Nghệ thuật tự sự trong truyện của Hồ Biểu Chánh
Hồ Biểu Chánh (1885 -1958) là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX, là người có công mở đường cho tiểu thuyết hiện đại. Người đương thời và nhiều thế hệ sau nữa đã đón nhận tác phẩm của ông một cách nồng nhiệt và đầy trân trọng. Lịch sử văn học không thể phủ nhận những đóng góp của Hồ Biểu Chánh trong giai đoạn giao thời để thực hiện sứ mệnh hiện đại hóa nền văn học nước nhà.
Với sự tri ân sâu sắc những đóng góp đáng trân trọng của nhà văn người Nam Bộ này với nền văn học Việt Nam, bản thân người viết xin được tìm hiểu sâu hơn một chút về đặc trưng nghệ thuật kể chuyện của Hồ Biểu Chánh còn vì những lý do sau:
Thứ nhất, mỗi nhà văn là sản phẩm của một thời đại nhất định, mỗi tác phẩm đều là tấm gương phản chiếu đời sống xã hội của một giai đoạn lịch sử cụ thể. Đời sống văn học những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là một giai đoạn giao thời giữa cái cũ và cái mới mà những cái tên như Nguyễn Trọng Quản, Hồ Biểu Chánh, Hoàng Ngọc Phách có thể coi như những nhịp cầu đưa văn học Việt Nam bước vào quá trình hiện đại hóa một cách mạnh mẽ và toàn diện. Vì thế, tìm hiểu sáng tác của Hồ Biểu Chánh sẽ giúp người đọc tiếp cận một cách rõ nét hơn những đặc trưng tiêu biểu của giai đoạn văn học mang tính lịch sử này.
ổ như bà Hương quản Tồn trong truyện “Cha con nghĩa nặng”. Một trong những biểu hiện của cốt truyện đạo lý Hồ Biểu Chánh là kết thúc truyện thường có hậu theo đúng quan niệm dân gian “ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo”. Trong “Cha con nghĩa nặng”, cuối cùng cha con anh Sửu được đoàn viên, đề huề hạnh phúc; truyện “Chút phận linh đinh” cuối cùng là cảnh hạnh phúc viên mãn của gia đình ông Hội đồng…; Các tình tiết, sự việc trong truyện đều nhằm đề cao giá trị răn dạy đạo lý nhưng cái hay của Hồ Biểu Chánh là ông nói đạo lý đi kèm với nói chuyện đời nên được độc giả dễ dàng tiếp nhận. Tuy nhiên khi nói về nghệ thuật xây dựng cốt truyện của Hồ Biểu Chánh, chúng ta không thể không thấy những hạn chế của ông. Đó là cốt truyện thường dễ dãi theo cảm tính chủ quan của tác giả (đoạn kết của “Cha con nghĩa nặng”, anh Sửu được xóa án để đoàn tụ với con; đọan kết của “Thiệt giả giả thiệt”, cô Phùng Xuân do vô tình mà nhận ra bộ mặt đểu cáng của người yêu cũ đã giúp cô quay về sống hạnh phúc với chồng…). Đồng thời do cốt truyện của Hồ Biểu Chánh mang tính răn dạy đạo lý nên cốt truyện với lối kết thúc có hậu vẫn chưa thoát khỏi mô hình truyện Nôm trung đại với các phần: Gặp gỡ, gia biến và lưu lạc, đoàn tụ. Đọc truyện Hồ Biểu Chánh, có thể dự đoán được kết thúc như thế nào cho nhân vật. Những hạn chế này ít nhiều cũng làm giảm đi tính hấp dẫn của nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm Hồ Biểu Chánh. 2.Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Do nội dung cốt truyện nặng về đạo lý nên nhân vật trong tác phẩm Hồ Biểu Chánh cũng được chia làm hai tuyến nhân vật rạch ròi: tốt – xấu, thiện –ác. Thường thì nhân vật chính là người tốt nhưng do nghèo khổ mà lâm vào con đường lầm than, lận đận và rồi cuối cùng tìm lại được hạnh phúc. Đó là những nhân vật như Lê văn Đó, Trần Văn Sửu, chú bé Được, Thị Lựu … Một đặc điểm cũng dễ nhận thấy trong cách xây dựng nhân vật của Hồ Biểu Chánh là ông tạo dựng nên con người hành động chứ chưa phải con người tâm lý. Tác giả thường chú trọng nhiều vào những biểu hiện bên ngoài của nhân vật như sắc diện, ngôn ngữ, cử chỉ hành động … Tâm lý nhân vật được bộc lộ chủ yếu cũng từ những biểu hiện bên ngoài ấy. Ít khi tác giả nói nhiều về những giằng co, trăn trở của những nội tâm hay những sâu kín, phức tạp. Chẳng hạn như trong truyện “Cha con nghĩa nặng” kể lại việc Trần Văn Sửu vô tình làm chết vợ, đây là cảnh đầy kịch tính, đặc biệt là với một người đang trong trạng thái hoảng loạn vừa thương vừa giận thì nội tâm lúc này phải căng thẳng ghê gớm, thế nhưng đoạn này tâm lý vẫn thể hiện qua hành động là chủ yếu:“Lúc ấy, trong lòng anh ta đã đau đớn mà tâm trí lại lo sợ, anh ta lính quýnh chạy vô buồng rồi chạy ra đứng ngó vợ, muốn khóc mà không có nước mắt, muốn nói mà không nói ra lời. Bộ tịch anh ta như người mất trí. Anh ta ngó vợ một hồi rồi dùn mình. Anh ta vụt dở cửa bước ra sân, bỏ cửa rớt một cái ầm rồi co giò chạy tuốt…”. Rõ ràng con người trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh tồn tại theo một phương thức khác. Con người đó có ham muốn, có cảm xúc, có sự lo lắng, sự sợ hãi, thậm chí sự hoảng loạn, có đam mê và những toan tính tuy nhiên, con người trong tiểu thuyết của ông thiếu đi cái chiều kích của những sự băn khoăn và những sự lựa chọn, thiếu đi cái chiều sâu của những xung đột bên trong. Một điểm cũng đáng chú ý trong cách xây dựng nhân vật của Hồ Biểu Chánh là những nhân vật chính của ông đồng thời cũng là nhân vật đạo lý. Họ mang trong mình những phẩm chất tốt đẹp như thật thà chất phác, thương vợ thương con, chung thủy, sẵn sàng cưu mang người hoạn nạn … nhưng đồng thời phải lận đận, bất hạnh vì đói nghèo, vì thói đời đen bạc. Những nhân vật đó có khi trước đây là người gây tội như Lê Văn Đó phạm tội ăn trộm nồi cháo heo nên phải đi đày, Trần Văn Sửu vì vô tình mà làm chết vợ … nhưng rồi họ cũng tìm về với nẻo đường lương thiện. Những kẻ lầm lạc sau cùng sẽ biết mình lầm lạc mà trở về. Con người do Hồ Biểu Chánh nhào nặn nên có thể cực đoan, nham hiểm, xấu xa, lầm lạc, sa ngã...nhưng họ chỉ chờ một cơ hội để trở thành một cá nhân ngoan ngoãn,một công dân xứng đáng. Bà Cả Kim trong quyển “Tại Tôi” sau cùng dã buột miệng: "Tại tôi tất cả". Cũng như thầy Bính, cũng như cô Thinh trong “Lời thề trước Miểu” cũng đã trở về. Cũng như bao"đứa con hoang" khác đã trở về dưới ngòi bút Hồ Biểu Chánh. Văn chương Hồ Biểu Chánh là thể hiện cái thiện bao giờ cũng thắng. Nhân vật Hồ Biểu Chánh chỉ có thật trong cái tốt, ngoài ra những cái hiện hữu có thể giả tạo.