Lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Sau đại chiến thế giới lần thứ nhất, thực dân Pháp ráo riết thực hiện chính sách bóc lột hết sức tàn bạo nhằm vơ vét sức người, sức của ở Việt Nam. Trong thân phận người dân mất nước, cũng như cha anh mình, tuổi trẻ Việt Nam hồi đầu thế kỷ phải sống dưới gông cùm nô lệ. Ở mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, thanh niên là lực lượng lao động chủ yếu và là lớp người bị áp bức, bóc lột nặng nề nhất. Báo cáo ngày 17-7-1928 của Đơ Lama gửi cho Phủ toàn quyền Đông Dương về tình hình “cu li” ở đồn điền cao su Michelin (Nam Kỳ) có đoạn viết:
“Một đứa tên là Trần Văn Chung 20 tuổi mang trên vai 8 cái sẹo của đầu gậy bổ sâu vào thịt. Một đứa khác tên là Vũ Viết Thu 21 tuổi mang trên vai 50 vết roi cá đuối”.
Các tầng lớp thanh niên khác, nhất là thanh niên nông dân đều cùng chung cảnh ngộ bị đọa đầy dưới ách thực dân, phong kiến. Không thể cam chịu mãi cảnh sống cơ cực nước mất, nhà tan, các phong trào yêu nước của nhân dân và thanh niên ta không ngừng phát triển ngày càng mạnh mẽ làm cho kẻ thù lo sợ và điên cuồng đối phó.
Song, trước sau do thiếu một đường lối đúng đắn, một tổ chức chặt chẽ nên cuối cùng các phong trào đấu tranh bị kẻ thù dìm trong biển máu. Tình trạng khủng hoảng về lãnh đạo đòi hỏi phải được giải quyết để đưa cách mạng nước ta tiến lên. Đúng vào thời điểm này, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành, sau lấy tên là Nguyễn Ái Quốc đã mở đầu cuộc hành trình hết sức quả cảm và gian lao tìm đường cứu nước, cứu dân.
Giữa năm 1911, ở tuổi 20, Nguyễn Ái Quốc xuống tàu Latusơ Tơrêvin tại cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) đi ra nước ngoài với ý thức tìm hiểu nước Pháp và các nước khác làm thế nào mà trở nên độc lập, hùng cường rồi sẽ “trở về nước, đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức, đoàn kết và huấn luyện để đưa họ đấu tranh giành quyền tự do, độc lập”. Nguyễn Ái Quốc đã đến Pháp, đi qua nhiều nước châu Phi, đến Mỹ, Anh,v.v. và trở lại Pháp vào cuối năm 1917 lúc chiến tranh thế giới lần thứ nhất ở vào giai đoạn quyết liệt nhất.
Tại Paris, Người kết bạn với nhiều nhà hoạt động chính trị xã hội, văn hóa có uy tín lớn của nước Pháp. Người viết nhiều bài báo tố cáo tội ác của thực dân Pháp ở các thuộc địa, tranh thủ mọi diễn đàn, những buổi hội họp, mít tinh, sinh hoạt câu lạc bộ để tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam, Lào, Campuchia và các nước thuộc địa khác.
a của “Đội thanh niên quyết tử” do Tỉnh Đoàn Quảng Đà (ngày nay là thành phố Đà Nẵng) tổ chức. Sau đó, khu Đoàn liên khu V quyết định phát triển các đội “thanh niên quyết tử” ở tất cả 9 tỉnh, từ vùng núi Tây Nguyên đến các thành phố Đà Nẵng, Qui Nhơn, Nha Trang. Đội “Thanh niên quyết tử” mang tên Anh hùng Võ Như Hưng do Huyện Đoàn Điện Bàn tổ chức, nhanh chóng nổi lên với nhiều cách đánh mưu trí, táo bạo. Đội ra mắt tại Gò Nổi, phía Nam sông Thu Bồn, với lực lượng ban đầu 31 tay súng. Trong một trận đánh không cân sức, đội đã chiến đấu kiên cường, đánh lui một lực lượng liên hợp gồm 3 tiểu đoàn quân Mỹ và ngụy, diệt 125 tên, bắn cháy 5 xe tăng và xe bọc thép, rồi thừa thắng, truy kích địch vào