, trên quan điểm lịch sử, đây là những cách tân cần được tôn trọng vì có những thứ cực đoan còn có ý nghĩa hơn rất nhiều những cái “đung đúng”, chừng mực đúng nhưng vô hồn và nhàm chán.
3.4. Xu hướng hiện đại (và hậu hiện đại)
Xu hướng này thể hiện rõ nhất trong sáng tác của nhiều cây bút trẻ trưởng thành sau 1975 như Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Bình Phương, Phan Huyền Thư, Vi Thùy Linh, Nguyễn Hữu Hồng Minh…Một số cây bút vốn trước đây còn ít nhiều nặng tình nặng nghĩa với cảm hứng lãng mạn hoặc đổi mới một cách rụt rè cũng bắt đầu nhập vào dòng thơ hiện đại. Từ cái nhìn hiện đại, thơ Việt trở dạ và đặt các nhà thơ trước một thực tế: nếu quay lại với cách cảm cũ, cách nói cũ thì có nghĩa là anh ta đã chấp nhận hậu quả “theo chồng bỏ cuộc chơi”. Tuy nhiên, trong khi quá mải mê chạy theo hướng hiện đại, một số cây bút rơi vào nhầm tưởng hết sức tai hại. Họ cứ ngỡ đổi mới thơ theo hướng hiện đại là phải dùng những từ ngữ tục tĩu hoặc dùng những từ ngữ thời thượng của thời đại thông tin, chua thêm Anh ngữ, Pháp ngữ, lên dòng, xuống dòng… chóng mặt. Về bản chất, các cây bút này muốn tạo nên màu sắc nổi loạn, thủ tiêu mối nhân quả vẫn thường thấy trong thơ ca truyền thống, sử dụng những liên tưởng trái chiều và nhiều kênh ngôn ngữ khác lạ để tạo nên cái mới trong thơ. Đó là thái độ gây hấn về tư duy nghệ thuật nhằm chống lại tính hàn lâm trong nghệ thuật và nhấn mạnh sự tự do trong ý thức tạo dựng một động hình ngôn ngữ mang tính ấn tượng cao. Song, theo quan niệm của tôi, tính hiện đại của thơ ca cần phải được quan niệm một cách sâu sắc hơn. Những tác phẩm mang tính hiện đại và hậu hiện đại vẫn phải là những tác phẩm thể hiện được chân dung tinh thần của thời đại hậu công nghiệp cũng như tâm thức của con người trong xã hội hiện nay. Chính điều đó mới là nhân tố quyết định, nó đòi hỏi phải có một hình thức tổ chức diễn ngôn mới, cách tạo âm và tạo nghĩa mới. Đến lượt mình, cách tổ chức diễn ngôn ấy chính là những tín hiệu cho phép người đọc nhận thấy một trật tự tinh thần mới nằm sâu trong hệ thống ký hiệu được gọi là văn bản ngôn từ. Vì thế, việc thúc đẩy tính hiện đại trong thơ không phải là chạy theo những thời thượng nghệ thuật mà quan trọng hơn, nhà thơ phải thể hiện được tinh thần hiện đại trong tác phẩm của mình. Trong nghệ thuật hiện đại (và nhất là hậu hiện đại), con người có ý thức nêu lên quan điểm cá nhân và chống lại những quan điểm mang tính toàn trị. Nhưng dù đổi mới thế nào đi chăng nữa, dù sáng tác theo isme nào đi chăng nữa thì thơ ca vẫn phải là tiếng nói hồn nhiên nhất, nguyên sơ nhất và giàu tính nhân bản nhất của con người về cuộc sống, vì sự cao đẹp của con người.
4. Sự biến đổi về thể loại
4.1. Sự nới lỏng cấu trúc các thể thơ truyền thống
Mặc dù thơ tự do và thơ văn xuôi là hai thể thơ chiếm ưu thế trong đời sống thơ ca sau 1975 nhưng trên thực tế, các thể thơ truyền thống như thơ lục bát, thơ 5 chữ, 7 chữ vẫn tồn tại. Thậm chí đã từng có nh

File đính kèm:

  • docTHO VIET NAM SAU 1975TU CAI NHIN TOAN CANH.doc
Giáo án liên quan