Giáo án Sinh học 10 - Bài 18: Chu kỳ tế bào và quá trình nguyên phân

-Nêu được chu kỳ tế bào, mô tả được các giai đoạn khác nhau của chu kỳ tế bào.

-Trình bày được các kỳ của nguyên phân và ý nghĩa của quá trình nguyên phân.

-Nêu dược quá trình phân bào được điều khiển như thế nào và những rối loạn trong quá trình điều hoà phân bào sẽ gây nên những hậu quả gì?

-Tư duy logic bằng các câu hỏi.

-Khái quát được nội dung cơ bản của bài.

-Xây dựng được mối liên hệ giữa các khái niệm cũ và mới.

-Áp dụng những điều được học và trong cuộc sống.

 

doc3 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 12641 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 10 - Bài 18: Chu kỳ tế bào và quá trình nguyên phân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 / /20
Tiết thứ: 20
Bài 18: CHU KỲ TẾ BÀO VÀ QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN
The Cell Cycle & Mitosis Tutorial
I.Mục tiêu:
 Trước, trong và sau khi học xong bài này, học sinh phải:
THỜI ĐIỂM
TRƯỚC
TRONG
SAU
1.Kiến thức
-Sau khi học xong bài trước.
-Hiểu được những khái niệm, những nội dung mới.
-Nêu được chu kỳ tế bào, mô tả được các giai đoạn khác nhau của chu kỳ tế bào.
-Trình bày được các kỳ của nguyên phân và ý nghĩa của quá trình nguyên phân.
-Nêu dược quá trình phân bào được điều khiển như thế nào và những rối loạn trong quá trình điều hoà phân bào sẽ gây nên những hậu quả gì? 
2.Kỹ năng
-Nghiên cứu, xử lý tài liệu độc lập.
-Truy vấn bạn bè những điều chưa hiểu.
-Xử lý tài liệu theo sự định hướng của giáo viên.
-Năng lực làm việc theo nhóm.
-Truy vấn giáo viên những điều chưa hiểu.
-Tư duy logic bằng các câu hỏi.
-Khái quát được nội dung cơ bản của bài. 
-Xây dựng được mối liên hệ giữa các khái niệm cũ và mới.
3.Thái độ
-Góp phần hình thành, củng cố năng lực tự học tập suốt đời.
-Hứng thú với những nội dung kiến thức mới và một số vận dụng của nội dung đó trong cuộc sống.
-Áp dụng những điều được học và trong cuộc sống.
II.Nội dung:
-Kiến thức trọng tâm: 	
-Khái niệm khó, mới: Kỳ trung gian, kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau, kỳ cuối, chu kỳ tế bào, thoi vô sắc.
-Bản đồ khái niệm: Chu kỳ tế bào gồm 5 kỳ, chia thành 2 giai đoạn:
*Giai đoạn chuẩn bị (Kỳ trung gian): Gồm 3 pha: G1, S và G2.
*Giai đoạn phân chia tế bào (Quá trình nguyên phân):
 -Phân chia nhân: Gồm 4 kỳ: Kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau, kỳ cuối.
 -Phân chia tế bào chất.
III.Phương pháp, phương tiện tổ chức dạy học chính:
 1.Phương pháp:
 Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận.
 2.Phương tiện:
-Tranh vẽ các giai đoạn của chu kỳ tế bào.
IV.Tiến trình tổ chức học bài mới:
 1.Kiểm tra bài cũ:
Quang hợp là gì ? Đặc điểm các pha của quá trình quang hợp?
Quang hợp có ý nghĩa như thế nào đối với sinh vật?
 2.Đặt vấn đề:
Cơ sở khoa học của việc nhân giống vô tính bằng nuôi cấy mô là gì? 
Ở thực vật quang hợp, hô hấp có ý nghĩa gì cho cơ thể? Ở động vật tiêu hoá và hô hấp có ý nghĩa gì cho cơ thể?
Hay nói cách khác, kết quả của các quá trình đó là gì?
 3.Hoạt động tổ chức học bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1
Tìm hiểu bản chất chu kỳ tế bào
GV: N/c SGK, cho biết chu kì tế bào là gì ? 
GV: Em có nhận xét gì về tốc độ phân chia tế bào của các tế bào trong các loại mô khác nhau ?
Nhân xét và bổ sung 
Thời gian chu kì tế bào khác nhau ở loại tế bào và loài.
