Lịch báo giảng lớp 1 năm 2014
Chào cờ
Học vần
Học vần
Toán
Thủ công 1
Tiết 1
1 Nói chuyện dưới cờ
Ổn định tổ chức
ổn định tổ chức
Tiết học đầu tiên
Giới thiệu một số loại giấy, bìa và dụng cụ học thủ công.
hát bài : Đôi bàn tay xinh. - Các em vừa hát bài hát về đôi bàn tay xinh, ngoài 2 bàn tay ra thì cơ thể chúng ta còn rất nhiều bộ phận khác, đó là những bộ phận nào ? Bài học hôm nay "Cơ thể chúng ta" sẽ giúp các em hiểu điều đó. - GV ghi đầu bài lên bảng. II. Bài mới : 1. Hoạt động 1 : Quan sát tranh tìm các bộ phận bên ngoài cơ thể. - GV yêu cầu HS quan sát tranh 2 bạn nhỏ trong SGK trang 4 chỉ vào tranh và nói tên các bộ phận của cơ thể. - GV treo tranh và gọi HS chỉ vào tranh và nói tên các bộ phận của cơ thể. - GV gọi 1 HS nhắc lại tất cả các bộ phận bên ngoài cơ thể. 2. Hoạt động 2 : Quan sát tranh - GV nêu nhiệm vụ : Quan sát các hình vẽ ở trang 5 SGK và nói xem các bạn trong từng hình đang làm gì ? Cơ thể chúng ta gồm có mấy phần ? - GV gọi mỗi nhóm 2 HS ( 1 em chỉ vào từng hình và nói các bạn đang làm gì, 1 em biểu diễn từng hoạt động của đầu, mình và tay chân như các bạn trong hình). - Cơ thể chúng ta gồm mấy phần ? * Kết luận : Cơ thể chúng ta gồm 3 phần, đó là : Đầu, mình và tay chân. Để cơ thể luôn khỏe mạnh, hoạt động nhanh nhẹn các em cần biết bảo vệ cơ thể giữ gìn vệ sinh và tập thể dục hằng ngày. 3. Hoạt động 3 : Tập thể dục - GV hướng dẫn các em vừa hát vừa làm động tác theo lời bài hát. 4. Hoạt động 4 : Củng cố, dặn dò - Trò chơi : Con bướm vàng. Cách chơi : Ngón trỏ và ngón cái của HS chạm lại, 3 ngón còn lại xòe ra như bướm. GV hô : bướm vàng bay, bướm vàng bay (tay các em múa như bướm bay). GV hô : bướm đậu trên trán (tay GV đậu chỗ khác) nhưng các em phải làm theo lời cô, không làm theo cô. Em nào sai thì hát cho các bạn nghe 1 bài. - Nhận xét tiết học. - Bài sau : Chúng ta đang lớn. - HS hát : Hai bàn tay của em đây, em múa cho mẹ xem, khi em giơ tay lên là bướm xinh đang múa, khi em hạ tay xuống là con bướm đậu trên cành hồng. - HS làm việc theo cặp : em này chỉ vào tranh nói tên thì em kia kiểm tra và ngược lại. - 3 HS lên bảng chỉ vào tranh và nêu tên gọi các bộ phận bên ngoài cơ thể : tóc, mắt, miệng, ... - HS nhắc lại. - HS làm việc theo nhóm 4. - GV gọi 2 nhóm biểu diễn trước lớp, cả lớp quan sát. - 5 HS trả lời : Cơ thể chúng ta gồm 3 phần : Đầu, mình và tay chân. - Đưa tay ra nào, nắm lấy cái tai, lắc lư cái đầu nào, lắc lư cái đầu nào.Đưa tay ra nào, nắm lấy cái eo, lắc lư cái mình nào, lắc lư cái mình nào. Đưa tay ra nào, nắm lấy cái chân, lắc lư cái chân nào, lắc lư cái chân nào. - HS tham gia chơi. Thứ tư ngày 27 tháng 8 năm 2014 HỌC VẦN: Bài 1 Âm e I.Mục đích yêu cầu: Giúp HS : - Làm quen và nhận biết được chữ và âm e. - Trả lời được 2,3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK - Học sinh luyện nói 2 đến 3 câu xoay quanh chủ đề học tập qua các bức tranh trong SGK. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa bài học. - Sách Tiếng Việt 1 Tập 1, Vở Tập viết, bảng con, hộp đồ dùng học Tiếng Việt. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học I . Kiểm tra bài cũ: - Ổn định tổ chức. - GV kiểm tra dụng cụ học tập của HS. II. Dạy bài mới: 1 . Giới thiệu bài : - Hôm nay, chúng ta học chữ và âm mới : e. 2. Dạy chữ ghi âm: a. Nhận diện chữ, phát âm, đánh vần: - GV viết chữ e thường lên bảng phụ. - Hãy nêu nét cấu tạo? - GV phát âm : e. - Chọn âm e đính bảng - Gọi HS đọc - GV treo tranh và hỏi: Tranh vẽ ai? Tranh vẽ gì? - Bé, me, xe, ve là các tiếng có âm gì giống nhau? - GV chỉ chữ e trong bài cho HS phát âm. b. Hướng dẫn viết bảng con: - GV viết mẫu chữ cái e lên bảng.Vừa viết GV vừa nêu quy trình : Chữ e cao 2 li. Các em đặt phấn bắt đầu ở bên dưới dòng kẻ thứ 2 của dòng li thứ 1 và điểm dừng bút ở bên trên dòng kẻ thứ 3 của li thứ 2 một chút. - Cho HS viết bóng. - HD học sinh viết bảng con Tiết 2 3 . Luyện tập: a. Luyện đọc: - GV yêu cầu HS phát âm lại âm e. b. Luyện viết: - GV hướng dẫn cho HS viết vào vở tập viết. - GV hướng dẫn cách để vở, cách cầm bút, tư thế ngồi viết... - GV theo dõi, hướng dẫn các em học yếu. c. Luyện nói: - GV treo tranh. - Tranh vẽ gì ? - Ai cũng có "lớp học" của mình, vì vậy các con cần phải đến lớp học tập, để học chữ - Các bạn trong tranh đang làm gì? - Đi học là rất cần thiết và rất vui. Ai cũng phải học tập chăm chỉ. Vậy lớp ta có thích đi học đều và học tập chăm chỉ không ? 4. Củng cố - Dặn dò: - GV cho HS đọc lại âm e. - Chữ e có nét gì ? * Trò chơi: Tô chữ - GV nhận xét chung tiết học . - Bài sau: b * chuẩn bị: Xem trước bài, Bộ chữ, bảng con, vở tập viết, Tự tìm tiếng có âm b - Cả lớp hát bài Cả nhà thương nhau. - HS quan sát. - Gồm 1 nét thắt. - HS đọc ĐT. - HS chọn đính âm e - Cá nhân, ĐT. - Tranh vẽ : bé, me, xe, ve. - các tiếng đều có âm e. - HS đọc ĐT. - HS nghe GV hướng dẫn cách viết. - HS viết bóng chữ e. - HS viết bảng con. - HS đọc cá nhân, ĐT. - HS tập tô chữ e ở vở tập viết. - HS quan sát tranh. - Vẽ các chú chim đang học đàn, ve đang học, đàn ếch đang học, đàn gấu đang học, các em học sinh đang học. - Các bạn nhỏ đang học bài. - Các em thích đi học, đi học rất vui ( Gọi nhiều học sinh nói lại) *Giáo viên viết lên bảng các chữ có chứa chữ e, học sinh lên tô vào chữ e. Thứ năm ngày 28 tháng 8 năm 2014 HỌC VẦN: Bài 2 Âm b I.Mục đích yêu cầu: Giúp HS : - Nhận biết được chữ và âm b, đọc được tiếng be - Học sinh trả lời 2 đến 3 câu hỏi đơn giản nói về các bức tranh trong SGK. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa bài học. - Sách Tiếng Việt 1 Tập 1, Vở Tập viết, bảng con, hộp đồ dùng học Tiếng Việt. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học I . Kiểm tra bài cũ: - GV yêu cầu HS đọc : e. - Yêu cầu HS viết bảng : e. - GV nhận xét. II. Dạy bài mới: 1 . Giới thiệu bài : - Hd quan sát hình vẽ SGK - Hôm nay, chúng ta học chữ và âm mới : b. 2. Dạy chữ ghi âm: a. Nhận diện chữ, phát âm: - GV viết chữ b in lên bảng - Phát âm mẫu, HD phát âm: Môi ngậm lại, bật hơi ra, có tiếng thanh: bờ - Chọn âm b b.Ghép chữ và phát âm: - GV hỏi: Có âm b thêm âm e được tiếng gì? - HD chọn ghép tiếng: be - Hd đánh vần - HD đọc trơn tiếng - Yêu cầu tìm tiếng có âm b - GV giới thiệu một số tiếng: bà, bé, bẹ, bu, bê.... b. Hướng dẫn viết chữ: - GV vừa viết vừa hướng dẫn cách viết - Viết chữ b: Đặt bút trên ĐK2 viết nét khuyết xuôi nối liền với nét móc ngược phải, kéo dài chân nét móc tới đường ĐK3 thì lượn sang trái, tới Đ K3 lượn bút trở lại sang phải, tạo vòng xoắn nhỏ ở cuối nét, dừng bút gần Đ k3. - HD viết bảng con - Viết chữ be: Đặt bút ở trên đường kẻ thứ hai viết chữ b cao 5 li, nối nét sang chữ e cao 2 li, dừng bút giữa li thứ nhất. - GV viết mẫu , HD học sinh viết Tiết 2 3 . Luyện tập: a. Luyện đọc : - GV yêu cầu HS đọc lại bài trên bảng lớp. b. Luyện viết: - GV hướng dẫn cho HS viết vào vở tập viết. - GV nhắc HS cách để vở, cách cầm bút, tư thế ngồi viết... - GV theo dõi, hướng dẫn các em học yếu. c. Luyện nói: - GV treo tranh. - Ai đang học bài ? - Ai đang tập viết chữ e ? - Ai đang kẻ vở ? - Các bạn đang làm gì? - Các tranh này có điểm gì giống nhau ? 