Giáo án Sinh học 10 - Bài 24: Thực hành

Có một cái nhìn đầy đủ, toàn diện

về nội dung kiến thức đã học và nó được

vận dụng ntn trong cuộc sống.

Tự thiết kế và làm thí nghiệm ở nhà.

 

doc2 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 13453 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 10 - Bài 24: Thực hành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 / /20 
Tiết thứ: 24
Bài 24: THỰC HÀNH
 Lên men ethylic và lactic
I.Mục tiêu:
Trước, trong và sau khi thực hành xong bài này, học sinh phải:
THỜI ĐIỂM
TRƯỚC
TRONG
SAU
1.Kiến thức
-Đọc trước bài thực hành.
-Chuẩn bị nội dung theo yêu cầu của giáo viên.
Nhớ các bước như trong SGK.
Có một cái nhìn đầy đủ, toàn diện về nội dung kiến thức đã học và nó được vận dụng ntn trong cuộc sống.
2.Kỹ năng
Có được các kĩ năng, thao tác cơ bản.
Làm được thí nghiệm theo các bước GV hướng dẫn.
Tự thiết kế và làm thí nghiệm ở nhà.
3.Thái độ
Chuẩn bị chu đáo theo yêu cầu của GV.
Hứng thú, tích cực.
Củng cố niềm tin khoa học.
II.Kiến thức trọng tâm:
III.Phương pháp, phương tiện tổ chức thực hành chính:
 1.Phương pháp:
 Hỏi đáp- tìm tòi bộ phận.
 2.Phương tiện:
IV.Tiến trình tổ chức thực hành:
 1.Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: VSV là gì? Có các loại môi trường và các kiểu dinh dưỡng nào? 
 Phân biệt hô hấp và lên men?
 2.Tiến trình tổ chức cho học sinh thực hành:
 GV (Đặt vấn đề): VSV có những ứng dụng gì trong đời sống thực tiễn?
TG
HOẠT ĐỘNG THẦY-TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1
Nghiên cứu nội dung thí nghiệm
GV: (Vấn đáp học sinh mục tiêu, chuẩn bị, nội dung tiến hành của mỗi thí nghiệm – trong mỗi bước giáo viên thực hiện thao tác vừa giới thiệu vừa làm mẫu để học sinh quan sát)
II. QUÁ TRÌNH PHÂN GIẢI
1. Phân giải protein:
a. Cơ chế:
Protease
Protein → Acid amine → CO2 + NH3 + NL
-Giai đoạn 1: Phân giải phân giải protein phức tạp thành các acid amine bên ngoài tế bào.
-Giai đoạn 2: VSV hấp thụ acid amine → phân giải → tạo ra NL. 
Khi môi trường thiếu C và thừa N VSV khử amine, sử dụng acid hữu cơ làm nguồn carbon.
b. Ứng dụng: 
- Thu được các acid amine để tổng hợp protein bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại.
- Làm tương, làm nước mắm…
2. Phân giải polysaccharide
a. Cơ chế:
- Lên men ethylic:
Nấm 
(đường hoá)
Nấm men rượu
Tinh bột → Glucose → ethanol + CO2
- Lên men lactic (Chuyển hoá kị khí)
VK Lactic đồng hình
Glucose → Lactic VK Lactic dị hình
Glucose → Lactic + CO2 + ethanol + acetic.
- Phân giải cellulose:
cellulase
Cellulose →	Chất mùn, làm giàu chất dinh dưỡng cho đất, tránh ô nhiếm môi trường.
b. Ứng dụng: 
+ Phân giải tinh bột để sản xuất kẹo, siro, rượu…
+ Tận dụng bã thải thực vật làm nấm ăn.
+ Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng.
+ Làm thức ăn cho gia súc.
Chú ý: Gây hư hỏng hoặc làm giảm chất lượng thực phẩm, đồ dùng, hàng hoá.
I.LÊN MEN ETHYLIC
1.Mục tiêu:
Tiến hành thành công thí nghiệm và quan sát được hiện tượng lên men.
2.Chuẩn bị:
Dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm:
-3 ống nghiệm (1-1,5cm, dài 15cm).
-Bánh men mới chế tạo và rây lấy bột mịn (2-3g) hoặc nấm men thuần khiết.
-20ml dung dịch đường kính (sucrose) 10%
-20ml nước lã đun sôi để nguôi.
3.Tiến hành:
-Cho vào đáy ống nghiệm hai và ba 1g bột bánh men.
-Đổ nhẹ 10ml dịch đường theo thành ống nghiệm 1 và 2.
-Đổ nhẹ 10 ml nước lã đun sôi để nguội theo thành ống nghiệm 3.
-Sau đó để 3ống nghiệm trên ở nhiệt độ 30-32oC.
-Quan sát hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm.
4.Thu hoạch:
Hãy điền hợp chất được hình thành thay chữ X trong sơ đồ:
Đường → CO2 + X + Năng lượng (ít)
-Điền các nhận xét vào bảng sau:
II.LÊN MEN LACTIC
1.Mục tiêu:
Biết làm sữa chua, muối chua hoa quả.
2.Chuẩn bị.
Một hộp sữa chua vinamilk, hộp sữa đặc có đường, thìa, cốc đong, cốc đựng và ấm đun nước, cải sen, bắp cải, dao con, dd NaCl NaCl 5-6%, bình hoặc vại để muối dưa.
3.Tiến hành:
a.Làm sữa chua:
-Đun nước sôi, pha sữa ngọt vừa uống, để nguội 40oC (ấm nóng).
-Cho một thìa sữa sữa chua vinamilk vào → trộn đều.
-Đổ ra cốc → để nơi có nhiệt độ 40oC.
-Sau 3-5h sẽ thành sữa chua.
b.Muối chua rau quả:
-Rửa sạch dưa chuột, rau cải.
-Cắt rau thành các đoạn dài khoảng 3cm.
-Cho vào vại, đổ ngập dd NaCl, nén chặt, đậy kín, để nơi ấm 28-30oC.
4.Thu hoạch:
a.Làm sữa chua:
Glucose → X + Năng lượng (ít)
-Vì sao sữa đang từ trạng thái lỏng → sệt ?
-Vì sao sữa chua là loại thực phẩm rất bổ dưỡng ?
b.Muối chua rau quả:
Tra lời lệnh trong SGK.
HOẠT ĐỘNG 2
Tổ chức thực hành
GV: (Chi học sinh ra thành 4 nhóm – theo tổ).
GV: (Quan sát học sinh làm và chỉnh sửa)
 3.Củng cố:
GV: (Cho các nhóm thảo luận, trả lời các câu hỏi trong SGK)
 4.BTVN:
-Hoàn thành bài tường trình.
-Soạn bài mới.
 V.Rút kinh nghiệm:
Ngày tháng năm 20 
Tổ trưởng:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • doc10-24-Lesson 24-Thực hành.doc