tận thị xã Vĩnh Diện. Tại đây, một lực nhỏ của đội trụ lại, thoắt ẩn, thoắt hiện bám đánh địch liên tiếp trong nhiều ngày. Đội “thiếu niên quyết tử Nguyễn Văn Trỗi” ở Điện Hòa chỉ có 6 em cũng đã lập công xuất sắc: Trong 3 tháng diệt 135 tên Mỹ và thu được 15 súng. Tại thành phố Sài Gòn và các thành phố, thị xã khác đã xuất hiện những “đội quân ngầm” hoạt động táo bạo, đánh sập nhiều bin đinh, cư xá Mỹ, diệt hàng trăm tên giặc xâm lược, trong đó có nhiều tên giặc lái nhà nghề và nhiều sĩ quan cao cấp Mỹ. Tổ chức Đoàn ở nhiều nơi còn góp phần tổ chức những đơn vị chiến đấu gồm toàn nữ thanh niên. 6 nữ thanh niên du kích ở Quế Sơn (Quảng Nam) 7 ngày đêm liền chống trả một trung đoàn địch đến càn quét, diệt 59 tên Mỹ-Ngụy, hạ một máy bay. Chị em vừa cầm súng chiến đấu quyết liệt, khi lực lượng địch mạnh, tràn được vào trong thôn xóm, chị em lại giấu súng, trở thành những cô gái dịu dàng trò chuyện thuyết phục từng tên địch. Địch rút ra ngoài, chị em lại cầm súng, đón đánh đợt tấn công tiếp của chúng. Trong nhiều huyện của miền Tây và miền Đông Nam Bộ còn xuất hiện những đơn vị nữ pháo binh ở Rạch Giá, Long An, nhất là đội nữ pháo binh quận Lái Thiêu (Thủ Dầu Một) chỉ sau 10 ngày huấn luyện đã sử dụng thành thạo các trang bị kỹ thuật, bắn chính xác, diệt 37 tên địch, trong đó có một đại úy ngụy. Trong gian khổ ác liệt, phong trào “Xung phong tiêu diệt thật nhiều sinh lực địch” của thanh niên trong tất cả các thứ quân trên chiến trường miền Nam ngày càng phát triển, làm nảy nở nhiều tấm gương tiêu biểu. Dương Văn Tân, kiện tướng diệt Mỹ trẻ tuổi của Tây Ninh, cùng tổ chiến đấu của mình trong 16 ngày đêm đánh tan xác và đánh hỏng 16 xe tăng, xe bọc thép, diệt 87 tên Mỹ. Từ Văn Phước, 26 tuổi, dũng sĩ diệt Mỹ Thủ Dầu Một, trong 13 tháng chiến đấu ở vùng sát địch quận Lái Thiêu đã diệt 71 tên Mỹ, 17 lính Nam Triều Tiên, 45 lính ngụy Chỉ riêng năm 1966 tất cả đoàn viên và thanh niên ở miền Đông Nam Bộ đều vượt chỉ tiêu diệt Mỹ. Qua hiệp đầu đánh bại cuộc phản công mùa khô lần thứ nhất của địch (1965-1966) riêng Quảng Trị, Thừa Thiên đã xuất hiện 2.700 dũng sĩ, trong đó có gần 500 dũng sĩ diệt Mỹ. Cũng thời gian ấy, ở miền Trung Trung Bộ có 405 dũng sĩ diệt Mỹ như “Củ Chi đất thép thành đồng”, “Quảng Nam trung dũng kiên cường đi đầu diệt Mỹ”, “Long An toàn dân đánh giặc” có sức cổ vũ tuổi trẻ trên các chiến trường vươn lên lập công với những tên tuổi như Đoàn Văn Luyện, Ngô Bê, Nguyễn Văn Hòa, Trần Thị Tâm Là những thanh niên như Võ Thị Thắng, không may bị sa vào tay giặc vẫn một lòng tin tưởng ở tương lai của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và trước bản án 20 năm khổ sai của kẻ thù vẫn nở nụ cười chiến thắng! Là Kpă Klơng “tuổi nhỏ chí lớn”. 