- TB phôi sớm: 20 phút/lần
- TB ruột: 6 giờ/lần
- TB gan: 6 tháng/lần
(?) Tại sao tế bào khi tăng trưởng tới mức nhất định lại phân chia ?
GV: Có phải với mỗi loại tế bào của một loại mô thì theo thời gian nhất định thì nó sẽ phân chia hay không ? 
Nếu không có cơ chế kiểm soát đó thì hậu quả sẽ là gì ?
HOẠT ĐỘNG 2
Nghiên cứu diễn biến quá trình nguyên phân
GV: Hoàn thành phiếu học tập sau:
GV: NST co xoắn và giãn xoắn một cách nhịp nhàng theo các chu kỳ có ý nghĩa gì ?
(?) Khi nào TB thực hiện quá trình phân chia ? 
GV: TBTV và TBĐV phân chia tế bào chất khác nhau như thế nào ? 
GV: Trả lời lệnh trang 74 ?
HOẠT ĐỘNG 3
Tìm hiểu ý nghĩa của nguyên phân
GV: Quá trình nguyên phân có ý nghĩa gì với các loài ?
GV: Quá trình nguyên phân được ứng dụng vào trong thực tiến sản xuất như thế nào ?
I. CHU KỲ TẾ BÀO:
1. Định nghĩa: Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào.
2. Bản chất:
Chu kì tế bào gồm 5 kì chia thành hai giai đoạn:
- Giai đoạn chuẩn bị (Kỳ trung gian): Với 3 pha: 
+ G1: TB tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh trưởng.
+ S: Nhân đôi DNA, NST, các NST dính nhau ở tâm động tạo thành NST kép.
+ G2: Tổng hợp các chất cho tế bào.
- Giai đoạn phân chia tế bào (Nguyên phân): Gồm:
+ Phân chia nhân: Với 4 kỳ
+ Phân chia tế bào chất:
3. Đặc điểm chu kì tế bào:
- Tốc độ phân chia tế bào ở các mô, cơ quan bộ phận khác nhau là khác nhau. VD:…
- Được điều khiển đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể. 
II. QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN
1. Phân chia nhân:
Các kì
Đặc điểm
Kì đầu
- NST co xoắn, màng nhân dần dần biến mất.
- Thoi phân bào dần xuất hiện.
Kì giữa
- Các NST co xoắn cực đại tập trung ở mặt phẳng xích đạo và có hình dạng đặc trưng (hình chữ V).
Kì sau
Các NS tử tách nhau ở tâm động và di chuyển về 2 cực của TB.
Kì cuối
NST dãn xoắn, màng nhân xuất hiện.
2. Phân chia tế bào chất:
- Tế bào động vật: Màng TB thắt lại ở vị mặt phẳng xích đạo..
- Tế bào thực vật: Hình thành vách ngăn ở mặt phẳng xích đạo chia tế bào mẹ. 
→ Hình thành nên 2 tế bào con giống hệt mẹ.
III. Ý NGHĨA
1. Ý nghĩa lý luận:
* Ở sinh vật nhân thực đơn bào: là cơ chế sinh sản.
* Ở sinh vật nhân thực đa bào: 
- Làm tăng số lượng TB giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển
- Giúp cơ thể tái sinh các mô hay TB bị tổn thương.
- Là hình thức sinh sản tạo ra các cá thể có kiểu gene giống kiểu gene của cá thể mẹ.
2. Ý nghĩa thực tiễn:
- Giâm, chiết, ghép cành…
- Nuôi cấy mô, cấy truyền phôi, nhân bản vô tính có hiệu quả cao → tạo ra số lượng giống lớn trong thời gian ngắn.
 4. Củng cố
Có 1 tế bào sinh dưỡng 2n=8 nguyên phân 3 lần liên tiếp thì số tế bào con là bao nhiêu? Số NST môi trường cung cấp là bao nhiêu?
 5. Kiểm tra đánh giá:
- Một tế bào soma nhân đôi liên tiếp 7 lần. Hãy xác định số lượng tế bào được hình thành và số lượng NST môi trường nội bào cần cung cấp ?
 6. Bài tập về nhà:
- Hoàn thiện các câu hỏi cuối bài.
- Soạn bài mới.
 7.Từ khoá tra cứu:
Kỳ đầu (prophase), kỳ trước (prometaphage), kỳ giữa (metaphage), kỳ sau (anaphase) và kỳ cuối (telophage), kỳ trung gian (interphage) 
V.Tài liệu tham khảo:
- SGV.
- Tranh ảnh từ mạng internet.
VI.Rút kinh nghiệm:
Ngày tháng năm 20 
Tổ trưởng:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • doc10-20-Lesson 18-The Cell Cycle & Mitosis Tutorial.doc