Ở đây người kể chuyện vượt ngoài chính câu chuyện kể. Nói cách khác kể là xác nhận, là phủ quyết, là minh định một lập trường - lập trường đạo đức của Hồ Biểu Chánh đơn giản và dứt khoát. Đó là: sự hiện hữu đương nhiên của giá trị đạo đức trong con người cũng như trong thế cuộc. Điểm hạn chế trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Hồ Biểu Chánh là có những lúc ông quá giản lược, dễ dãi hay áp đặt suy nghĩ, mong muốn mang tính chủ quan của mình cho nhân vật nhưng nhìn chung phương thức thể hiện của tác giả là phù hợp với đặc tính của con người Nam Bộ; bình dị chân chất, suy nghĩ giản đơn mộc mạc, tình cảm dứt khoát, nghĩ gì nói nấy… Và chính vì điều này mà nghệ thuật kể chuyện của Hồ Biểu Chánh rất dễ được người đọc tiếp nhận. 3.Nghệ thuật trần thuật: 3.1 Thời gian nghệ thuật: Hầu hết các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh đều được kể theo trật tự thời gian tuyến tính. Thời gian của truyện được xem như là sự diễn tiến của các sự kiện trong tính kế tiếp hay đồng thời là “trật tự niên biểu” của các sự kiện hình thành nên truyện. Qua đó, sự kiện được kể theo diễn biến thời gian từ đầu đến kết thúc số phận nhân vật. Tiêu biểu cho cách kể này là truyện “Ngọn cỏ gió đùa”, thuật lại toàn bộ cuộc đời truân chuyên của nhân vật Lê Văn Đó từ lúc tuổi thơ cho đến lúc lìa đời. Thời gian tuyến tính đã tạo nên nhịp điệu đều đều, chậm rãi, sự việc cứ từ từ diễn ra mà thiếu đi những đoạn căng, dồn ép về chuỗi sự việc. Điều này cũng làm cho truyện trở nên thiếu sức lôi cuốn. Tuy nhiên, cũng có ngoại lệ. Và cái ngoại lệ đó chính là sự thể nghiệm đầy sáng tạo của Hồ Biểu Chánh trong việc đi tìm một lối trần thuật mới. “Chút phận linh đinh” khi kể đã không tuân theo diễn biến của sự việc theo trình tự thời gian xảy ra lần lượt trong đời nhân vật mà sử dụng trật tự thời gian đảo ngược. Mở đầu truyện, tác giả giới thiệu bối cảnh diễn ra cuộc chia tay giữa đôi vợ chồng trẻ và con gái trên bến tàu Hải Phòng. Sang chương hai, tác giả ngược lại thời gian Lê Hiển Vinh và Thu Vân yêu nhau, sinh con gái đầu và đến năm Thu Cúc mười hai tuổi thì Hiển Vinh đi Pháp du học. Trật tự thời gian đảo ngược là cách kết cấu mới mẻ so với kết cấu của tiểu thuyết đương thời nhưng nghệ thuật kể chuyện của tác giả theo cách này vẫn còn nhiều gượng ép, chưa thoát hẳn cách kể chuyện theo lối cũ. 3.2 Không gian nghệ thuật. Nghệ thuật kể chuyện của Hồ Biểu Chánh hấp dẫn người đọc còn ở cách xây dựng không gian, bối cảnh chuyện. Không gian thiên nhiên, không gian sinh hoạt của nhà văn thường là những cảnh rất quen thuộc như cảnh đồng lúa chín, cảnh sông nước vùng Nam kì lục tỉnh… Chẳng hạn như Hồ Biểu Chánh tả một bức tranh quê im ắng như sau thì người đọc nào không thấy nao lòng như nhớ một vùng quê nhà trong kí ức: “Trong nhà im lìm vắng vẻ, chỉ có