13 tuổi đã tham gia du kích. Khi nhập ngũ, anh làm trinh sát cho bộ đội huyện Chưpông. Kpă Klơng có biệt tài bắn xuyên táo, luôn chọn điểm cao thích hợp, bình tĩnh chờ địch đến gần, mới nổ súng. Có lần anh bắn 3 viên đạn diệt 5 tên địch. Lần đi trinh sát ở Pleime, anh đã bám địa thế, bắn 2 viên đạn diệt 4 tên biệt kích. Trong mọi tình huống Kpă Klơng đều tìm mọi cách diệt địch đạt hiệu suất cao nhất. Có lần với 3 viên đạn còn lại, anh bám sát địch từ sáng đến chiều, đứng nấp cách địch 5 mét, chờ địch tập hợp hàng dọc mới bắn xuyên táo, diệt 7 tên, làm bị thương 1 tên khác. Một lần khác, đang làm nhiệm vụ canh gác trên rẫy, phát hiện địch kéo đến, anh bình tĩnh tìm vị trí thuận lợi, bắn 2 phát diệt ngay 4 tên. Những tên còn lại phải hốt hoảng tháo chạy. Đối với lĩnh Mỹ anh cũng có cách đánh thích hợp. Biết lĩnh Mỹ khi tác chiến thường chiếm điểm cao. Kpă Klơng bố trí mìn trên đường rồi lên chiếm điểm cao trước, nằm phục kích. Lính Mỹ từ căn cứ Pleime hành quân lấn chiếm vấp phải mìn, đứa chết, đứa bị thương. Số còn lại vội chạy lên chiếm đỉnh cao, liền bị Kpă Klơng đang ém sẵn tại đó, ném lựu đạn vào đội hình, diệt tiếp 4 tên, khiến chúng hoảng sợ phải tháo chạy. Kpă Klơng là một chiến sĩ trẻ luôn xông xáo, gương mẫu. Trong nhiều năm anh đều được bầu là chiến sĩ thi đua của huyện, của tỉnh. Ngày 17-9-1967, anh được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang với 6 chữ vàng “Tuổi thiếu niên, chí anh hùng”. Trong cuộc phản công chiến lược lần thứ hai, Mỹ-Ngụy đã mở tới 895 cuộc hành quân lớn nhỏ, tập trung có trọng điểm trên một hướng chính là miền Đông Nam Bộ với 3 cuộc hành quân then chốt. Trong đó cuộc hành quân Gian-xơn Xi-ty là cuộc hành quân lớn nhất trên một hướng trong toàn cuộc chiến tranh. Chúng huy động tới 7 lữ đoàn Mỹ, 2 chiến đoàn ngụy, gồm 26 tiểu đoàn, nhằm diệt cơ quan đầu não của ta, diệt chủ lực, phá kho tàng, triệt phá căn cứ, phong tỏa biên giới. Trên một chiến trường chỉ rộng 400 km2, chúng đã tập trung một lực lượng tới 4-5 vạn quân với nhiều máy bay, đại bác, xe bọc thép cố giành thắng lợi quyết định. Một lần nữa, tuổi trẻ, cùng quân và dân các địa phương lại thể hiện tuyệt vời phẩm chất anh hùng, ý chí tiến công tiêu diệt địch. Gần 14.000 tên địch, phần lớn là Mỹ bị tiêu diệt, 167 máy bay bị bắn rơi và bị phá hủy, hơn 1.000 xe quân sự, trong đó có 800 xe tăng và xe thiết giáp, 90 đại bác bị phá hủy. Kế hoạch “tìm diệt” và “bình định” của Mỹ-Ngụy mùa khô 1966-1967 thực sự đã bị bẻ gãy trước sức mạnh kiên cường của quân và dân ta, trong đó tuổi trẻ đã góp một phần công sức đáng kể, cùng các lực lượng vũ trang trên toàn miền Nam loại khỏi vòng chiến đấu 151.000 tên địch (có 68.200 tên Mỹ, 5.540 tên chư hầu); tiêu diệt 22 tiểu đoàn bộ binh (có 9 tiểu đoàn Mỹ và 1 tiểu đoàn lính Nam Triều Tiên); 4 tiểu đoàn pháo Mỹ; 12 tiểu đoàn cơ giới (có 10 tiểu đoàn Mỹ); 187 đại đội (có 59 đại đội lính Mỹ và 7 đại đội lính Nam Triều Tiên); phá hủy 1.627 xe tăng, xe thiết giáp, 2.107 ô tô, 308 khẩu pháo, bắn rơi và phá hủy 1.213 máy bay, bắn chìm bắn cháy 42 tàu, xuồng. *** Phối hợp với phong trào “Xung phong tiêu diệt nhiều sinh lực địch”, mũi đấu tranh chính trị cũng được đẩy mạnh. Sau thất bại của Mỹ trong mùa khô 1965-1966, lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ Ngụy quân, ngụy quyền, nhân dân, học sinh, sinh viên Huế đã xuống đường chống chính sách lệ thuộc Mỹ của Thiệu - Kỳ. Sinh viên, học sinh đã chiếm Đài phát thanh Huế (ngày 23-3-1966), hàng ngày phát đi khắp thế giới tin tức đấu tranh bằng 3 thứ tiếng Việt, Anh, Pháp. Cuộc đấu tranh thu hút cả lực lượng địch cùng tham gia. 1.600 cảnh sát ngụy tham dự mít