4. Củng cố - Dặn dò : - Hd đọc lài - Nhận xét tiết học - Bài sau: dấu sắc * Chuẩn bị: Xem trước bài, bảng con, bộ chữ, bút chì, vở tập viết. - Tìm tiếng có dấu sắc - Cá nhân, ĐT. - 1 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con. - HS quan sát hình vẽ SGK - HS đọc đề bài : b - HS quan sát cách phát âm - HS phát âm ( CN + ĐT) - Chọn âm b đính bảng ghép - HS đọc ( CN + ĐT) - HS nêu: Có âm b thêm âm e được tiếng be - Hs chọn ghép tiếng be - HS đánh vần b – e – be ( CN + ĐT) - HS đọc trơn tiếng: be ( CN + ĐT) - HS tìm và nêu tiếng có âm b - HS đọc ĐT. - HS quan sát cách viết. - HS viết bóng HS viết bảng con chữ b - Học sinh viết chữ be - HS đọc ( nối tiếp CN + ĐT) - HS tập tô chữ b, be ở vở tập viết . - HS quan sát tranh., luyện nói - Chim non đang học bài. - Chú gấu đang tập viết chữ. - Bé đang kẻ vở. - Các bạn đang xếp hình. - Các tranh đều nói về học , hoạt động học. TOÁN (T3): HÌNH VUÔNG, HÌNH TRÒN ( Trang 7) I. Mục đích, yêu cầu: Giúp HS : - Nhận ra và nêu đúng tên của hình vuông, hình tròn. - Bước đầu nhận ra hình vuông, hình tròn từ các vật thật. - Học sinh làm bài tập 1,2,3 SGK II. Đồ dùng dạy học: - Các hình vuông, hình tròn bằng bìa, có kích thước khác nhau, màu sắc khác nhau. - Một số đồ vật có bề mặt là hình vuông, hình tròn. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ: - GV yêu cầu HS cầm số que tính ở tay trái ít hơn số que tính ở tay phải. - GV nhận xét. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Hôm nay, tiết toán các em sẽ học bài Hình vuông, hình tròn. - Ghi đầu bài lên bảng. 2. Giới thiệu hình vuông: - GV giơ lần lượt từng tấm bìa hình vuông cho HS xem, mỗi lần giơ 1 hình vuông đều nói: "Đây là hình vuông". - GV cho HS nhìn tấm bìa hình vuông và nhắc lại : "Hình vuông". - GV yêu cầu HS lấy từ hộp đồ dùng tất cả hình vuông đặt lên bàn. - HS thảo luận nhóm đôi nêu tên đồ vật có dạng hình vuông. 3. Giới thiệu hình tròn: - GV giới thiệu tương tự như giới thiệu hình vuông. 4. Thực hành: * Bài 1: GV nêu yêu cầu. - GV theo dõi HS tô và nhận xét. * Bài 2: GV nêu yêu cầu. - GV theo dõi HS tô và nhận xét. * Bài 3: GV nêu yêu cầu. - GV theo dõi HS tô và nhận xét. 4. Củng cố, dặn dò: - Trò chơi: "Ai nhanh, ai khéo". - GV đặt lên bàn 1 số đồ vật, mô hình có mặt hình vuông, hình tròn. - GV tổ chức 2 đội chơi, mỗi đội 5 HS - GV phát cho mỗi đội 2 chiếc giỏ (1 đựng vật hình vuông, 1 đựng vật hình tròn). - Yêu cầu HS về nhà tìm các vật có dạng hình vuông, hình tròn. - Bài sau: Hình tam giác. * Chuẩn bị: bảng con, bộ toán, hình tam giác - Tìm xem nhà mình đồ vật gì có hình tam giác. - Cả lớp theo dõi, nhận xét. - Cả lớp làm theo yêu cầu của GV. Bài mới: Hình vuông – Hình tròn. - HS quan sát. - Cá nhân, ĐT. - Từng HS giơ hình vuông và nói: "Hình vuông". - HS thảo luận, đại diện các nhóm nêu kết quả thảo luận: khăn mùi xoa có dạng hình vuông., ô cửa sổ, viên gạch lót nền nhà -Học sinh nhận biết hình tròn - Chọn hình tròn trong bộ toán đua lên và nêu tên - HS thực hiện - HS dùng bút chì màu tô màu các hình vuông. - HS dùng bút chì m
File đính kèm:
- GA Lop 1 Tuan 1 2014 2015.doc