mấy con gà giò kiếm ăn chéo chéc dưới sàn, với một con chó vàng ốm, nằm dựa xó cửa lim dim như buồn ngủ. Cách một lát con chó vùng đứng dậy ngoắt đuôi, mấy con gà giựt mình chớp cánh chạy vô buồng, còn ngoài bờ có một đứa trai nhỏ, chừng tám chín tuổi, trần truồng, thủng thẳng lùa một bầy vịt vô sân, sau lưng có một con heo đen ột ệt đi theo lấm lem lấm luốc. Vô tới sân con heo đứng dựa đám rau đắng ngoắt đuôi mà ngó vô nhà, còn đứa nhỏ thì chạy lăng xăng chận bầy vịt mà nhốt. Lúc thằng nhỏ đương đóng cửa chuồng vịt thì con chó thủng thẳng bước ra ngoắt đuôi mừng, rồi liếm cẳng liếm tay, coi như hình tiếp rước. Thằng nhỏ vỗ trên lưng con chó vài cái rồi đi lại chỗ khạp nước để trước cửa đứng mà kêu heo: Quắn, Quắn ột! Quắn ột! ột, ột, ...” (Trích “Cay đắng mùi đời”) Trong truyện Hồ Biểu Chánh, không gian thiên nhiên thường tác động đến tâm trạng nhân vật vì nó thường gợi lại những kỉ niệm, không khí gia đình đầm ấm. Chẳng hạn như tâm trạng Chánh Tâm não nề khi đi qua không gian kỉ niệm năm xưa: “Khách đã tan hết, chiều lại Chánh Tâm rủ Trọng Quý đi ra ngoài ruộng hứng mát chơi. Hai anh em thơ thẩn đi trên bờ ruộng qua Đất Ếch. Tiết tháng Mười, lúa nở xanh đồng, xa xa thấy có vài đám lúa sớm gần chín nên xen mầu đỏ đỏ. Chánh Tâm đi được một khúc rồi đứng lại mà hóng phong cảnh. Đồng ruộng mênh mông, trời cao xanh lét, gió hiu hiu mát mặt, nhái chóc chóc rân tai. Chánh Tâm nhắm cảnh một hồi rồi chảy nước mắt mà nói với Trọng Quý rằng: “năm tôi mới cưới vợ, tôi dắt vợ tôi xuống dưới này chơi. Chiều mát vợ chồng tôi dắt nhau ra hứng gió lối này, tình lai láng, nghĩa mặn nồng, vợ chồng vui vẻ không biết chừng nào. Bây giờ tôi ra đứng đây tôi thương vợ tôi quá”. Thiên nhiên trong tác phẩm Hồ Biểu Chánh rất chân thực, cụ thể, gần gũi với bối cảnh xã hội bao gồm cuộc sống của những tầng lớp người, mối quan hệ giữa cá nhân với nhau. Có khi đó là những phong tục tập quán ở vùng Nam Bộ mà tác giả có dịp quan sát được. Do đó, không gian thiên nhiên, không gian xã hội trong tác phẩm của ông rất gần gũi với người đọc, và sau này lại dường như ta lại nhận thấy những không gian đó trong truyện ngắn của Nam Cao, Nguyên Hồng… 3.3 Ngôi kể: Về việc lựa chọn ngôi kể cũng là một trong những đặc điểm dễ phân biệt của truyện ngắn Hồ Biểu Chánh. Nhìn chung, ông lựa chọn ngôi kể thứ ba, người kể giấu mặt để tăng tính chân thực, khách quan của chuyện kể. Tuy nhiên, đôi khi bỗng xuất hiện những lời bình làm cho người kể chuyện bỗng lộ diện. Trong truyện “Ngọn cỏ gió đùa”, Lê Văn Đó sau khi ăn trộm nồi cơm của hai vợ chồng ông già và đứa cháu hành khất thì chợt ăn năn hối hận vì nhớ đến lời dạy của nhà sư Chánh Tâm, nên sau đó anh ta đã lén đem nồi cơm trả lại chỗ cũ. Ở đây, người kể chuyện bỗng xuất hiện với lời bình luận: “ … Những người ái mộ đạo Phật ai cũng nói vì Phật muốn cứ
File đính kèm:
- NGHE THUAT TU SU TRONG TRUYEN CUA HO BIEU CHANH.doc