tinh đã tuyên bố đứng vào hàng ngũ “lực lượng tranh thủ cách mạng”. Ở Đà Nẵng hàng vạn nhân dân, thanh niên lao động và học sinh, sinh viên đã xuống đường hô vang khẩu hiệu chống độc tài, đòi Thiệu - Kỳ từ chức, đòi Mỹ không được can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, đòi chúng rút về nước. Ngụy quyền ở thành phố tê liệt, quần chúng đứng lên tự quản, làm chủ Đài phát thanh Đà Nẵng, thành lập tổ học sinh cảm tử, biệt động và đội công nhân vũ trang trấn áp bọn ác ôn phản cách mạng. Cả thành phố bãi công, bãi thị. Học sinh phá Phòng thông tin Mỹ. Trước khí thế của quần chúng, Mỹ buộc phải rút hết 30.000 lính và người Mỹ ra Hạm đội 7. Thiệu - Kỳ đưa quân từ Sài Gòn ra, nhưng trước khí thế của quần chúng, hơn nữa chưa có lệnh của quan thầy Mỹ, lại rút về. Ngày 6-4 từ Huế 2 tiểu đoàn “thanh niên quyết tử miền Trung” vượt qua hàng rào phong tỏa của địch đến chi viện cho thanh niên và nhân dân Đà Nẵng. Sau 76 ngày đêm nhân dân giành quyền làm chủ, ngày 15-5, Mỹ dàn xếp ổn thỏa với Thiệu - Kỳ, chúng cho 6 tiểu đoàn có máy bay và xe bọc thép yểm trợ đã đánh chiếm lại các vị trí ở Đà Nẵng. Tháng 6-1966, Thiệu - Kỳ chuyển quân ra đàn áp ở Huế, nhân dân thành phố đưa bàn thờ Phật ra đường và tổ chức phong trào đấu tranh quyết liệt chống lại chúng. Tại Sài Gòn trong phong trào “chống nội chiến miền Trung”, bàn thờ Phật được dựng ở phòng tuyến ngã Bảy, Bàn Cờ, và Sư Vạn Hạnh. ở Đà Lạt, ngày 28-3-1966, học sinh các trường Bùi Thị Xuân, Trần Hưng Đạo, Bồ Đề và học sinh Đại học Đà Lạt bãi khóa, kéo đến Phòng thông tin Mỹ đưa yêu sách, đòi Mỹ rút khỏi Đà Lạt. Cuộc đấu tranh nhanh chóng trở thành phong trào chống Mỹ, chiếm đài phát thanh, chiếm giữ khu chợ Hòa Bình. Địch huy động quân biệt động, cảnh sát dã chiến đàn áp. Ngày 21-4 học sinh xuống đường tuần hành đưa tang, biến đám tang thành cuộc đấu tranh chống Mỹ và Ngụy quyền tay sai. Thanh niên học sinh tổ chức những “đêm không ngủ”, “đốt lửa trại nhìn rõ mặt kẻ thù”, tổ chức tòa án xử tội phạm chiến tranh Giônxơn, Mắc Namara, Taylo, Thiệu-Kỳ. Cuộc đấu tranh làm chủ thành phố kéo dài đến 15-5-1966 mới chấm dứt. Nhân dân các thị xã Phan Rang, Phan Thiết, Buôn Ma Thuột bãi công, bãi thị ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân và thanh niên Đà Lạt. ở Nha Trang, thanh niên và nhân dân biểu tình ủng hộ đồng bào và thanh niên Đà Lạt và phản đối Thiệu-Kỳ bán quân cảng Cam Ranh cho Mỹ. *** Trong những năm chiến đấu chống Mỹ, giao thông vận tải đã trở thành một mặt trận nóng bỏng. Các tuyến đường huyết mạch, các bến phà, cầu cống đã bị máy bay địch đánh phá tới trên 80 nghìn trận, chiếm gần 70% số trận chúng đánh phá miền Bắc. Mức độ đánh phá ngày càng ác liệt, qui mô đánh phá ngày càng mở rộng. Chúng sử dụng tất cả những loại máy bay tối tân, hiện đại nhất từ F105, đến F111A, cả siêu pháo đài bay B52 sử dụng đủ các loại bom, kể cả bom từ trường, la de, bom phá, bom bi, bom nổ chậm, đánh phá cả ngày cũng như đêm với nhiều thủ đoạn chiến thuật xảo quyệt, nhằm chặn đứng việc chi viện của hậu phương lớn cho tiền tuyến lớn. Cuộc chiến đấu trên mặt tr
File đính kèm:
- Lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh- ST HĐ Mỹ Lộc, Hà Nam.doc